TIN TỨC-SỰ KIỆN

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

Ngày đăng: 18 | 10 | 2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?

Lạm dụng hóa chất
Một trong những vấn đề nổi cộm trong ngành nông nghiệp chính là tình trạng lạm dụng hóa chất trong sản xuất cũng như bảo quản thịt, hoa quả. Vừa qua, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã phát hiện hóa chất Ethephon hay còn gọi là "thúc chín tố" đang bị lạm dụng để bảo quản thịt tại Thanh Hóa và một số địa phương khác. Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, đây là loại hóa chất không màu, không mùi, có nguồn gốc phốt pho giúp điều hòa sinh trưởng thực vật. Tuy nhiên, chất này nếu dính vào mắt sẽ gây kích ứng, xót mắt, đỏ mắt; còn nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây sưng tấy.
Không chỉ trong chế biến, bảo quản, việc lạm dụng hóc môn kích thích tăng trưởng vẫn diễn ra khá phổ biến ở mọi quy trình sản xuất, mặc dù đây là những chất đã bị cấm sử dụng do có thể gây rối loạn chức năng tim, phổi. Cụ thể, chất Clenbuterol vẫn được người chăn nuôi sử dụng trên gia cầm với mục đích kích thích gà, vịt đẻ 2 trứng/ngày; sử dụng trên heo, giúp tăng trọng nhanh.
Về hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, việc quản lý chất lượng các loại rau củ, trái cây và thuốc bảo vệ thực vật rất khó khăn, nhất là ở khu vực biên giới. Kết quả phân tích 118 mẫu rau, củ nhập khẩu từ 36 nước theo các con đường khác nhau cho thấy, 18 mẫu có tồn dư hóa chất. Rất may tất cả đều dưới ngưỡng cho phép. Tình trạng buôn bán thuốc giả, kém chất lượng vẫn khá phổ biến, nhất là tại các cửa khẩu, vùng biên giới. Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật chỉ tiến hành được 500 - 600 đợt thanh, kiểm tra, một con số quá khiêm tốn so với số lượng hơn 28.700 cửa hàng thuốc BVTV trên địa bàn cả nước. 
Trong tháng 9, Cục Thú y đã tiến hành đánh giá phân loại đối với 10 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu. Kết quả cho thấy, 70% số cơ sở được đánh giá vẫn còn lỗi vi phạm. Trong đó, chỉ có 3 cơ sở đạt loại A (tốt), 6 cơ sở đạt loại B (đạt nhưng vẫn còn vi phạm) và 1 cơ sở đạt loại C (vi phạm nặng).
Vì lợi nhuận, người người bất chấp các khuyến cáo của cơ quan chức năng, sản xuất nhiều mặt hàng không đảm bảo vệ sinh.
Do thiếu hướng dẫn?
Điều đáng nói là, mặc dù các quy chế, tiêu chuẩn về quản lý VSATTP gần như hoàn tất nhưng ngành chức vẫn chưa tìm ra điểm mấu chốt để tập trung giải quyết.
Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh thuốc thú y, tính đến nay, mới có các tỉnh Hà Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Phước và Bến Tre phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 14 đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn. Một số chi cục thú y đang gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do đến thời điểm này Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh vẫn chưa có văn bản phân công đơn vị chủ trì thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, phân loại.
Hiện vẫn còn 7 tỉnh, thành phố chưa thành lập được chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản là Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Quảng Nam và TP. Hồ Chí Minh, do đó, chưa phân cấp được nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động quản lý chất lượng nông sản.
Vấn đề đáng quan tâm khác là mặc dù Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực đã 3 tháng nay, song theo dự kiến, phải hết tháng 10, các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT mới hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Có thể nói, với tình trạng chậm trễ trong khâu hướng dẫn như hiện nay, việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn nông sản vẫn là một thách thức lớn. Do đó, thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát yêu cầu, phải kiên quyết xử lý những đối tượng, cơ sở vi phạm, truy xuất đến cùng vùng sản xuất bẩn. Mặc dù quá trình xử lý chắc chắn sẽ gặp phản ứng từ nhiều phía song vẫn phải làm bởi VSATTP liên quan đến sức khỏe hàng triệu dân.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/10/30685.html

NỘI DUNG KHÁC

Phải tổ chức lại chuỗi chăn nuôi

18-10-2011

Suốt trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn loay hoay với nỗi lo tăng- giảm giá trái ngược nhau, mà chưa tìm ra được một chiến lược phát triển ngành hợp lý.

Đừng để “fast food” thay cơm

17-10-2011

Duy trì thói quen ăn cơm đồng nghĩa với giữ gìn văn hoá dân tộc, theo đó, đất lúa không thể mất đi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Châu Á đối mặt với thách thức trong nông nghiệp

13-10-2011

Từ ngày 13 – 15/10, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á lần thứ 7. Hội nghị do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) phối hợp tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, nhà vận động phát triển và hoạch định chính sách, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

ASAE - Biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững

14-10-2011

Ngày 16-10 hàng năm được chọn làm ngày lương thực thế giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia. Trong khuôn khổ Hội nghị Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 đang diễn ra tại Việt Nam, một lần nữa các vấn đề về biến đổi khí hậu và phát triển nền nông nghiệp châu Á bền vững đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia.

Châu Á “nóng” chuyện đất đai, đảm bảo an ninh lương thực

13-10-2011

Châu Á đang hình thành và phát triển trở thành khu vực kinh tế mới của thế giới, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào những thành công và phát triển của châu lục. Tuy nhiên, châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Nông nghiệp châu Á hướng tới sự phát triển bền vững

13-10-2011

Sáng 13/10, Hội nghị Quốc tế Hiệp hội Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề "Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai".

Khai mạc Hội nghị các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á

13-10-2011

Hội nghị quốc tế Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 với chủ đề “Nền nông nghiệp và kinh tế học nông nghiệp Châu Á đối mặt với những thách thức vì sự phát triển bền vững trong tương lai” đã khai mạc sáng 13/10/2011 tại Hà Nội.

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở châu Á

13-10-2011

Hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, các nhà vận động phát triển, các nhà hoạch định chính sách đến từ 30 quốc gia và vùng lành thổ trên thế giới đã dự Hội nghị quốc tế các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á lần thứ 7 (ASAE) diễn ra tại Hà Nội trong 3 ngày 13 đến 15/10.

PGS.TS nguyễn Đình Long nhận Huân chương lao động hạng ba

11-10-2011

Hòa cùng với không khí chào mừng ngày giải phóng Thủ đô, Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp Phát triển nông thôn (IPSARD) đón nhận một tin vui khi đồng chí Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Đình Long – phó Viện trưởng IPSARD được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng III. Lễ trao tặng đã được tổ chức trọng thể tại hội trường Viện vào chiều 10/10/2011.

Hỗ trợ ngư dân bám biển

7-10-2011

Với ngư dân, mỗi lần ra biển vẫn là một lần đặt cược tính mạng trên đầu ngọn sóng. Thế nhưng, giờ đây họ đã không còn đơn độc, vì đằng sau họ là cả cộng đồng đang hướng về với những hành động thiết thực nhất.

Tăng lúa vụ 3: Bộ chỉ khuyến khích, không ép dân

7-10-2011

"Chủ trương của Bộ NNPTNT là khuyến khích, chứ không xui, không ép nông dân làm lúa vụ 3" - ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết.

Sẽ có ngành công nghiệp khoai lang?

7-10-2011

Tinh bột là nguyên liệu công nghiệp quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong hơn 10 ngành hàng thực phẩm, y dược, dệt may... Hơn 20 năm nay, thế giới ngày càng coi trọng công nghiệp chế biến tinh bột. Đến nay, công nghệ chế biến tinh bột ở các nước tiên tiến đã hướng tới sản xuất lớn.