TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hỗ trợ ngư dân bám biển

Ngày đăng: 07 | 10 | 2011

Với ngư dân, mỗi lần ra biển vẫn là một lần đặt cược tính mạng trên đầu ngọn sóng. Thế nhưng, giờ đây họ đã không còn đơn độc, vì đằng sau họ là cả cộng đồng đang hướng về với những hành động thiết thực nhất.

Được hỗ trợ, ngư dân các tỉnh miền Trung đã an tâm bám biển.
Kinh tế mũi nhọn
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam năm 2011, kinh tế biển Việt Nam hiện nay đã đạt hơn 10 tỷ USD/năm, đóng góp 47-48% GDP của cả nước. Trong đó, GDP của kinh tế “thuần biển” đạt 20-22% tổng GDP cả nước, tập trung chủ yếu ở khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải và du lịch biển. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 53-55% GDP của cả nước.
Theo nhận định của các chuyên gia, kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển được xem là một trong những giải pháp để thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Do đó, phát triển kinh tế biển mạnh theo đúng nghĩa đòi hỏi không chỉ giải quyết hoặc chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần, mà điều không kém phần quan trọng là giải quyết thấu đáo các vấn đề xã hội bức xúc của người lao động biển nói chung, đặc biệt là ngư dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngư dân vẫn luôn phải sống và làm việc trong môi trường khắc nghiệt và đầy rủi ro. Không chỉ là những hiểm nguy đến từ sự “đỏng đảnh” của thời tiết: Bão tố, dông lốc… mà còn là rủi ro có thể gặp “tàu lạ”, cướp biển trong mỗi chuyến hải trình.
Hỗ trợ ngư dân bám biển
Bên cạnh những chính sách vĩ mô đến từ Đảng, Chính phủ, và chính quyền địa phương, những năm gần đây, phong trào hỗ trợ ngư dân ngày càng được triển khai sâu rộng và lan tỏa tới từng doanh nghiệp, thậm chí từng người dân trên mọi miền Tổ quốc đều có những chương trình, hành động hướng tới ngư dân.
Minh chứng cho việc phong trào hỗ trợ ngư dân bám biển đã được triển khai sâu rộng tới từng người dân là từ nay, chỉ bằng 1 tin nhắn qua đầu số 1407, tất cả mọi người dân Việt Nam không phân biệt tuổi tác, thành phần đã có thể ủng hộ vào Quỹ "Tấm lưới nghĩa tình" hỗ trợ ngư dân bám biển. Nguồn kinh phí của chương trình sẽ hỗ trợ mua ngư lưới cụ, phương tiện, vay vốn ưu đãi... nhằm giúp ngư dân vừa phát triển kinh tế biển, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền tổ quốc trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Phong trào ủng hộ ngư dân trong các doanh nghiệp còn mạnh mẽ hơn. Nếu như các ngân hàng chọn cách hỗ trợ ngư dân bằng nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm phương tiện đánh bắt và sửa chữa tàu thuyền thì các doanh nghiệp viễn thông lại chọn việc phủ sóng biển đảo rộng khắp, nhằm giúp ngư dân luôn giữ liên lạc trên biển và với đất liền. Sau nhiều năm nghiên cứu và triển khai, đến nay Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã làm chủ được công nghệ phủ sóng xa tới 60-100km và sở hữu hạ tầng phát sóng phủ kín chiều dài hơn 3.200km bờ biển.
Giữa tháng 8, Viettel tung ra gói cước di động dành riêng cho người dân biển với nhiều tính năng đặc biệt cho các chuyến ra khơi: Cung cấp bản tin thời tiết biển miễn phí, nhắn tin khẩn cấp qua đầu số 1111, gọi nhóm 10 số di động Viettel tiết kiệm 50% chi phí…
Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đã sở hữu mạng lưới phủ sóng biển đảo với hơn 1.400 trạm thu phát sóng (BTS) dọc bờ biển và ngoài khơi.
Không chỉ cung cấp dịch vụ nghe, gọi và nhắn tin, ngay trên biển, ngư dân và những người đang ngày đêm làm việc trên biển có thể sử dụng dịch vụ GPRS qua sóng di động để truy cập Internet và đọc tin tức trong lúc rảnh rỗi. Nỗ lực hơn nữa vì người dân biển, giữa tháng 8, Viettel tung ra gói cước di động dành riêng cho người dân biển với nhiều tính năng đặc biệt cho các chuyến ra khơi: Cung cấp bản tin thời tiết biển miễn phí, nhắn tin khẩn cấp qua đầu số 1111, gọi nhóm 10 số di động Viettel tiết kiệm 50% chi phí… Gói cước Sea+ sau khi tung ra chỉ 1 tháng đã đạt được con số 100.000 thuê bao (bao gồm cả thuê bao kích hoạt mới và thuê bao chuyển đổi).
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/60669p1c34/ho-tro-ngu-dan-bam-bien.htm

NỘI DUNG KHÁC

Tăng lúa vụ 3: Bộ chỉ khuyến khích, không ép dân

7-10-2011

"Chủ trương của Bộ NNPTNT là khuyến khích, chứ không xui, không ép nông dân làm lúa vụ 3" - ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết.

Sẽ có ngành công nghiệp khoai lang?

7-10-2011

Tinh bột là nguyên liệu công nghiệp quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong hơn 10 ngành hàng thực phẩm, y dược, dệt may... Hơn 20 năm nay, thế giới ngày càng coi trọng công nghiệp chế biến tinh bột. Đến nay, công nghệ chế biến tinh bột ở các nước tiên tiến đã hướng tới sản xuất lớn.

Người chăn nuôi lỗ... phát hoảng

7-10-2011

Đầu tháng 8/2011, NNVN từng phản ánh người chăn nuôi lãi lớn vì giá thịt sốt điên sốt đảo. Vậy nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ hơn một tháng trở lại đây, thị trường thịt như bị “sặc nước” khi liên tục lao dốc không phanh. Nông dân thì ngơ ngác như từ thiên đường rơi xuống địa ngục.

Liên kết công - tư trong nông nghiệp: Nông dân lợi nhất

7-10-2011

Hội thảo Triển vọng liên kết công - tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp &PTNT phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây nhận định: Việc triển khai mởi rộng các liên kết công – tư theo từng ngành hàng đang được xem là một tín hiệu mừng để ngành nông nghiệp Việt Nam đi vào quỹ đạo chuyên nghiệp.

Cần chính sách tài chính cho cá tra

6-10-2011

Trao đổi với PV, ông Dương Ngọc Minh - Phó Chủ tịch Vasep cho rằng, tình hình khan hiếm cá tra nguyên liệu đang ngày càng trở nên trầm trọng và để hóa giải khó khăn này thì DN và nông dân cần có những cái bắt tay thân thiện với nhau.

Thực phẩm biến đổi gene, lợi ít hại nhiều

6-10-2011

Theo nhiều chuyên gia, nếu trồng đại trà thực phẩm biến đổi gene thì một số lợi ích kinh tế có thể bị nguy hại, như người nông dân bị ép giá do lệ thuộc vào các công ty cung ứng giống, môi trường nông nghiệp bị biến đổi...

Thành lập Qũy hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển

6-10-2011

Ngày 5/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghề cá Việt Nam (Tổng cục Thủy sản) tổ chức họp báo giới thiệu về thành lập “Quỹ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển” nhằm hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm dịch vụ hậu cần trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản.

Chưa coi trọng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản: Mất sân chơi, bài học nhãn tiền

6-10-2011

Khi doanh nghiệp, người dân còn thờ ơ với bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như hiện nay thì thời gian tới sẽ còn nhiều nhãn hiệu nông sản Việt Nam rơi vào tay các công ty nước ngoài như số phận của nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Nông dân lao đao vì sắn

6-10-2011

Giá mì (sắn) lên cao ngất ngưởng trong năm trước đã khiến hàng nghìn nông dân Phú Yên, Quảng Ngãi đua nhau mở rộng diện tích. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, trong khi việc tiêu thụ khó khăn khiến người trồng sắn lao đao.

Nông dân khốn đốn bởi lúa vụ 3

6-10-2011

Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của ngành nông nghiệp khi khuyến khích nông dân xuống lúa vụ 3 vào đúng thời điểm có lũ.

Đề nghị ngân hàng hỗ trợ dân mua máy móc

6-10-2011

Trước bức xúc của nhiều nông dân, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch về việc họ vẫn chưa được hỗ trợ vốn vay theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp.

Bộ NNPTNT hợp tác với 12 tập đoàn

6-10-2011

Để giúp các mặt hàng nông sản đi vào sản xuất hàng hóa lớn, Bộ NN&PTNT đã liên kết với 12 tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài.