TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần chính sách tài chính cho cá tra

Ngày đăng: 06 | 10 | 2011

Trao đổi với PV, ông Dương Ngọc Minh - Phó Chủ tịch Vasep cho rằng, tình hình khan hiếm cá tra nguyên liệu đang ngày càng trở nên trầm trọng và để hóa giải khó khăn này thì DN và nông dân cần có những cái bắt tay thân thiện với nhau.

Ông Minh cho biết, nguồn cung cá tra cho các DN xuất khẩu hiện nay chỉ còn ở các nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra tự nuôi, các Cty xuất khẩu bỏ tiền đầu tư cho nông dân nuôi gia công, các hộ nuôi lớn đã gắn bó với nghề nhiều năm.
- Được biết, do tình hình thiếu cá tra nguyên liệu trầm trọng, nhiều nhà xuất khẩu đã phải từ chối đơn đặt hàng do không còn cá để bán, thưa ông?
Hiện các nhà nhập khẩu cá tra VN tại hai thị trường lớn EU và Mỹ đang đổ xô tìm nguồn cung cấp cá tra để chuẩn bị cho dịp Giáng sinh và năm mới sắp tới, và họ sẵn sàng chào mua với giá cao hơn 20% so với hồi mùa hè.
Tháng trước, các đại lý không thu mua cá tra với mức giá đã thỏa thuận từ trước và ép người nuôi giảm giá. Nhằm gỡ lại vốn, người nuôi vẫn phải thu hoạch cá đúng hạn để bán nhưng không tiếp tục thả nuôi. Việc người nuôi cá tra chấp nhận bỏ nuôi còn hơn chịu bán lỗ là điều không nằm ngoài dự đoán, nhất là khi chi phí nuôi cá ngày càng tốn kém.
Thậm chí cả khi người thu mua thay đổi thái độ và chấp nhận mua cá với giá cao hơn thì người nuôi cũng không kịp sản xuất cá đáp ứng nhu cầu trong dịp Giáng sinh tới. Cá tra tuy là loài lớn nhanh nhưng phải mất đến 6 tháng để cá đạt khối lượng chuẩn 1,5 kg.
Tóm lại, không chỉ riêng nhà chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất mà nhà nhập khẩu cũng buộc phải tìm nguồn cá thịt trắng thay thế.
- Vậy, tình hình này sẽ tiếp tục diễn biến thế nào từ giờ đến cuối năm, thưa ông?
Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu biến động từng ngày, mặc dù dự báo thiếu cá tra nguyên liệu vào những tháng cuối năm khi nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng đã được nói đến khá nhiều nhưng vẫn không tránh khỏi. Dự báo trong quý 4/2011, sản lượng cá thiếu 50% so với những tháng trước, nhưng tình hình đã xuất hiện ngay trong tháng 9.
Nhìn diễn biến tình hình sản xuất trong năm 2011 sẽ thấy nguồn cá nguyên liệu trong năm 2012 rất khó khăn.
Với tình hình cá nguyên liệu căng thẳng như hiện nay, sẽ không có đủ nguồn cá cho các đơn hàng trong dịp Noel và năm mới và hàng xuất khẩu cho các đơn hàng mới là hàng tồn. Nếu DN nào lỡ ký hợp đồng giá thấp thì phải chịu lỗ nặng vì giá đầu vào hiện nay 3,1 USD/ kg. Trước hoàn cảnh này, Vasep đang đánh giá lại nguồn nguyên liệu. Rõ ràng nhìn diễn biến tình hình sản xuất trong năm 2011 sẽ thấy nguồn cá nguyên liệu trong năm 2012 rất khó khăn.
- Bài toán thiếu cá tra nguyên liệu không thể khắc phục một sớm một chiều. Vậy, để hóa giải vấn đề này, dưới góc độ nhà quản lý ông có đề xuất giải pháp gì?
Nếu chúng ta không sớm khắc phục tình hình này thì tôi cho rằng, cá nguyên liệu không chỉ thiếu trong năm 2012 mà còn lấn sang 2013. Vì sản xuất nguyên liệu không chỉ phụ thuộc vào đầu tư tài chính mà còn phụ thuộc lớn vào chất lượng con giống. Có được nguồn giống tốt sẽ giảm lượng cá hao hụt và cho kết quả nuôi tốt. Chất lượng con giống năm 2011 hao hụt trên 50% được thể hiện qua kết quả của vùng nuôi và đưa đến sản lượng cá nguyên liệu trong năm 2012 cũng sẽ tiếp tục thiếu. Trong khi đó, chất lượng con giống là thuộc quản lý của nhà nước và của các viện nuôi trồng thủy sản. Muốn giải quyết căn cơ, thì các trại giống, trung tâm giống của tỉnh, các viện nghiên cứu phải cung ứng cá giống chất lượng kịp thời cho nông dân. Ngoài ra, các hộ nuôi lớn cũng phải tự lập ra những trại giống riêng cho mình.
Ngoài ra, nông dân cũng phải liên kết với DN để có đầu ra ổn định. Hiện nay, các DN đều có vùng nuôi riêng nên việc tiêu thụ của nông dân là rất khó, chỉ khi nào DN tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu của họ hoặc vùng nuôi liên kết rồi mới đi mua của nông dân. Do vậy, nông dân phải có liên kết với DN, đó là những cái bắt tay thân thiện để đưa ngành nguyên liệu cá tra VN phát triển bền vững.
- Còn về phía DN, thưa ông?
DN phải chủ động nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu của đơn vị mình. Ngoài ra, DN cũng phải dựa vào chính sách tài chính, nhưng cái khó hiện nay là chúng ta chưa có chính sách tài chính cho cá tra nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Đơn cử tại An Giang, dự kiến sản xuất 200.000 tấn cá/năm nhưng ngân hàng nào sẽ cam kết rót vốn cho DN. Vì vậy, song song với kế hoạch sản xuất phải đi đôi với kế hoạch tài chính.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
 

NỘI DUNG KHÁC

Thực phẩm biến đổi gene, lợi ít hại nhiều

6-10-2011

Theo nhiều chuyên gia, nếu trồng đại trà thực phẩm biến đổi gene thì một số lợi ích kinh tế có thể bị nguy hại, như người nông dân bị ép giá do lệ thuộc vào các công ty cung ứng giống, môi trường nông nghiệp bị biến đổi...

Thành lập Qũy hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển

6-10-2011

Ngày 5/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghề cá Việt Nam (Tổng cục Thủy sản) tổ chức họp báo giới thiệu về thành lập “Quỹ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển” nhằm hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm dịch vụ hậu cần trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản.

Chưa coi trọng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản: Mất sân chơi, bài học nhãn tiền

6-10-2011

Khi doanh nghiệp, người dân còn thờ ơ với bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như hiện nay thì thời gian tới sẽ còn nhiều nhãn hiệu nông sản Việt Nam rơi vào tay các công ty nước ngoài như số phận của nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Nông dân lao đao vì sắn

6-10-2011

Giá mì (sắn) lên cao ngất ngưởng trong năm trước đã khiến hàng nghìn nông dân Phú Yên, Quảng Ngãi đua nhau mở rộng diện tích. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, trong khi việc tiêu thụ khó khăn khiến người trồng sắn lao đao.

Nông dân khốn đốn bởi lúa vụ 3

6-10-2011

Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của ngành nông nghiệp khi khuyến khích nông dân xuống lúa vụ 3 vào đúng thời điểm có lũ.

Đề nghị ngân hàng hỗ trợ dân mua máy móc

6-10-2011

Trước bức xúc của nhiều nông dân, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch về việc họ vẫn chưa được hỗ trợ vốn vay theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp.

Bộ NNPTNT hợp tác với 12 tập đoàn

6-10-2011

Để giúp các mặt hàng nông sản đi vào sản xuất hàng hóa lớn, Bộ NN&PTNT đã liên kết với 12 tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài.

Báo động đầu tư vào nông nghiệp liên tục giảm

6-10-2011

Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho nông nghiệp đã giảm từ 8% (trong năm 2001) xuống còn dưới 1% tổng nguồn vốn mà Việt Nam thu hút hằng năm. Và nếu so sánh với những giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp trong những năm qua thì đây là một con số đáng báo động.

Hình thành xu hướng mới trong đầu tư nông nghiệp

6-10-2011

Hầu hết các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp…có mặt tại hội thảo "Triển vọng liên kết công tư trong nông nghiệp Việt Nam", do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/10 đều cho rằng, để hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần được "trao quyền" nhiều hơn.

Gần 100 triệu USD phát triển lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1759 về việc đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cây trồng biến đổi gene và tương lai ở Việt Nam

5-10-2011

Các nhà khoa học hôm nay bắt đầu thảo luận về tương lai trồng đại trà thực vật biến đổi gene ở Việt Nam, cũng như các tác động tốt và xấu của nó tới đời sống, kinh tế và sức khỏe con người.

Ba bộ có ý kiến trái chiều về thuế xuất khẩu cao su

5-10-2011

Phương án đánh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cao su của Bộ Tài chính đang xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược từ các đơn vị được tham gia đóng góp cho dự thảo.