TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ba bộ có ý kiến trái chiều về thuế xuất khẩu cao su

Ngày đăng: 05 | 10 | 2011

Phương án đánh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cao su của Bộ Tài chính đang xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược từ các đơn vị được tham gia đóng góp cho dự thảo.

Cuối tháng 7, Bộ Tài chính có văn bản gửi các đơn vị có liên quan xin ý kiến đóng góp cho dự thảo đánh thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng cao su. 7 trong số 15 đơn vị lấy ý kiến đã gửi văn bản đóng góp với nhiều quan điểm trái ngược.
Cao su xuất khẩu có thể bị đánh thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề nghị áp thuế 5% đối với mủ cao su, cao su tự nhiên thuộc nhóm 4001 và cao su tổng hợp thuộc nhóm 4002. Riêng 2 loại cao su tái sinh (nhóm 4003) và cao su hỗn hợp (nhóm 4005), Bộ Tài chính đề nghị không thu thuế xuất khẩu với lý do các sản phẩm này trong nước sử dụng rất ít.
Đóng góp cho dự thảo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Luật thuế Xuất nhập khẩu năm 2005, Nghị quyết của Quốc hội cùng các văn bản đi kèm đều quy định mức thuế 0-20% chỉ áp dụng đối với nhóm cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két và các sản phẩm tương tự ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá, dải thuộc mã 4001. Vì vậy việc áp dụng thuế 5% đối với cao su tổng hợp thuộc mã 4002 là chưa phù hợp. Đối với nhóm 4001, cơ quan này nhất trí với đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính nhưng mức thuế cần hợp lý.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương có quan điểm ngược lại. Cơ quan này nhất trí với Bộ Tài chính nên quy định thuế xuất khẩu đối với cao su tổng hợp thuộc mã 4002 ở mức 5%. Còn đối với cao su tự nhiên thuộc nhóm 4001, Bộ Công Thương đề nghị trước mắt chưa thu thuế để tránh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này.
Bác lại cả 2 quan điểm trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra dẫn chứng về quy hoạch phát triển ngành này đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Bộ Nông thôn cho biết chủ trương của Chính phủ xác định chỉ tiêu phát triển đến năm 2015, diện tích cao su đạt 800.000 ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn. Đi kèm với kế hoạch này là các chính sách ưu đãi, trong đó có việc không thu thuế xuất khẩu.
Hiện nay, mủ cao su sơ chế của VN sản xuất ra chủ yếu vẫn để xuất khẩu, các nhà máy chế biến trong nước mới tiêu thụ khoảng 18%. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị không thu thuế đối với cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp thuộc 2 mã 4001 và 4002.
Về phía Tổng công ty Cao su VN - đơn vị chiếm 40% diện tích và sản lượng của cả nước cũng cho rằng chưa thu thuế đối với cao su và mủ cao su tự nhiên thuộc nhóm 4001 nhưng có thể áp thuế 5% đối với mặt hàng cao su tổng hợp thuộc nhóm 4002 và mức 3% áp dụng đối với cao su hỗn hợp thuộc nhóm 4005.
Hai đơn vị là Hiệp hội Cao su Việt Nam và UBND tỉnh Đăk Lăk - nơi tập trung diện tích cao su lớn cũng có những quan điểm khác. Riêng UBND tỉnh Thanh Hóa là đồng tình với dự thảo thuế của Bộ Tài chính.
Trước các ý kiến trái ngược này, Bộ Tài chính đang xây dựng biểu thuế xuất mới với mức dự kiến 3% áp dụng đối với cao su thiên nhiên thuộc nhóm 4001 và cao su hỗn hợp thuộc nhóm 4005. Mức 5% áp dụng đối với cao su tổng hợp thuộc nhóm 4002. Các phương án này tiếp tục được gửi tới các đơn vị liên quan để lấy ý kiến.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, lượng cao su xuất khẩu tăng mạnh và đạt 80.000 tấn, trị giá 340 triệu USD. Tính đến hết 7 tháng, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước ước đạt 369.000 tấn, tăng 11,5% so với cùng thời điểm năm ngoái, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 77% so với năm 2010.
Hiện Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu cao su chính của Việt Nam trong 7 tháng qua với 223.000 tấn, chiếm 60,5% lượng cao su của cả nước. Các thị trường còn lại thuộc về EU với 33.000 tấn, Malaysia 28.000 tấn, Hàn Quốc 17.000 tấn và Đài Loan 11.800 tấn.
Theo VnExpress

NỘI DUNG KHÁC

Diễn biến trầm lắng trên thị trường gạo thế giới

5-10-2011

Thị trường gạo thế giới trầm lắng trước thời điểm Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua gạo. Indonesia - Ấn Độ chưa đưa ra quyết định cụ thể về chương trình gạo – dầu cọ.

Bổ sung 30 triệu USD vốn cho dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành Lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chia sẻ trách nhiệm trong bảo hiểm nông nghiệp

5-10-2011

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.

"Vỡ mộng" khu công nghiệp

5-10-2011

Theo thống kê, cả nước hiện có 260 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 71.400ha. Tuy nhiên, nhiều KCN đang bị bỏ hoang, trong khi người dân mất đất sản xuất, không có việc làm… Đó là hệ quả của việc đầu tư, xây dựng theo phong trào, thiếu tính toán nhu cầu sử dụng thực tế.

Tổng quan nhanh toàn cầu của Oryza

3-10-2011

Ấn Độ thăm Indonesian vào tuần tới để bàn về “hàng triệu tấn” gạo của Ấn Độ tới dầu cọ của Indonesian. Tương lai tiếp theo của gạo Chicago? Điều gì xảy ra với nhu cầu gạo của Venezuela sau phát biểu của Tổng thống Chavez và “sự khiêm tốn” của người Việt.

Đòi chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

5-10-2011

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo Cục Xúc tiến Thương mại nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hỗ trợ giải quyết vụ việc Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký và bảo hộ tại Trung Quốc.

Cánh đồng mẫu lớn - nông dân là trung tâm

5-10-2011

Cánh đồng mẫu lớn là tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân.

Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

4-10-2011

Nông nghiệp, nông thôn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là dịch vụ (hàng hoá) công. Được triển khai từ năm 1982, nhưng nhìn chung, kết quả bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam rất hạn chế.

Các địa phương nghiên cứu thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

4-10-2011

Thực hiện chủ trương cải tạo cơ cấu giống lúa, đến nay nhiều địa phương trên cả nước đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa chất lượng tốt, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, từng địa phương trên cả nước.

Sản xuất và xuất khẩu: Khó khăn đeo bám trên chặng về "đích"

4-10-2011

Mặc dù đã có được những điểm tựa khá vững chắc trong 9 tháng qua nhưng ngành công thương sẽ tiếp tục phải “gánh” một loạt nhiệm vụ nặng nề trên chặng nước rút quý IV nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao về tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại giao ban trực tuyến sản xuất, kinh doanh của Bộ này trong ngày 3/10.

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi: Tìm giải pháp từ lĩnh vực SX thức ăn

4-10-2011

Sau những biến động chưa từng có trên thị trường thực phẩm của nước ta thời gian qua, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, các nhà quản lý mới bày tỏ sự trăn trở trước những bất cập của ngành chăn nuôi, trong đó có lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Bán nông sản sang Trung Quốc: Nhà nông tù mù đối tác

3-10-2011

Thông tin về thị trường Trung Quốc cần mặt hàng gì, thời gian nào...rất hiếm xuất hiện trong các báo cáo, dự báo hàng tháng, quí hay năm của ngành nông nghiệp và công thương.