TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi: Tìm giải pháp từ lĩnh vực SX thức ăn

Ngày đăng: 04 | 10 | 2011

Sau những biến động chưa từng có trên thị trường thực phẩm của nước ta thời gian qua, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, các nhà quản lý mới bày tỏ sự trăn trở trước những bất cập của ngành chăn nuôi, trong đó có lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Làm khó ngành chăn nuôi?
Kể từ khi Chính phủ có Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 bổ sung TĂCN vào danh mục hàng hóa bình ổn giá và giao cho 10 doanh nghiệp sản xuất TĂCN làm nhiệm vụ này thì tính đến tháng 4/2011, giá TĂCN đã tăng 22 lần. Chỉ tính từ đầu năm 2011 tới tháng 5/2011, đã có không dưới 5 lần các công ty sản xuất TĂCN điều chỉnh giá bán với mức tăng bình quân 300 đồng/kg nhưng chủ doanh nghiệp vẫn kêu tăng thế là quá thấp so với chi phí bỏ ra.
Cần phát triển vùng chuyên canh ngô để chủ động nguyên liệu chế biến TĂCN.
Hiện, cả nước có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TĂCN, trong đó có 225 nhà máy chế biến TĂCN gia súc, gia cầm và 89 nhà máy chế biến TĂCN thủy sản. Điều đặc biệt là hầu hết các tập đoàn sản xuất TĂCN mạnh trên thế giới như CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)…, đều đã có mặt ở Việt Nam và nắm giữ tới 65-70% thị phần. Điều này chứng tỏ sức thu hút và tiềm năng phát triển của ngành này ở nước ta. Thực tế, sản lượng TĂCN công nghiệp năm 2010 đạt 11 triệu tấn, tăng 11,11% so với năm 2009. Năm 2011, tuy sức tiêu thụ của mặt hàng này có giảm sút do sự khôi phục chậm của đàn gia súc, gia cầm trong 7 tháng đầu năm nhưng sản lượng TĂCN công nghiệp quy đổi vẫn ước đạt 11,5 triệu tấn, tăng 9,5% so với năm 2010.
Tại sao trong khi ngành chăn nuôi có lúc gặp khốn đốn, nông dân thi nhau bỏ trống chuồng thì ngành sản xuất TĂCN vẫn tăng trưởng? Một trong những lý do được đưa ra cho sự khốn khó của ngành chăn nuôi thời gian qua là giá TĂCN liên tục tăng, làm đội vốn đầu vào, thực tế là chi phí cho TĂCN chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, làm người chăn nuôi, thậm chí cả những trang trại lớn khó trụ vững. Vậy ngành sản xuất, chế biến TĂCN đang làm khó nông dân, doanh nghiệp?
Về nguồn cung, nổi bật nhất là sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, có tới 60% nguyên liệu sản xuất TĂCN phải nhập khẩu, thậm chí lúa mì phải nhập tới 90-95%; vitamin, chất khoáng, chất tạo mùi... nhập 100%. Ngay cả loại nguyên liệu dễ trồng nhất là ngô thì Việt Nam cũng phải nhập tới 50%. Sự lệ thuộc này là nguyên nhân chính của những lần tăng giá TĂCN trong nước.
Một nghịch lý là, nước ta tuy có nhiều thế mạnh để phát triển các vùng chuyên canh ngô, khoai, sắn, đậu tương,… (những nguyên liệu chính để chế biến TĂCN) thì lại được bán với giá rẻ để tiêu dùng trong nước, còn doanh nghiệp vẫn phải nhập từ nước ngoài do chất lượng nông sản nội chưa đảm bảo yêu cầu chế biến (quá trình thu hoạch và bảo quản của nông dân chưa tốt).
Điều đáng lo ngại là, tình trạng TĂCN kém chất lượng vẫn được bày bán tràn lan ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện tượng "rút ruột" sản phẩm, chất lượng không đúng như tiêu chuẩn công bố vẫn phổ biến; sử dụng chất cấm trong TĂCN vẫn xảy ra. Việc kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp vi phạm chưa được tiến hành thường xuyên, mức xử phạt hành chính cao nhất chỉ là 40 triệu đồng, chưa đủ sức răn đe nên người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng bị thiệt thòi, thậm chí còn làm người chăn nuôi lỗ lớn. Từ đó kéo sụt tốc độ tăng đàn và điều này tác động vào thị trường tiêu thụ của ngành sản xuất TĂCN.
Về nguồn cầu, dựa vào sự phát triển của chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trong nước mà ngành sản xuất TĂCN dự báo về mức cung - cầu sản phẩm, từ đó lập kế hoạch phát triển, sản xuất. Song cơ sở chính này lại ít bền vững, khó dự đoán do ngành chăn nuôi còn manh mún, tự phát, công tác kiểm soát dịch bệnh chưa cao...
Như vậy, ngành sản xuất, kinh doanh TĂCN chỉ phát triển ổn định nếu ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Chính sự phát triển chưa ổn định của chăn nuôi, sự yếu kém của nguồn nguyên liệu trong nước đã làm ngành TĂCN bị động. Vấn đề gốc là ổn định phát triển chăn nuôi và vùng nguyên liệu trong nước, sự hỗ trợ thỏa đáng đối với nguyên liệu nhập khẩu lại chưa được các cấp, ngành đề cập sâu sắc, giải quyết hiệu quả.
Tháo gỡ khó khăn
Để khắc phục những khó khăn trên, thiết nghĩ, phía cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm triển khai công tác quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu TĂCN đồng bộ với quy hoạch phát triển chăn nuôi lâu dài, ổn định và quy hoạch sản xuất TĂCN để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp sản xuất TĂCN. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để phát triển vùng nguyên liệu trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến TĂCN tại các vùng có nguồn nguyên liệu lớn và tiềm năng phát triển chăn nuôi lâu dài như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Bắc Bộ; khuyến khích sử dụng tiến bộ giống, kỹ thuật trong trồng, thu hoạch, sau thu hoạch đối với nguyên liệu sản xuất TĂCN.
Cơ quan chuyên ngành cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định quản lý Nhà nước đối với thị trường TĂCN phù hợp với tình hình thực tế, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia. Đồng thời phải tăng cường khả năng dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực để các doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhập khẩu. Chú trọng công tác quản lý chất lượng TĂCN, công khai các doanh nghiệp vi phạm và có biện pháp ứng xử phù hợp để bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi.
Để bình ổn giá TĂCN, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ lãi suất vay ngoại tệ cho doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng thường xuyên phải nhập với số lượng lớn như lúa mì.
Cần có sự thay đổi nhận thức về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TĂCN trong việc chung tay phát triển ngành chăn nuôi, bảo vệ lợi ích và chia sẻ rủi ro cho người chăn nuôi.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/10/30544.html

NỘI DUNG KHÁC

Bán nông sản sang Trung Quốc: Nhà nông tù mù đối tác

3-10-2011

Thông tin về thị trường Trung Quốc cần mặt hàng gì, thời gian nào...rất hiếm xuất hiện trong các báo cáo, dự báo hàng tháng, quí hay năm của ngành nông nghiệp và công thương.

Mô hình "ruộng lúa bờ hoa"

3-10-2011

Mô hình canh tác "Quản lý dịch hại tổng hợp trên ruộng lúa bằng công nghệ sinh thái" ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), được nông dân gọi là "ruộng lúa bờ hoa".

Khai thông vốn FDI vào nông nghiệp

3-10-2011

Năm dự án đầu tư nâng cao chất lượng chè, cà phê, khoai tây, thủy sản và ngô biến đổi gen đã chính thức được triển khai với sự tham gia của các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) quy mô lớn theo mô hình hợp tác công - tư (PPP).

Cần khoanh định rõ diện tích trồng lúa, quy định trách nhiệm rõ ràng

3-10-2011

Chiều ngày 29/9, tiếp tục phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia.

Chính sách cho người trồng rừng

3-10-2011

Theo ông Mạc Mạnh Đang – GĐ Cty Lâm nghiệp Đoan Hùng thì một trong những yếu tố đầu tiên các tổ chức quốc tế đặt ra khi xem xét cấp chứng chỉ rừng trồng đó là “Quyền sử dụng đất”.

Mỹ, Đức tìm cơ hội hợp tác nông nghiệp tại VN

3-10-2011

Hai Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ và Đức đã sang VN để quảng bá thực phẩm và tìm cơ hội hợp tác nông nghiệp với VN tại triển lãm quốc tế Food & Hotel 2011 Việt Nam, khai mạc hôm 28/9 tại TPHCM.

Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

3-10-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đầu tháng 10/2011, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra tại một số địa phương trọng điểm vào tuần đầu tháng 10/2011.

Tháng 9: Nhiều loại sâu bệnh trên lúa giảm so với cùng kỳ năm 2010

3-10-2011

Theo báo cáo tháng 9 của Cục Bảo vệ thực vật, so với cùng kỳ năm 2010, tình hình sâu bệnh trên vụ lúa năm nay giảm khá nhiều. Đây là tín hiệu mừng báo hiệu một vụ lúa cho năng suất cao. Tuy nhiên, sâu bệnh phát triển phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết nên các địa phương vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp để phòng, trừ sâu bệnh.

Thêm một người Việt đoạt giải Eureka

3-10-2011

Tiến sĩ Chu Hoàng Long, giảng viên Trường Kinh tế và Quản trị Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), cùng các cộng sự đã xuất sắc giành được giải thưởng danh giá nhất trong nghiên cứu khoa học tại Australia, giải Eureka, với công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn nước vào đầu tháng 9 vừa qua.

Nông nghiệp bảo tồn cứu nguy thế giới

3-10-2011

Nông nghiệp bảo tồn (CA) là một trong những giải pháp được nêu ra trong cuộc họp của hơn 500 nhà khoa học trên thế giới tại Australia ngày 26.9 vừa qua để tìm phương cách nuôi sống số dân đang ngày càng đông đúc.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp từ 1.10: Chờ sự đóng góp của doanh nghiệp

3-10-2011

Kể từ 1.10, việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) chính thức được triển khai trên 20 tỉnh, thành phố cả nước theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ.

Sẽ triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa trong tháng 10

3-10-2011

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.