TIN TỨC-SỰ KIỆN

Mô hình "ruộng lúa bờ hoa"

Ngày đăng: 03 | 10 | 2011

Mô hình canh tác "Quản lý dịch hại tổng hợp trên ruộng lúa bằng công nghệ sinh thái" ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), được nông dân gọi là "ruộng lúa bờ hoa".

Trên ruộng lúa, bà con trồng nhiều loại hoa ven bờ để dẫn dụ côn trùng có ích hút mật, sinh sản, gia tăng quần thể thiên địch, góp phần chống sâu rầy bảo vệ lúa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đang được ngành nông nghiệp nhiều địa phương để ý, nhân rộng...
Mô hình do chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) triển khai thí điểm đầu tiên ở huyện Cai Lậy và Cái Bè (Tiền Giang) từ vụ đông xuân 2009-2010 với cái tên là chương trình "Quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa bằng công nghệ sinh thái". Nông dân trong vùng được hướng dẫn trồng nhiều loại hoa chung quanh khu ruộng. Kết quả, tính trên mỗi ha tiết kiệm được đến 500 nghìn đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật và công phun. Sau Tiền Giang, tỉnh thứ hai thực hiện là An Giang trong ba vụ liên tiếp, kết hợp áp dụng biện pháp "1 phải 5 giảm và quy trình GlobalGAP". Kết quả cho thấy, ruộng lúa gần như không phải phun thuốc trừ sâu, rầy mà vẫn đạt năng suất hơn 6 tấn/ha ở vụ hè thu và thu đông, còn vụ đông xuân lên đến hơn bảy tấn/ha, tăng gần một tấn/ha so canh tác bình thường.
Qua phản ánh của những nông dân thực hiện mô hình, thì khi trồng những cây ra hoa mầu trắng và mầu vàng thường có nhiều phấn, sẽ càng thu hút nhiều thiên địch đến tiến công các loài sâu hại nên không phải phun thuốc như lối canh tác thông thường. Còn các cán bộ kỹ thuật địa phương thì đánh giá mô hình "ruộng lúa bờ hoa" mang lại hiệu quả rất lớn, vì nó dẫn dụ thiên địch tìm đến và hầu hết các loại thiên địch đều ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá và kể cả nhện gié. Ðặc biệt, những thiên địch như nhện, bọ rùa... bắt sâu cuốn lá, rầy và tất cả các loài sâu hại khác rất giỏi nên ruộng không cần phun thuốc trừ sâu rầy mà hầu như không xảy ra dịch bệnh gì. Áp dụng mô hình này sẽ giúp giảm  ô nhiễm môi trường, tạo được cân bằng sinh thái trên đồng ruộng và còn giúp nông dân bảo vệ sức khỏe, nâng cao trình độ kỹ thuật, nhất là trong quản lý dịch hại trên ruộng lúa. Ðây là một mô hình mới rất có triển vọng, phù hợp với việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Qua các mô hình đã thực nghiệm thành công, có thể nhận thấy: Ðể thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo công nghệ sinh thái cần thiết kế thửa ruộng có bờ cao, rộng hợp lý, nhất là không bị ngập úng hay mặt bờ quá hẹp. Còn về giống các loài hoa được khuyến cáo trồng trên bờ để vừa có tác dụng thu hút, nhân nuôi tốt các loài côn trùng có ích, nhất là loài ong ký sinh, thì bao gồm nhiều loại như: hoa sao nhái, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa quỳ, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp, đậu xanh... Những loài hoa này nên trồng trước khi sạ lúa, tốt nhất là khoảng một tháng để thu hút các loài côn trùng có ích trước khi cây lúa cần bảo vệ.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, trồng hoa trên bờ ruộng sẽ hấp dẫn ong ký sinh sâu hại lúa đến hút mật và phấn hoa, sau đó chúng bay trở lại ruộng tìm sâu hại để đẻ trứng. Tuy trên ruộng lúa, sâu rầy vẫn có, nhưng thiên địch sẽ nhiều hơn, giúp tiêu diệt sâu rầy làm giảm mật số gây hại, bảo vệ sản xuất và tạo sinh cảnh đẹp. Nhờ vậy mà tạo được sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng, giúp nông dân không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, trừ khi nào thật cấp thiết mới phải sử dụng, nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật". Chương trình này nhằm vào hai mục tiêu chính là: tăng hệ thực vật có hoa trên bờ ruộng và ngừng sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu của cây lúa. Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ sinh thái ruộng lúa và giúp nông dân giảm thuốc trừ sâu. Còn lãnh đạo địa phương thì cho rằng mô hình "ruộng lúa bờ hoa"  sẽ tạo ra bước đột phá cho chương trình kiến thiết lại đồng ruộng theo hướng phát triển cộng đồng để đạt mục tiêu lâu dài như: nông dân cùng tổ chức làm việc theo cộng đồng, cùng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường... Trong bối cảnh sử dụng thuốc BVTV tràn lan trong nông nghiệp thì Chương trình "Ruộng lúa bờ hoa" đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng thuốc hóa học là rất hạn chế, chỉ khi thật cần thiết và phải tuân thủ nguyên tắc "bốn đúng", mà ưu tiên lợi dụng thiên địch để quản lý rầy nâu, giữ sự cân bằng sinh thái trên ruộng lúa.
Mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái "ruộng lúa bờ hoa" trên cây lúa thành công đã mở ra triển vọng mới và vững chắc cho sản xuất lúa gạo sạch ở ÐBSCL đạt hiệu quả và phát triển bền vững. Ðồng thời, giúp bà con nông dân trồng lúa giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống tốt hơn. Nông dân các vùng trồng lúa - cá đồng, lúa - tôm trong vùng bán đảo Cà Mau và ven biển Miền Tây nên tìm hiểu, học tập nhân rộng, nhất là ở những nơi có bờ bao khuôn hộ cao rộng đủ điều kiện.
Theo Nhân dân

Nguồn: http://nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/mo-hinh-ru-ng-lua-b-hoa-1.314515#AQgwO5mkhluf

NỘI DUNG KHÁC

Khai thông vốn FDI vào nông nghiệp

3-10-2011

Năm dự án đầu tư nâng cao chất lượng chè, cà phê, khoai tây, thủy sản và ngô biến đổi gen đã chính thức được triển khai với sự tham gia của các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) quy mô lớn theo mô hình hợp tác công - tư (PPP).

Cần khoanh định rõ diện tích trồng lúa, quy định trách nhiệm rõ ràng

3-10-2011

Chiều ngày 29/9, tiếp tục phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia.

Chính sách cho người trồng rừng

3-10-2011

Theo ông Mạc Mạnh Đang – GĐ Cty Lâm nghiệp Đoan Hùng thì một trong những yếu tố đầu tiên các tổ chức quốc tế đặt ra khi xem xét cấp chứng chỉ rừng trồng đó là “Quyền sử dụng đất”.

Mỹ, Đức tìm cơ hội hợp tác nông nghiệp tại VN

3-10-2011

Hai Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ và Đức đã sang VN để quảng bá thực phẩm và tìm cơ hội hợp tác nông nghiệp với VN tại triển lãm quốc tế Food & Hotel 2011 Việt Nam, khai mạc hôm 28/9 tại TPHCM.

Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

3-10-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đầu tháng 10/2011, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra tại một số địa phương trọng điểm vào tuần đầu tháng 10/2011.

Tháng 9: Nhiều loại sâu bệnh trên lúa giảm so với cùng kỳ năm 2010

3-10-2011

Theo báo cáo tháng 9 của Cục Bảo vệ thực vật, so với cùng kỳ năm 2010, tình hình sâu bệnh trên vụ lúa năm nay giảm khá nhiều. Đây là tín hiệu mừng báo hiệu một vụ lúa cho năng suất cao. Tuy nhiên, sâu bệnh phát triển phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết nên các địa phương vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp để phòng, trừ sâu bệnh.

Thêm một người Việt đoạt giải Eureka

3-10-2011

Tiến sĩ Chu Hoàng Long, giảng viên Trường Kinh tế và Quản trị Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), cùng các cộng sự đã xuất sắc giành được giải thưởng danh giá nhất trong nghiên cứu khoa học tại Australia, giải Eureka, với công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn nước vào đầu tháng 9 vừa qua.

Nông nghiệp bảo tồn cứu nguy thế giới

3-10-2011

Nông nghiệp bảo tồn (CA) là một trong những giải pháp được nêu ra trong cuộc họp của hơn 500 nhà khoa học trên thế giới tại Australia ngày 26.9 vừa qua để tìm phương cách nuôi sống số dân đang ngày càng đông đúc.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp từ 1.10: Chờ sự đóng góp của doanh nghiệp

3-10-2011

Kể từ 1.10, việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) chính thức được triển khai trên 20 tỉnh, thành phố cả nước theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ.

Sẽ triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa trong tháng 10

3-10-2011

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.

Ipsard thân mật chia tay với một cán bộ Viện nhiệt huyết

30-9-2011

Ngày 30/09/2011 tại Viện Chính sách và chiến lược NNPTNT đã diễn ra buổi liên hoan chia tay thân mật với đồng chí Nguyễn Thị Minh – Kế toán trưởng của Viện, trong không khí thân mật với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Viện và nhiều Trung tâm, Bộ môn.

Việt Nam có thể là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

29-9-2011

Pridiyathorn Devakula, cựu Phó Thủ tướng và nguyên là Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, vừa nhận định rằng Thái Lan có thể thiệt hại khoảng 135-250 tỷ bạt (1 USD = trên 30 bạt) vì chính sách bảo trợ giá thóc gạo của chính phủ mới.