TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cây trồng biến đổi gene và tương lai ở Việt Nam

Ngày đăng: 05 | 10 | 2011

Các nhà khoa học hôm nay bắt đầu thảo luận về tương lai trồng đại trà thực vật biến đổi gene ở Việt Nam, cũng như các tác động tốt và xấu của nó tới đời sống, kinh tế và sức khỏe con người.

Những cây xúp lơ biến đổi gene
Cuộc thảo luận này do Hội liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật tổ chức, sau khi có thông tin cây trồng biến gene có thể được đưa vào sản xuất ở Việt Nam năm 2012.
Mặc dù tổng diện tích trồng thực vật biến đổi gene tăng lên theo từng năm và cung cấp thêm nhiều lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân loại, thực vật biến đổi gene vẫn là đề tài gây tranh cãi trên toàn thế giới.
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gene. GMC đã xuất hiện cách đây hai thập kỷ.
Trong kỹ thuật biến đổi gene, người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gene. Nếu thêm gene vào một sinh vật nào đó, người ta thường chọn gene từ loài khác. Để làm được việc đó người ta có thể “gắn” gene ngoại lai vào một virus rồi đưa vào tế bào vật chủ, hoặc đưa DNA ngoại lai vào nhân của tế bào bằng ống tiêm. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể chuyển gene vào tế bào và giới khoa học đã tận dụng chúng để tạo ra GMC.
Theo Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (IPONRE), cây thuốc lá biến đổi gene là GMC đầu tiên được trồng thử nghiệm trên đồng ruộng. Các nhà khoa học gây biến đổi gene ở cây thuốc lá để chúng kháng thuốc diệt cỏ, rồi trồng thử nghiệm tại Mỹ và Pháp vào năm 1986. Một thập kỷ sau đó cây trồng biến đổi gene bắt đầu được trồng đại trà với mục đích thương mại.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, GMC cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy GMC mang đến nhiều lợi ích - như làm tăng nguồn cung lương thực và giảm chi phí sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho người nghèo, giảm tác hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với môi trường, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Song một bộ phận giới khoa học lo ngại chúng có thể gây nên những nguy mà con người chưa biết - như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể người.
Mỹ, Canada và các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng GMC. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra thận trọng trong việc cấp phép gieo trồng GMC và trao đổi thực phẩm có nguồn gốc từ GMC trên thị trường. Đa số nước thành viên trong EU không nhập thực phẩm biến đổi gene từ bên ngoài.
Từ năm 1996 đến 2008, số nước trồng GMC đã lên tới con số 25 và tổng diện tích trồng GMC trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008), theo IPONRE.
Một báo cáo của Liên minh châu Âu, được công bố vào năm 2007, dự đoán rằng tới năm 2015, hơn 40% số cây trồng biến đổi gene trên thế giới sẽ được trồng tại châu Á.
Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gene đã được đưa vào thử nghiệm trong 5 năm qua. Tháng 8/2009, một hội nghị bàn về tương lai của việc trồng đại trà cây biến đổi gene được tổ chức để bàn về khả năng trồng, thương mại hóa và quản lý các rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng cây trồng đổi gene.
Trang tin của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cho hay, Bộ Nông nghiệp và phát tiển nông thôn đã cho phép các tập đoàn lớn của thế giới về cây trồng biến đổi gen nhập sản phẩm vào nước ta để khảo nghiệm trên diện rộng và bước đầu cho kết quả khá suôn sẻ đối với cây ngô. Trên thế giới các cây GMC được trồng nhiều nhất là ngô, đậu tương, cây bông vải và cây cải dầu.
Kết quả khảo nghiệm, theo Bộ Nông nghiệp, là suôn sẻ, và vì vậy Việt Nam sẽ đề nghị trồng đại trà từ năm 2012.
Theo VnExpress

NỘI DUNG KHÁC

Ba bộ có ý kiến trái chiều về thuế xuất khẩu cao su

5-10-2011

Phương án đánh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cao su của Bộ Tài chính đang xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược từ các đơn vị được tham gia đóng góp cho dự thảo.

Diễn biến trầm lắng trên thị trường gạo thế giới

5-10-2011

Thị trường gạo thế giới trầm lắng trước thời điểm Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua gạo. Indonesia - Ấn Độ chưa đưa ra quyết định cụ thể về chương trình gạo – dầu cọ.

Bổ sung 30 triệu USD vốn cho dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành Lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chia sẻ trách nhiệm trong bảo hiểm nông nghiệp

5-10-2011

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.

"Vỡ mộng" khu công nghiệp

5-10-2011

Theo thống kê, cả nước hiện có 260 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 71.400ha. Tuy nhiên, nhiều KCN đang bị bỏ hoang, trong khi người dân mất đất sản xuất, không có việc làm… Đó là hệ quả của việc đầu tư, xây dựng theo phong trào, thiếu tính toán nhu cầu sử dụng thực tế.

Tổng quan nhanh toàn cầu của Oryza

3-10-2011

Ấn Độ thăm Indonesian vào tuần tới để bàn về “hàng triệu tấn” gạo của Ấn Độ tới dầu cọ của Indonesian. Tương lai tiếp theo của gạo Chicago? Điều gì xảy ra với nhu cầu gạo của Venezuela sau phát biểu của Tổng thống Chavez và “sự khiêm tốn” của người Việt.

Đòi chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

5-10-2011

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo Cục Xúc tiến Thương mại nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hỗ trợ giải quyết vụ việc Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký và bảo hộ tại Trung Quốc.

Cánh đồng mẫu lớn - nông dân là trung tâm

5-10-2011

Cánh đồng mẫu lớn là tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân.

Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

4-10-2011

Nông nghiệp, nông thôn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là dịch vụ (hàng hoá) công. Được triển khai từ năm 1982, nhưng nhìn chung, kết quả bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam rất hạn chế.

Các địa phương nghiên cứu thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

4-10-2011

Thực hiện chủ trương cải tạo cơ cấu giống lúa, đến nay nhiều địa phương trên cả nước đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa chất lượng tốt, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, từng địa phương trên cả nước.

Sản xuất và xuất khẩu: Khó khăn đeo bám trên chặng về "đích"

4-10-2011

Mặc dù đã có được những điểm tựa khá vững chắc trong 9 tháng qua nhưng ngành công thương sẽ tiếp tục phải “gánh” một loạt nhiệm vụ nặng nề trên chặng nước rút quý IV nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao về tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại giao ban trực tuyến sản xuất, kinh doanh của Bộ này trong ngày 3/10.

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi: Tìm giải pháp từ lĩnh vực SX thức ăn

4-10-2011

Sau những biến động chưa từng có trên thị trường thực phẩm của nước ta thời gian qua, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, các nhà quản lý mới bày tỏ sự trăn trở trước những bất cập của ngành chăn nuôi, trong đó có lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN).