TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chưa coi trọng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản: Mất sân chơi, bài học nhãn tiền

Ngày đăng: 06 | 10 | 2011

Khi doanh nghiệp, người dân còn thờ ơ với bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như hiện nay thì thời gian tới sẽ còn nhiều nhãn hiệu nông sản Việt Nam rơi vào tay các công ty nước ngoài như số phận của nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Hiện chưa có DN nào trả tiền bản quyền cho Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.
Chưa biết kinh doanh nhãn hiệu
Theo ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, để đăng ký thương hiệu cho hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), Hiệp hội phải mất 3 năm chuẩn bị thủ tục hồ sơ trước khi được công nhận vào năm 2007. Sau khi được công nhận thương hiệu, không chỉ các cơ sở sản xuất tiêu ở Chư Sê dùng thương hiệu này mà cả những cơ sở, doanh nghiệp không trồng tiêu ở Chư Sê cũng dùng để bán ra thị trường nhưng không trả một khoản phí nào cho Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, đơn vị sở hữu thương hiệu.
Trước thông tin nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột bị một công ty ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu sử dụng độc quyền tại Trung Quốc, trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Đình Huấn, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, Hiệp hội đang chờ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận hồ tiêu Chư Sê để đăng ký thương hiệu với Hiệp hội Hồ tiêu thế giới, tránh trường hợp thương hiệu hồ tiêu Chư Sê bị một công ty nước ngoài nào đó đăng ký. "Nếu không có gì thay đổi thì khoảng 1 tháng nữa chúng tôi sẽ nhận được giấy chứng nhận từ Cục Sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu hồ tiêu Chư Sê", ông Huấn nói.
Theo ông Tụng, dù hồ tiêu Chư Sê được đăng ký thương hiệu quốc gia từ năm 2007 nhưng đến nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu này mà không trả tiền bản quyền cho Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.
Bỏ ngỏ việc đăng ký sở hữu
Theo Văn phòng đại diện phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ, thời gian để được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, giải pháp hữu ích... là từ 9-12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Theo ông Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, không phải người dân hay các viện, trường không muốn đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình, lý do là thủ tục đăng ký quá rườm rà, mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả thu về khi có bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ và không có là như nhau. Ông Châu hy vọng, từ bài học bị mất nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột sẽ là tiếng chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng giảm thiểu những thủ tục và có những hướng dẫn cụ thể để người dân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dễ dàng hơn.
Chính vì việc đăng ký sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm nên Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam bị mất đi cơ hội thu về khoản tiền lớn khi bán bản quyền cho khác hàng nước ngoài. Cụ thể, sau khi công bố đề tài trồng ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá trên cây cam tại một hội thảo ở Nhật Bản vào năm 2006, ngay sau đó, một trường đại học ở Hoa Kỳ đã dựa trên ý tưởng này sản xuất một loại thuốc có chứa tinh dầu từ lá ổi để phòng bệnh vàng lá trên cam. Từ đây có thể thấy, đã đến lúc người dân, doanh nghiệp, ngành chức năng cần có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để có giải pháp phù hợp.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/10/30573.html

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân lao đao vì sắn

6-10-2011

Giá mì (sắn) lên cao ngất ngưởng trong năm trước đã khiến hàng nghìn nông dân Phú Yên, Quảng Ngãi đua nhau mở rộng diện tích. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, trong khi việc tiêu thụ khó khăn khiến người trồng sắn lao đao.

Nông dân khốn đốn bởi lúa vụ 3

6-10-2011

Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của ngành nông nghiệp khi khuyến khích nông dân xuống lúa vụ 3 vào đúng thời điểm có lũ.

Đề nghị ngân hàng hỗ trợ dân mua máy móc

6-10-2011

Trước bức xúc của nhiều nông dân, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch về việc họ vẫn chưa được hỗ trợ vốn vay theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp.

Bộ NNPTNT hợp tác với 12 tập đoàn

6-10-2011

Để giúp các mặt hàng nông sản đi vào sản xuất hàng hóa lớn, Bộ NN&PTNT đã liên kết với 12 tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài.

Báo động đầu tư vào nông nghiệp liên tục giảm

6-10-2011

Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho nông nghiệp đã giảm từ 8% (trong năm 2001) xuống còn dưới 1% tổng nguồn vốn mà Việt Nam thu hút hằng năm. Và nếu so sánh với những giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp trong những năm qua thì đây là một con số đáng báo động.

Hình thành xu hướng mới trong đầu tư nông nghiệp

6-10-2011

Hầu hết các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp…có mặt tại hội thảo "Triển vọng liên kết công tư trong nông nghiệp Việt Nam", do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/10 đều cho rằng, để hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần được "trao quyền" nhiều hơn.

Gần 100 triệu USD phát triển lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1759 về việc đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cây trồng biến đổi gene và tương lai ở Việt Nam

5-10-2011

Các nhà khoa học hôm nay bắt đầu thảo luận về tương lai trồng đại trà thực vật biến đổi gene ở Việt Nam, cũng như các tác động tốt và xấu của nó tới đời sống, kinh tế và sức khỏe con người.

Ba bộ có ý kiến trái chiều về thuế xuất khẩu cao su

5-10-2011

Phương án đánh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cao su của Bộ Tài chính đang xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược từ các đơn vị được tham gia đóng góp cho dự thảo.

Diễn biến trầm lắng trên thị trường gạo thế giới

5-10-2011

Thị trường gạo thế giới trầm lắng trước thời điểm Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua gạo. Indonesia - Ấn Độ chưa đưa ra quyết định cụ thể về chương trình gạo – dầu cọ.

Bổ sung 30 triệu USD vốn cho dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành Lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chia sẻ trách nhiệm trong bảo hiểm nông nghiệp

5-10-2011

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.