TIN TỨC-SỰ KIỆN

Báo động đầu tư vào nông nghiệp liên tục giảm

Ngày đăng: 06 | 10 | 2011

Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho nông nghiệp đã giảm từ 8% (trong năm 2001) xuống còn dưới 1% tổng nguồn vốn mà Việt Nam thu hút hằng năm. Và nếu so sánh với những giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp trong những năm qua thì đây là một con số đáng báo động.

Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, ngành nông nghiệp muốn thu hút được đầu tư thì nhà nước cần chú trong hơn vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho những tỉnh có tiềm năng về nông nghiệp.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo triển vọng liên kết công tư trong nông nghiệp Viêt Nam do Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức tại TPHCM ngày 5-10.
Theo ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Ipsard, lâu nay ngành nông nghiệp Việt Nam đứng trước một nghịch lý là xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, giúp Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực khi sản lượng lúa từ 445 kg/người/năm lên trên 500 kg/người/năm sau 10 năm, giải quyết công ăn việc làm cho 50% lao động xã hội, đóp góp vào GDP của cả nước 20% mỗi năm, nhưng tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp liên tục giảm qua các năm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây bất ổn cho ngành nông nghiệp.
Nguyên nhân, theo ông Sơn, là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển nên ngành nông nghiệp chưa thu hút được đầu tư của các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng để giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp thì điều đầu tiên là phải sửa lại Luật Đất đai để làm sao cho người dân có thể tập trung đất nông nghiệp thành một diện tích lớn, thời gian có quyền sử dụng đất trên 50-100 năm.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, Việt Nam từ một nước nghèo đói nhưng nay đã trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông sản như lúa gao, cà phê, chè, hồ tiêu, hạt điều hàng đầu thế giới nhưng giá trị thu về chưa cao và đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách làm để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước vốn đang quay lưng lại với ngành nông nghiệp .
Theo WB, lâu nay liên kết công tư chỉ dừng ở các dự án, sau khi kết thúc dự án thì mọi việc lại trở về điểm xuất phát ban đầu.
“Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng gia tăng giá trị thì liên kết công tư phải trở thành một chương trình nghị sự cốt lõi xuyên suốt trong tất cả các chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam”, ông Steve Jaffee, chuyên gia của WB gợi ý.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nguồn:http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.thesaigontimes.vn/Bao-dong-dau-tu-vao-nong-nghiep-lien-tuc-giam/7113277.epi

NỘI DUNG KHÁC

Hình thành xu hướng mới trong đầu tư nông nghiệp

6-10-2011

Hầu hết các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp…có mặt tại hội thảo "Triển vọng liên kết công tư trong nông nghiệp Việt Nam", do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/10 đều cho rằng, để hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần được "trao quyền" nhiều hơn.

Gần 100 triệu USD phát triển lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1759 về việc đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cây trồng biến đổi gene và tương lai ở Việt Nam

5-10-2011

Các nhà khoa học hôm nay bắt đầu thảo luận về tương lai trồng đại trà thực vật biến đổi gene ở Việt Nam, cũng như các tác động tốt và xấu của nó tới đời sống, kinh tế và sức khỏe con người.

Ba bộ có ý kiến trái chiều về thuế xuất khẩu cao su

5-10-2011

Phương án đánh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cao su của Bộ Tài chính đang xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược từ các đơn vị được tham gia đóng góp cho dự thảo.

Diễn biến trầm lắng trên thị trường gạo thế giới

5-10-2011

Thị trường gạo thế giới trầm lắng trước thời điểm Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua gạo. Indonesia - Ấn Độ chưa đưa ra quyết định cụ thể về chương trình gạo – dầu cọ.

Bổ sung 30 triệu USD vốn cho dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

5-10-2011

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện Dự án "Phát triển ngành Lâm nghiệp" như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chia sẻ trách nhiệm trong bảo hiểm nông nghiệp

5-10-2011

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.

"Vỡ mộng" khu công nghiệp

5-10-2011

Theo thống kê, cả nước hiện có 260 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 71.400ha. Tuy nhiên, nhiều KCN đang bị bỏ hoang, trong khi người dân mất đất sản xuất, không có việc làm… Đó là hệ quả của việc đầu tư, xây dựng theo phong trào, thiếu tính toán nhu cầu sử dụng thực tế.

Tổng quan nhanh toàn cầu của Oryza

3-10-2011

Ấn Độ thăm Indonesian vào tuần tới để bàn về “hàng triệu tấn” gạo của Ấn Độ tới dầu cọ của Indonesian. Tương lai tiếp theo của gạo Chicago? Điều gì xảy ra với nhu cầu gạo của Venezuela sau phát biểu của Tổng thống Chavez và “sự khiêm tốn” của người Việt.

Đòi chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

5-10-2011

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo Cục Xúc tiến Thương mại nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hỗ trợ giải quyết vụ việc Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký và bảo hộ tại Trung Quốc.

Cánh đồng mẫu lớn - nông dân là trung tâm

5-10-2011

Cánh đồng mẫu lớn là tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân.

Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và vấn đề đặt ra

4-10-2011

Nông nghiệp, nông thôn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là dịch vụ (hàng hoá) công. Được triển khai từ năm 1982, nhưng nhìn chung, kết quả bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam rất hạn chế.