TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sẽ có ngành công nghiệp khoai lang?

Ngày đăng: 07 | 10 | 2011

Tinh bột là nguyên liệu công nghiệp quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong hơn 10 ngành hàng thực phẩm, y dược, dệt may... Hơn 20 năm nay, thế giới ngày càng coi trọng công nghiệp chế biến tinh bột. Đến nay, công nghệ chế biến tinh bột ở các nước tiên tiến đã hướng tới sản xuất lớn.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn hy vọng cây khoai lang sẽ tạo đột phá cho ngành năng lượng Việt Nam
Mỹ, Nhật đã công nghiệp hoá chế biến tinh bột. Ưu điểm của chế biến tinh bột theo hướng sản xuất lớn là chất lượng tốt, tiêu hao năng lượng thấp, hệ số thu hồi cao... Nói chung, hệ số thu hồi tinh bột ngô trên 95%, tinh bột khoai lang trên 85%, đồng thời phần lớn các phụ phẩm được đưa vào sử dụng.
Củ khoai lang khó vận chuyển và bảo quản, dễ thối và hư hỏng. Do đó, cơ sở sản xuất tinh bột khoai lang đều làm tại nơi sản xuất, được chế biến ngay từ khoai lang tươi, vừa giảm chi phí vận chuyển, giảm hư hao sản phẩm, lại có thể dành lợi ích sơ chế để lại nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân, không những vậy các phụ phẩm chế biến cũng để lại phát triển chăn nuôi, sản xuất năng lượng, tạo nên vòng tuần hoàn tốt trong nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường. 
Tinh bột khoai lang tương tự tinh bột lúa mì, ngô, có thuộc tính đặc hữu là có độ dính. Do hàm lượng amylose trong cấu trúc phân tử tương đối cao (trên 80%), độ dính cao sau khi hồ hoá, có tính đàn hồi tốt. Sợi mì chế biến từ khoai lang có độ dai tốt, chịu được nấu, mềm, khẩu vị tốt, độ trong suốt tốt hơn sợi mì ngô, lúa mì. Mì sợi khoai lang không giống như mì sợi ngô, lúa mì, nhờ có khẩu vị hạt cốc điển hình, nên không gây nên bất kỳ tác động đối lập nào đối với các loại thực phẩm hoa quả, thực phẩm xốp, thực phẩm phong vị, thực phẩm nghỉ dưỡng, thực phẩm tiện ích, có khẩu vị dễ chịu.
Với thuộc tính đặc hữu đó làm cho tinh bột khoai lang được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, công nghiệp nhẹ và y dược. Tinh bột khoai lang được chế biến sâu cũng có vị thế quan trọng trong nhiều lĩnh vực và các ngành sản xuất khác.
Trước đây, khoai lang được sơ chế ở nông thôn, sản xuất mì sợi khoai lang để ăn, có chút ít đưa ra bán ở chợ, dựa vào cách làm thủ công. Vào những năm gần đây, chế biến tinh bột khoai lang dựa vào máy móc ngày càng hiện đại, hệ số chuyển hóa tinh bột từ khoai lang tươi đạt 70-80%. Tinh bột khoai lang được chế biến cơ giới hoá có chất lượng tốt, có thể xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chế biến tinh bột khoai lang hiện nay vẫn có hai cách: cách thứ nhất là nông dân đem khoai lang tươi chế biến thành tinh bột rồi từ đó sản xuất mì sợi, hoặc bán cho các cơ sở tinh chế; cách thứ hai là nông dân đem củ khoai thái lát phơi khô, bán cho các nhà máy để chế biến tinh bột hoặc sản xuất các mặt hàng khác. Hiện nay hướng chủ đạo về chế biến tinh bột khoai lang là đem khoai lang tươi trực tiếp chế biến ra tinh bột. Củ khoai lang sau thu hoạch được rửa sạch bằng máy, tách bẩn rồi sấy khô bằng máy.
Tinh bột khoai lang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tinh bột các loại khoai, có nhu cầu lớn để sản xuất thực phẩm, mà Mỹ, Hàn Quốc phần lớn nhu cầu tinh bột khoai lang hàng năm dựa vào nhập khẩu, giá trên 600 USD/tấn. Củ khoai lang có nhiều tinh bột. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á (1992) phân tích 1.600 mẫu xuất xứ, tỷ lệ chất khô khoai lang 12,74-41,2%, hàm lượng tinh bột của khoai khô đạt 44,59-78,02%. Bradbury và Hallooway (1988) phân tích 164 giống khoai lang của 5 nước châu Á - Thái Bình Dương, hàm lượng tinh bột khoai lang tươi 5,3-28,4%, bình quân 20,1%.
Trung Quốc đã chọn tạo được những giống khoai lang quý, có loại có hàm lượng tinh bột cao, chủ yếu để sản xuất tinh bột, có loại có hàm lượng dinh dưỡng cao, chủ yếu để ăn tươi. Hiện nay đã có giống khoai lang giàu tinh bột, năng suất đạt 75 tấn củ tươi/ha/vụ (110 ngày). Trung Quốc đã sản xuất ethanol sinh học để thay thế một phần xăng truyền thống dùng để chạy ôtô... Thành phố Trùng Khánh đã có chương trình phát triển sản xuất ethanol từ khoai lang. Hiện nay, Trùng Khánh có hai cơ sở sản xuất ethanol sinh học, đặt ở Trường Thọ và Vạn Châu, dự kiến đưa vào sản xuất từ năm 2011, công suất hai cơ sở này đạt 1 triệu tấn ethanol/năm.
Trùng Khánh là địa phương có sản lượng khoai lang hiện nay đạt 20 triệu tấn/năm, đứng thứ tư ở Trung Quốc. Theo tính toán ở Trùng Khánh, 1 kg khoai lang có 25% tinh bột, cứ 7 tấn khoai lang tươi có thể sản xuất 1 tấn ethanol, có nhiệt lượng tương đương xăng. Cơ sở Vạn Châu đầu tư 200 triệu USD, hàng năm sản xuất 60 vạn tấn ethanol. Cơ sở Bồi Lăng đầu tư 170 triệu USD, hàng năm sản xuất 40 vạn tấn ethanol. Xăng ethanol đưa ra thị trường có 90% xăng truyền thống, pha 10% ethanol sinh học.
So sánh hiệu quả sản xuất ethanol từ các loại nguyên liệu như sau, hiệu quả nhất là sắn rồi đến khoai lang. Dự báo rằng, nếu ở Việt Nam trồng giống khoai lang giàu tinh bột, siêu năng suất 70-80 tấn/ha vụ (đang trồng thử ở Thái Bình), chỉ cần mua khoai lang củ của nông dân với giá 1.000đ/kg (tương đương 70-80 triệu đồng/ha/vụ), nông dân sẽ chấp thuận, thì giá thành nguyên liệu ethanol khoảng 8.000đ/kg, giá thành chế biến khoảng 2.700 đ/kg, tổng giá thành chỉ khoảng 10.700đ/kg, giá bán ethanol khoảng 15.000đ/kg, lợi nhuận đạt xấp xỉ 5.000đ/kg, tỷ suất lợi nhuận trên 30%, chưa kể nguồn thu từ phụ phẩm.
Cứ làm một bài toán thế này, đồng bằng sông Hồng làm được 1 triệu tấn ethanol là được 1 tỉ USD tương đương giá trị sản lượng hàng năm của cả vùng này đã thế lại tạo ra công nghiệp ngay ở vùng lúa, tăng thu nhập cho nông dân. Theo tôi nếu thành công sẽ đảo lộn công nghiệp ethanol của thế giới vì thế giới dựa vào mía đường và ngô mà trồng những cây này ảnh hưởng đến cây trồng lương thực, thực phẩm khác.
Khoai lang không ảnh hưởng, tranh chấp gì nhiều đến cây trồng khác. Chế ethanol làm xăng sinh học là đúng nhưng làm từ cái gì phải tính. Lấy từ ngô là đụng đến thức ăn chăn nuôi, nguy hiểm. Lấy từ mía đường cũng ảnh hưởng đến thực phẩm của loài người. Làm từ sắn thì sắn phá rừng, hại đất. Làm từ khoai lang không tranh chấp đến thực phẩm của người, không tranh chấp đất đai nhiều với các loại cây trồng khác nên có thể phát triển bền vững.
Hơn thế tất cả các sản phẩm khác khi sản xuất ethanol đều bẩn cho môi trường hoặc giá thành đắt. Khoai lang dễ trồng, ở phía Bắc hàng triệu ha vụ đông sẵn có, ở miền núi, ở Tây Nguyên hay đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng tốt. Chế biến khoai lang công nghệ cũng đơn giản, suất đầu tư không cao, nếu làm được kiểu khép kín như chế biến tinh bột, ethanol, bã dùng để chăn nuôi, nước thải làm biogas phát điện thì rất tốt cho môi trường.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Người chăn nuôi lỗ... phát hoảng

7-10-2011

Đầu tháng 8/2011, NNVN từng phản ánh người chăn nuôi lãi lớn vì giá thịt sốt điên sốt đảo. Vậy nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ hơn một tháng trở lại đây, thị trường thịt như bị “sặc nước” khi liên tục lao dốc không phanh. Nông dân thì ngơ ngác như từ thiên đường rơi xuống địa ngục.

Liên kết công - tư trong nông nghiệp: Nông dân lợi nhất

7-10-2011

Hội thảo Triển vọng liên kết công - tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp &PTNT phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây nhận định: Việc triển khai mởi rộng các liên kết công – tư theo từng ngành hàng đang được xem là một tín hiệu mừng để ngành nông nghiệp Việt Nam đi vào quỹ đạo chuyên nghiệp.

Cần chính sách tài chính cho cá tra

6-10-2011

Trao đổi với PV, ông Dương Ngọc Minh - Phó Chủ tịch Vasep cho rằng, tình hình khan hiếm cá tra nguyên liệu đang ngày càng trở nên trầm trọng và để hóa giải khó khăn này thì DN và nông dân cần có những cái bắt tay thân thiện với nhau.

Thực phẩm biến đổi gene, lợi ít hại nhiều

6-10-2011

Theo nhiều chuyên gia, nếu trồng đại trà thực phẩm biến đổi gene thì một số lợi ích kinh tế có thể bị nguy hại, như người nông dân bị ép giá do lệ thuộc vào các công ty cung ứng giống, môi trường nông nghiệp bị biến đổi...

Thành lập Qũy hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển

6-10-2011

Ngày 5/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghề cá Việt Nam (Tổng cục Thủy sản) tổ chức họp báo giới thiệu về thành lập “Quỹ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro trên biển” nhằm hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm dịch vụ hậu cần trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản.

Chưa coi trọng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản: Mất sân chơi, bài học nhãn tiền

6-10-2011

Khi doanh nghiệp, người dân còn thờ ơ với bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như hiện nay thì thời gian tới sẽ còn nhiều nhãn hiệu nông sản Việt Nam rơi vào tay các công ty nước ngoài như số phận của nhãn hiệu càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Nông dân lao đao vì sắn

6-10-2011

Giá mì (sắn) lên cao ngất ngưởng trong năm trước đã khiến hàng nghìn nông dân Phú Yên, Quảng Ngãi đua nhau mở rộng diện tích. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, trong khi việc tiêu thụ khó khăn khiến người trồng sắn lao đao.

Nông dân khốn đốn bởi lúa vụ 3

6-10-2011

Dư luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của ngành nông nghiệp khi khuyến khích nông dân xuống lúa vụ 3 vào đúng thời điểm có lũ.

Đề nghị ngân hàng hỗ trợ dân mua máy móc

6-10-2011

Trước bức xúc của nhiều nông dân, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch về việc họ vẫn chưa được hỗ trợ vốn vay theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp.

Bộ NNPTNT hợp tác với 12 tập đoàn

6-10-2011

Để giúp các mặt hàng nông sản đi vào sản xuất hàng hóa lớn, Bộ NN&PTNT đã liên kết với 12 tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài.

Báo động đầu tư vào nông nghiệp liên tục giảm

6-10-2011

Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho nông nghiệp đã giảm từ 8% (trong năm 2001) xuống còn dưới 1% tổng nguồn vốn mà Việt Nam thu hút hằng năm. Và nếu so sánh với những giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp trong những năm qua thì đây là một con số đáng báo động.

Hình thành xu hướng mới trong đầu tư nông nghiệp

6-10-2011

Hầu hết các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp…có mặt tại hội thảo "Triển vọng liên kết công tư trong nông nghiệp Việt Nam", do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/10 đều cho rằng, để hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần được "trao quyền" nhiều hơn.