TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Ai đã hưởng lợi từ việc chênh lệch giá đó? Câu trả lời chắc chắn không phải là nông dân.
Người nuôi khóc thầm
Ngày 18.10, giá bán gà công nghiệp lông trắng ở các tỉnh Đông Nam Bộ giảm thêm 1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, còn 23.000 đồng/kg gà sống bắt tại chuồng. Giá ở các tỉnh ĐBSCL cũng giảm còn có 21.000 – 22.000 đồng/kg. So với cách đây khoảng hai tháng, thời điểm giá gà công nghiệp ở mức cao nhất 40.000 đồng/kg, thì mức giá hiện nay đã giảm trên 40%.
Lợi nhuận của người chăn nuôi rơi vào tay trung gian.
Tương tự như vậy, gà lông màu Tam Hoàng cũng đã giảm từ 40.000 đồng/kg xuống còn 29.000 – 30.000 đồng/kg, trong khi giá thành là 40.000 – 42.000 đồng/kg. Anh Hoàng Mạnh Hà, ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai, cho biết: “Nhà tôi vừa bán lứa gà 13.000 con, gà lông màu Tam Hoàng với giá 29.000 đồng/kg và bị lỗ mất khoảng 150 triệu đồng. Đó là tôi chỉ mới tính giá con giống, thức ăn và thuốc, còn tiền công cán, điện nước, gas… thì chưa”.
Ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng lợn, gà rớt giá cũng đang làm điên đảo các hộ chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Thọ- chủ trang trại lợn Thọ An, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nhìn đàn lợn thịt gần 20 con ngao ngán: “Chăn nuôi thời này chẳng khác nào đi đánh lô đề”.
Thời điểm trước, trong trang trại của ông Thọ có đến gần 100 con lợn và hàng trăm gà vịt nhưng hiện nay ông chỉ nuôi cầm chừng để lấy ngắn nuôi dài. Theo ông Thọ, giá đầu vào hiện nay bao gồm lợn giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh vẫn ở mức cao nhưng giá bán cho tư thương lại rớt xuống thê thảm.
Lứa lợn trước cách đây 3 tháng, giá thịt lợn xuất chuồng từ 65.000 - 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này giá bán thịt lợn hơi chỉ còn 50.000 - 55.000 đồng/kg. Tính ra, ông mất 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Bích- chủ trang trại lợn ở huyện Đan Phượng cũng cho hay, chỉ trong vòng gần 10 ngày trở lại đây, giá lợn hơi tiếp tục giảm từ 3.000-5.000 đồng/kg. So với cách đây gần 4 tháng, giá lợn hơi đã giảm khoảng 20-25%.
Trong khi giá lợn, gà ở chuồng giảm mạnh thì vào thành phố lại tăng rất mạnh. Theo khảo sát của NTNN, giá lợn thịt bán lẻ ở các chợ ở thị trấn, thành phố lớn vẫn không giảm, thậm chí một số tiểu thương còn tăng giá từ 1.000-2.000 đồng/kg.
Tại các chợ đầu mối của Hà Nội, mỗi kg thịt nạc thăn có giá 120.000 đồng, thịt mông sấn giá 90.000 - 100.000 đồng, thịt ba chỉ từ 100.000 - 110.000 đồng. Tại siêu thị BigC, thịt nạc đùi có giá 116.900 đồng/kg. Các mức giá nói trên, so với cách đây một tháng vẫn cao hơn 5- 10%, còn nếu so với giá tại địa phương thì cao gấp 3, 4 lần.
Bất cập hệ thống phân phối
Tình trạng chênh lệch cao giữa giá thu mua sản phẩm tại chuồng trại và giá bán khi đến tay người tiêu dùng diễn ra phổ biến mà nguyên nhân do yếu tố đầu cơ làm giá của khâu trung gian, và doanh nghiệp phân phối.
Theo tính toán của ông Phạm Văn Minh - Giám đốc Công ty Phú An Sinh, đơn vị chuyên thu mua gà ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ để cung ứng cho thị trường TP.Hồ Chí Minh, với giá thu mua tại chuồng 23.000 đồng/kg gà công nghiệp, sẽ có giá thành sau khi giết mổ là 33.000 đồng/kg.
Các chi phí này bao gồm hao hụt 20% (1 kg gà sống sau khi vặt lông, bỏ lòng còn 0,8 kg) là 4.600 – 4.800 đồng/kg, phí vận chuyển + hao hụt trên đường đi là 1.500 đồng/kg, công giết mổ + phí kiểm dịch 1.000 đồng/kg, cùng các chi phí khác như nước thải, nhân công, điện nước… Tổng cộng tất cả là khoảng 10.000 đồng/kg.
Ngoài ra, cộng thêm với chi phí phân phối khắp địa bàn TP.Hồ Chí Minh khoản 500 – 1.000 đồng/kg tùy điểm bán xa gần, với giá bán ra 39.000 – 40.000 đồng/kg hiện nay, Công ty Phú An Sinh có lời từ 4.000 – 5.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần: Chưa minh bạch được giá cả
Sự chênh lệch giá giữa giá bán tại chuồng với giá bán đến tay người tiêu dùng chứng tỏ sự bất cập trong các sản phẩm nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng. Bất cập ở đây biểu hiện ở chỗ chúng ta chưa tổ chức được hệ thống tiêu thụ sản phẩm và minh bạch được giá cả đầu ra, mà thương lái (người trung gian) chiếm phần nhiều, cho nên người tiêu dùng cũng không được hưởng lợi từ giá cả xuống và ngược lại người chăn nuôi cũng không được hưởng lợi khi giá lên. Sự chênh lệch này, thường là lên đến 15-20%, còn tại thời điểm này, giá bán tại chuồng thấp hơn 20% so với giá bán ra thị trường. Chúng tôi cũng cho rằng, dường như đang có một bàn tay vô hình nào đó thường xuyên chi phối thị trường thực phẩm, mà chủ yếu ở đây là các tư thương, thương lái.
Đó là mức lãi của doanh nghiệp, còn thương lái thì cao hơn. Ông Nguyễn Văn Đước, một thương lái ở chợ Hà Đông (Hà Nội) tiết lộ:
“Nếu tôi mua gốc, bán ngọn thì có thể lãi gần 10.000 đồng/kg. Cụ thể, tôi mua 1 tạ lợn hơi ở chuồng nuôi giá 6,5 triệu đồng, sau khi giết thịt được khoảng 70kg nếu bán xô, tôi lãi được 100.000- 200.000 đồng, chưa kể còn được bộ lòng. Còn chia nhỏ ra bán lẻ, mỗi con lợn cũng lãi 200.000- 300.000 đồng...
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thừa nhận:
Đang có sự chênh lệch lớn giữa giá lợn, gà xuất chuồng và giá bán tại chợ đến người tiêu dùng. Trong đó, nguyên nhân chính do sự quản lý yếu kém, thiếu sự liên kết giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong khâu phân phối, lưu thông hàng hóa.
Khẳng định với NTNN, TS Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội) cũng cho rằng:
Nghịch lý trong phân phối hiện nay rất lớn. Người làm ra thì bán rẻ, chủ cửa hàng kinh doanh thì than phải mua hàng giá cao. Rồi người tiêu dùng cũng phải chi ra khoản tiền không nhỏ. Phần chênh về giá chui vào khâu trung gian.
“Do vậy, phải thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng. Bản thân các nhà sản xuất cũng phải tự xây dựng và tổ chức một hệ thống phân phối hàng hoá sâu rộng để có thể cung ứng và kiểm soát một cách tốt nhất giá cả và chất lượng hàng hoá của mình đến tay người tiêu dùng, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết” - ông Phong nhấn mạnh.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/62225p1c25/nghich-ly-gia-thuc-pham-tu-chuong-nuoi-ra-cho.htm

NỘI DUNG KHÁC

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.

Lời giải bài toán thâm canh ngô

19-10-2011

Trong canh tác sản xuất ngô, giống tốt là tiền đề quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm thì giải pháp thâm canh phù hợp là điều kiện đủ để phát huy hết tiềm năng của giống. Thực tiễn cho thấy, bà con nông dân còn theo tư duy canh tác cũ, mức độ thâm canh hạn chế nên năng suất ngô còn ở mức rất thấp.

TỰ TIN VỚI SẢN XUẤT LÚA KHI NƯỚC BIỂN DÂNG

19-10-2011

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất và bảo vệ vụ thu đông (vụ 3) ở các tỉnh ĐBSCL. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư quanh vấn đề này.

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

19-10-2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thị trường thịt lợn diễn biến thất thường: Bị làm giá?

19-10-2011

Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, giá thịt lợn có lúc tăng tới đỉnh điểm nhưng hiện nay đang giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý là dấu hiệu bị làm giá bởi tư thương.

Quản lý sinh vật ngoại lai: Còn lúng túng

18-10-2011

Mất đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí lớn cho các hoạt động diệt trừ chúng, tuy nhiên quản lý sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải bàn.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

18-10-2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?

Phải tổ chức lại chuỗi chăn nuôi

18-10-2011

Suốt trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn loay hoay với nỗi lo tăng- giảm giá trái ngược nhau, mà chưa tìm ra được một chiến lược phát triển ngành hợp lý.

Đừng để “fast food” thay cơm

17-10-2011

Duy trì thói quen ăn cơm đồng nghĩa với giữ gìn văn hoá dân tộc, theo đó, đất lúa không thể mất đi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Châu Á đối mặt với thách thức trong nông nghiệp

13-10-2011

Từ ngày 13 – 15/10, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị Quốc tế Hiệp hội các nhà Kinh tế Nông nghiệp châu Á lần thứ 7. Hội nghị do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Hiệp hội các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) phối hợp tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 nhà kinh tế nông nghiệp, nhà vận động phát triển và hoạch định chính sách, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

ASAE - Biến đổi khí hậu và một nền nông nghiệp châu Á bền vững

14-10-2011

Ngày 16-10 hàng năm được chọn làm ngày lương thực thế giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia. Trong khuôn khổ Hội nghị Các nhà kinh tế nông nghiệp châu Á (ASAE) lần thứ 7 đang diễn ra tại Việt Nam, một lần nữa các vấn đề về biến đổi khí hậu và phát triển nền nông nghiệp châu Á bền vững đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia.