TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

Ngày đăng: 20 | 10 | 2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.

Ngô biến đổi gen trồng ở Đồng Nai.
Theo bà Trần Thị Mỹ Hiền, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, hiện nay nhiều quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU… đã sử dụng thực phẩm từ cây trồng biến đổi gen (BĐG) với số lượng lớn để phục vụ chăn nuôi và tiêu dùng. Những nước này đều có hệ thống kiểm soát và có những quy định riêng trong việc dán nhãn sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật BĐG. Chẳng hạn tại EU, các thực phẩm có chứa tối thiểu 1% thành phần BĐG thì phải ghi nhãn. Tại Nhật Bản, từ năm 2001, đã có quy định yêu cầu dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm BĐG khi hàm lượng DNA tái tổ hợp chiếm từ 5% trong tổng trọng lượng sản phẩm trở lên...
Tại Việt Nam, những năm gần đây, một số cây trồng BĐG đã được bán phổ biến trên thị trường. Thậm chí, các loại ngô giống đã được bà con mua về rồi trồng lẫn trong ruộng ngô thường ở một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận… và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, theo bà Hiền, hiện nay hầu hết các sản phẩm có sử dụng công nghệ BĐG đều không được dán nhãn hay ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Một số loại hạt giống và sản phẩm BĐG ở nước ngoài du nhập vào Việt Nam cũng chưa được quản lý, giám sát.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Bình, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc kiểm soát chất lượng và độ an toàn của sinh vật BĐG là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải ghi nhãn trên từng sản phẩm thì rất khó thực hiện và có thể gây lãng phí.
Theo ông Bình, để kiểm soát chất lượng sinh vật BĐG, chỉ cần kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt các sản phẩm, công nghệ đầu vào. Khi đã chắc chắn giống mới sản xuất ra là an toàn, năng suất cao và có thể phổ biến thì sản phẩm bán ra thị trường nội địa không cần phải ghi nhãn nữa. Việc ghi nhãn chỉ nên thực hiện như một thủ tục truy xuất nguồn gốc đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu. Vì thực chất, việc dán nhãn cho các sản phẩm BĐG không có nghĩa là đảm bảo sản phẩm an toàn mà chỉ nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
Ông Bình cũng cho hay, tại Việt Nam, Nhà nước đang khuyến khích phát triển cây trồng BĐG. Nguồn vốn để thực hiện các nội dung của chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia khá lớn, cụ thể là trong giai đoạn 2006 - 2015, kinh phí trung bình khoảng 100 tỷ đồng/năm. Một số giống cây trồng như bông, ngô và đậu tương đã được tiến hành khảo nghiệm và trồng ở các địa phương. Dự kiến đến năm 2020, diện tích trồng giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích cây trồng BĐG chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghệ vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Do đó, những quy định về quản lý sản phẩm BĐG cần phải thảo luận, thống nhất cụ thể để dễ cho công tác quản lý về sau.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân

19-10-2011

Mấy năm trước, vào thời điểm này người trồng lúa ĐBSCL chuẩn bị bắt tay xuống giống vụ đông xuân, thậm chí nhiều nơi đã xuống giống vì nước đã rút. Nhưng năm nay, do lũ cao, việc xuống giống đầu vụ đông xuân sẽ ra sao?

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

19-10-2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.

Lời giải bài toán thâm canh ngô

19-10-2011

Trong canh tác sản xuất ngô, giống tốt là tiền đề quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm thì giải pháp thâm canh phù hợp là điều kiện đủ để phát huy hết tiềm năng của giống. Thực tiễn cho thấy, bà con nông dân còn theo tư duy canh tác cũ, mức độ thâm canh hạn chế nên năng suất ngô còn ở mức rất thấp.

TỰ TIN VỚI SẢN XUẤT LÚA KHI NƯỚC BIỂN DÂNG

19-10-2011

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất và bảo vệ vụ thu đông (vụ 3) ở các tỉnh ĐBSCL. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư quanh vấn đề này.

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

19-10-2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thị trường thịt lợn diễn biến thất thường: Bị làm giá?

19-10-2011

Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, giá thịt lợn có lúc tăng tới đỉnh điểm nhưng hiện nay đang giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý là dấu hiệu bị làm giá bởi tư thương.

Quản lý sinh vật ngoại lai: Còn lúng túng

18-10-2011

Mất đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí lớn cho các hoạt động diệt trừ chúng, tuy nhiên quản lý sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải bàn.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

18-10-2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?

Phải tổ chức lại chuỗi chăn nuôi

18-10-2011

Suốt trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn loay hoay với nỗi lo tăng- giảm giá trái ngược nhau, mà chưa tìm ra được một chiến lược phát triển ngành hợp lý.

Đừng để “fast food” thay cơm

17-10-2011

Duy trì thói quen ăn cơm đồng nghĩa với giữ gìn văn hoá dân tộc, theo đó, đất lúa không thể mất đi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.