TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp mới cho phát triển nông nghiệp

Ngày đăng: 20 | 10 | 2011

Liên kết công - tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta, tiến tới chuyên nghiệp hoá lĩnh vực nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư
TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, lâu nay ngành nông nghiệp Việt Nam đứng trước một nghịch lý là xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, giúp Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực khi sản lượng lúa từ 445 kg/người/năm lên trên 500 kg/người/năm sau 10 năm; giải quyết công ăn việc làm cho 50% lao động xã hội, đóp góp vào GDP của cả nước 20% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp liên tục giảm qua các năm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây bất ổn cho ngành nông nghiệp.
Trong 10 năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho nông nghiệp đã giảm từ 8% (trong năm 2001) xuống còn dưới 1% tổng nguồn vốn mà Việt Nam thu hút hằng năm. Và nếu so sánh với những giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp trong những năm qua, thì đây là một con số đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu do cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển, nên ngành nông nghiệp nước ta chưa thu hút được vốn của các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam từ một nước nghèo đói đã trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông sản như lúa gạo, cà phê, chè, hồ tiêu, hạt điều hàng đầu thế giới, tuy nhiên giá trị thu về chưa cao và đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách làm để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Trong khi chờ đợi sự chuyển đổi để thu hút FDI, theo các chuyên gia kinh tế, liên kết công - tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta, minh chứng bằng các mô hình cánh đồng mẫu lớn tại An Giang, vùng cà phê của Tập đoàn Thái Hòa…
Theo TS. Đặng Kim Sơn, xu hướng liên kết công - tư là tất yếu, để chuyên nghiệp hoá ngành nông nghiệp của mọi quốc gia. Theo đó, để hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần được "trao quyền" nhiều hơn. Trong bối cảnh hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mà cả các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cũng tính toán đến việc đầu tư vào nông nghiệp. Bởi tất cả các dự báo đều cho rằng, trong vòng 10 năm tới giá lương thực, thực phẩm sẽ luôn ở mức cao và lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản sẽ trở thành một trong những lĩnh vực mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, bền vững.  
Trong khi đó, sự thiếu hụt về nguyên liệu khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia sẵn sàng bỏ tiền thuê đất trồng lúa, trồng khoai mì, trồng cao su ở những nơi xa xôi. Trong bối cảnh đó, việc chuyển hướng quản lý theo cách đẩy mạnh liên kết công- tư sẽ giúp nền nông nghiệp tiến nhanh hơn theo hướng chuyên nghiệp hoá.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc đầu tiên Việt Nam cần điều chỉnh để thực hiện tốt việc liên kết công-tư là Nhà nước cần rút dần vai trò làm chủ đầu tư của mình. Thực tế nhiều năm nay cho thấy, các cơ quan Nhà nước thường tự mình thực hiện từ việc hoạch định, thiết kế chính sách, đưa ra các ưu đãi về pháp luật, đến tổ chức thực hiện và làm chủ đầu tư. Vì vậy, các dự án thường rơi vào tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu vốn, thiếu nhân lực và hiệu quả không cao.
Mặt khác, việc làm này cũng khiến cho các doanh nghiệp tư nhân ngại dấn thân, bởi họ không thể nào cạnh tranh lại với những đơn vị nắm trong tay “quyền sinh quyền sát”. “Nếu rút bớt vai trò hoạch định và áp chế các quy định trong ngành nông nghiệp, đồng thời tăng cường điều tiết, kiểm soát và hỗ trợ liên kết nông dân - thương mại nông sản, thì trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp”, bà Phạm Chi Lan nói.
Ông Steve Jaffee, chuyên gia của WB cũng gợi ý: “Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng gia tăng giá trị, thì liên kết công tư phải trở thành một chương trình nghị sự cốt lõi xuyên suốt trong tất cả các chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam”./.
Theo VOVonline

Nguồn: http://vov.vn/Home/Giai-phap-moi-cho-phat-trien-nong-nghiep/201110/188994.vov

NỘI DUNG KHÁC

Muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế: Cải cách thể chế

20-10-2011

Cải cách thể chế là việc nâng cao chất lượng chính sách, quy định của Nhà nước, qua đó thiết lập một môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp cùng phát triển và nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn. Có một thể chế tốt cũng đồng nghĩa với việc sẽ giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, từ đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó tốt hơn với các "cú sốc" của nền kinh tế.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

20-10-2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.

Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân

19-10-2011

Mấy năm trước, vào thời điểm này người trồng lúa ĐBSCL chuẩn bị bắt tay xuống giống vụ đông xuân, thậm chí nhiều nơi đã xuống giống vì nước đã rút. Nhưng năm nay, do lũ cao, việc xuống giống đầu vụ đông xuân sẽ ra sao?

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

19-10-2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.

Lời giải bài toán thâm canh ngô

19-10-2011

Trong canh tác sản xuất ngô, giống tốt là tiền đề quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm thì giải pháp thâm canh phù hợp là điều kiện đủ để phát huy hết tiềm năng của giống. Thực tiễn cho thấy, bà con nông dân còn theo tư duy canh tác cũ, mức độ thâm canh hạn chế nên năng suất ngô còn ở mức rất thấp.

TỰ TIN VỚI SẢN XUẤT LÚA KHI NƯỚC BIỂN DÂNG

19-10-2011

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất và bảo vệ vụ thu đông (vụ 3) ở các tỉnh ĐBSCL. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư quanh vấn đề này.

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

19-10-2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.

Thị trường thịt lợn diễn biến thất thường: Bị làm giá?

19-10-2011

Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, giá thịt lợn có lúc tăng tới đỉnh điểm nhưng hiện nay đang giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng chú ý là dấu hiệu bị làm giá bởi tư thương.

Quản lý sinh vật ngoại lai: Còn lúng túng

18-10-2011

Mất đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phí lớn cho các hoạt động diệt trừ chúng, tuy nhiên quản lý sao cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải bàn.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Luật đã vào cuộc sống?

18-10-2011

Sau 3 tháng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực, tình trạng vi phạm VSATTP vẫn diễn ra khá phổ biến, còn văn bản hướng dẫn thực thi Luật không biết phải chờ đến bao giờ?