TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngân hàng ngại cho nông dân vay vốn?

Ngày đăng: 20 | 10 | 2011

Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngày càng có nhiều nông dân bức xúc vì thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, chi nhánh ngân hàng của ông cũng chỉ đứng ngoài nhìn mà không dám cho vay. Ông nhận xét: "Các ngân hàng, mà phần lớn là ngân hàng thương mại cổ phần, hầu như muốn bỏ qua đối tượng khách hàng nông dân".

Khó tiếp cận vốn nhân hàng là khó khăn muôn thuở của nhiều chủ trang trại.
Ngại rủi ro
Ông Đặng Văn Tuyến ở Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) đã đến gõ cửa một vài ngân hàng thương mại cổ phần để xin vay vốn đầu tư vào trại nuôi và cung cấp giống thỏ thịt. Dự án khá chi tiết và có tính khả thi nhưng không một ngân hàng nào cho vay. Lý do, dự án quá mới mẻ, tính rủi ro cao. Hơn nữa, vốn vay đến 600 triệu đồng, trong khi đất và chuồng trại không phải là một tài sản tốt để thế chấp.
Tương tự, khá nhiều dự án đầu tư trang trại khác cũng trầy trật khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các chủ trang trại, hoặc bị từ chối hoặc nếu vay được thì hạn mức vay cũng khá nhỏ so với vốn cần thiết đầu tư vào dự án. Ngay cả khi có Nghị định 41 của Chính phủ cho phép ngân hàng có thể cho trang trại vay tín chấp với mức vay lên đến 500 triệu đồng, nhưng theo các chủ trang trại, không phải lúc nào nhu cầu của họ cũng được đáp ứng. Ông Th., một chủ trang trại ở Bình Dương, xin vay vốn cho một dự án có quy mô khá lớn, gồm nuôi ba ba, heo siêu thịt, cây ăn trái. Tuy nhiên, mảnh đất rộng trên 5ha cùng với tiềm năng của dự án cũng chỉ được ngân hàng xét cho vay tối đa vài chục triệu đồng.
Đại điện Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cho biết, dù là ngân hàng thương mại cổ phần nhưng trước giờ đơn vị này vẫn thực hiện một số chương trình cho vay nông nghiệp, như cho vay nuôi bò sữa, làm bánh tráng xuất khẩu ở ngoại thành TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ngân hàng trở nên khá dè dặt trong việc cho vay các dự án đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Cho vay có lựa chọn
Có thể nói, phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần còn ngại cho vay các dự án đầu tư vào nông nghiệp. Cho đến nay, nông dân với các dự án vay vốn làm nông nghiệp chỉ có thể là đối tượng khách hàng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, giám đốc một chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc cho vay đối với nông dân vẫn có lựa chọn, căn cứ trên những dự án có hiệu quả kinh tế tương đối rõ ràng. Đối với các chương trình hỗ trợ cho vay mang tính phục vụ chính sách, các dự án có tính thử nghiệm và chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế thì được xem xét bởi hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Ông lấy ví dụ, các dự án nuôi ba ba, thỏ… có thể có hiệu quả cao nhưng cũng có rủi ro do mang tính thử nghiệm; các dự án trồng cây cũng có rủi ro do không ổn định, dễ thay đổi do nông dân thiếu định hướng quy hoạch, thiếu thông tin thị trường.
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh An Giang cho biết, từ trước đến nay, đơn vị này vẫn phục vụ trước hết nhu cầu vay vốn của nông dân. Ngân hàng cũng thấy được rủi ro nhưng nếu vì rủi ro mà không tham gia thì không được, do còn có các nhiệm vụ về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chứ không đơn thuần làm kinh doanh. Tuy nhiên, trong việc cho vay, ngân hàng cũng kết hợp tư vấn định hướng cho nông dân lựa chọn dự án phù hợp, khả thi. Tuỳ theo dự án và đối tượng, ngân hàng cũng tạo điều kiện thêm bằng cách cho vay tín chấp.
Như vậy, để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, bà con nông dân cần xây dựng các dự án có tính thuyết phục cao.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/AgriBank/2011/10/30737.html

NỘI DUNG KHÁC

Chưa thể triển khai bảo hiểm nông nghiệp

20-10-2011

Đại diện bảo hiểm Bảo Việt (Hà Nội) ngày 19.10 cho biết, đến thời điểm này, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315 của Thủ tướng vẫn chưa được các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai được do gặp khá nhiều vướng mắc.

Đề xuất chính sách tín dụng riêng cho chăn nuôi

20-10-2011

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước không ủng hộ

Giải pháp mới cho phát triển nông nghiệp

20-10-2011

Liên kết công - tư đang trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta, tiến tới chuyên nghiệp hoá lĩnh vực nông nghiệp.

Muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế: Cải cách thể chế

20-10-2011

Cải cách thể chế là việc nâng cao chất lượng chính sách, quy định của Nhà nước, qua đó thiết lập một môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp cùng phát triển và nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn. Có một thể chế tốt cũng đồng nghĩa với việc sẽ giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, từ đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó tốt hơn với các "cú sốc" của nền kinh tế.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm biển đổi gen: Cần dán nhãn cho từng sản phẩm?

20-10-2011

Việc dán nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng có thông tin chọn lựa hiện đang được nhiều quốc gia áp dụng, song một số chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, điều này không cần thiết.

Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân

19-10-2011

Mấy năm trước, vào thời điểm này người trồng lúa ĐBSCL chuẩn bị bắt tay xuống giống vụ đông xuân, thậm chí nhiều nơi đã xuống giống vì nước đã rút. Nhưng năm nay, do lũ cao, việc xuống giống đầu vụ đông xuân sẽ ra sao?

Nghịch lý giá thực phẩm từ chuồng nuôi ra chợ

19-10-2011

Giá các loại thực phẩm như lợn, gà ở các trang trại liên tục giảm mạnh, nông dân lỗ nặng. Nghịch lý ở chỗ, giá bán các sản phẩm nói trên tại các chợ ở thành phố, siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

Sẽ siết điều kiện kinh doanh cà phê xuất khẩu

19-10-2011

Dự thảo văn bản về điều kiện kinh doanh cà phê đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành có liên quan.

Quyết định SX vụ thu đông là chính xác

19-10-2011

Đánh giá về SX vụ thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù có hơn 8 nghìn hecta lúa vụ 3 bị mất trắng vì lũ nhưng quyết định mở rộng SX vụ 3 là chính xác, được nhiều hơn mất. Vụ 3 năm 2011 ở ĐBSCL sẽ có thu và đóng góp đáng kể để hoàn thành mục tiêu 41 triệu tấn lương thực năm 2011.

Lời giải bài toán thâm canh ngô

19-10-2011

Trong canh tác sản xuất ngô, giống tốt là tiền đề quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm thì giải pháp thâm canh phù hợp là điều kiện đủ để phát huy hết tiềm năng của giống. Thực tiễn cho thấy, bà con nông dân còn theo tư duy canh tác cũ, mức độ thâm canh hạn chế nên năng suất ngô còn ở mức rất thấp.

TỰ TIN VỚI SẢN XUẤT LÚA KHI NƯỚC BIỂN DÂNG

19-10-2011

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa có chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất và bảo vệ vụ thu đông (vụ 3) ở các tỉnh ĐBSCL. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Dư quanh vấn đề này.

Công trình thủy lợi miền Trung: "Run rẩy" trong lũ lớn

19-10-2011

Kiểm tra chuỗi thủy văn, các nhà chuyên môn nhận thấy trong thời gian từ năm 1964 đến nay, do chế độ khí hậu thất thường đã hình thành nhiều trận mưa liên tục, gây lũ chồng lũ trên địa bàn miền Trung tạo ra những cơn lũ quét, lũ kép. Điều nguy hại là tại khu vực này, phần lớn những công trình thủy lợi đã quá “già nua”.