THỊ TRƯỜNG

Sẽ mạnh tay với “chè bẩn”

Ngày đăng: 08 | 09 | 2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.


Theo Vitas nếu có các quy định về kinh doanh và chế biến chè thì đã không có nhiều hộ tham gia vào chế biến chè như hiện nay.
Thời gian vừa qua, ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều cơ sở quy mô nhỏ đã pha trộn các tạp chất như tinh bột hồ hóa, bùn đất vào chế biến chè hoặc phơi chè ở nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Việc làm trên đã vi phạm nghiệm trọng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, gây thiệt hại cho người làm chè, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, thị trường xuất khẩu chè và uy tín của ngành chè Việt Nam.

Để chấm dứt những hành vi này, trong công văn số 1553/Ttg- KTN, gửi các đơn vị có liên quan, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phương rà soát, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất chè, có kế hoạch trồng mới, trồng thay thế bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phổ biến áp dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến chè.

Bên cạnh đó, cơ quan này cần chủ trì xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ; chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, phát hiện các chất độc hại tồn dư trong sản phẩm chè từ khâu sản xuất đến thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Song song với việc xây dựng mối liên kết kinh tế bền vững giữa hộ nông dân, hợp tác xã với các cơ sở chế biến chè, đáp ứng điều kiện sản xuất, chất lượng và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và cơ sở chế biến.

Đối với Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cần chấn chỉnh và nâng cao năng lực của các thành viên trong việc tổ chức thu mua nguyên liệu với giá cả hợp lý, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phấn đấu đưa giá trị chè xuất khẩu Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực.

Về phía Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo công an các địa phương phối hợp với lực lượng thanh tra chuyên ngành thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình trạng sản xuất, tiêu thụ chè kém chất lượng. Điều tra làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp đặt hàng, thu mua chè kém chất lượng.

Bộ Tài chính chỉ đạo ngành hải quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại các cửa khẩu, kiểm soát chặt chẽ lượng chè xuất nhập khẩu, chỉ cho phép thông quan khi có xác nhận kết quả kiểm tra chất lượng chè đạt yêu cầu; thông báo với các cơ quan chức năng xử lý chè kém chất lượng theo quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè; đồng thời phát hiện, phản ánh kịp thời, khách quan tình hình sản xuất, chế  biến, buôn bán, xuất nhập khẩu chè kém chất lượng để các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn và xử lý.

Đối với UBND các tỉnh có sản xuất chè, Thủ tướng yêu cầu phải chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các địa bàn trọng điểm; xử lý nghiêm đối với các cơ sở đã pha trộn tạp chất vào chế biến chè; kiên quyết ngăn chặn không để tái diễn tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè kém chất lượng, không đảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, cần rà soát quy hoạch cơ sở chế biến, bảo đảm phù hợp với vùng nguyên liệu trên địa bàn; chấn chỉnh việc cấp phép đầu tư cơ sở chế biến theo các quy chuẩn kỹ thuật; định kỳ kiểm tra, giám sát điều kiện sản xuất, chất lượng chè của các cơ sở chế biến này.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới cũng cần chỉ đạo các lực lượng kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới để ngăn chặn, xử lý tình trạng mua bán, xuất khẩu chè không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trao đổi với VnEconomy, ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Vitas cho rằng, nguyên nhân chính khiến tình trạng chè bẩn có đất phát triển ở một số địa phương là do các nhà quản lý của Việt Nam chưa nhận thức được chế biến chè cần phải là một ngành kinh doanh có điều kiện, phải thoả mãn được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, vùng nguyên liệu… 

Nếu có quy định, các nhà máy sẽ phải có hợp đồng chặt chẽ với người trồng chè thì đã không có hiện tượng người nông dân tự do chế biến sản phẩm của mình như hiện nay, ông Tuân nói.
Theo VnEconomy

Nguồn: http://vneconomy.vn/2011090702445750P0C19/se-manh-tay-voi-che-ban.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá trên 50%

8-9-2011

Trong 60,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt được trong 8 tháng qua, yếu tố giá tăng đã đóng góp gần 4 tỷ USD.

Thị trường bánh trung thu: Khó kiểm soát ATTP

8-9-2011

Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, điều quan trọng nhất là ý thức của người sản xuất chứ không phải sự “vào cuộc ráo riết” của thanh tra.

Thử nghiệm hỗ trợ nông dân trồng lúa 1 năm

7-9-2011

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Thái Lan Kittiratt Na-Ranong, chính phủ mới của nước này sẽ chỉ thực hiện thử nghiệm cơ chế thu mua hỗ trợ trong vòng 1 năm nếu cơ chế này không gây ảnh hưởng lên giá gạo.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ vượt 700 USD/tấn

7-9-2011

Theo Thư ký thường trực thương mại Thái Lan Yanyong Phuangrach, giá gạo xuất khẩu Thái Lan có thể vượt 700 USD/tấn do kế hoạch thu mua thóc từ nông dân với mức giá xác định của chính phủ nước này.

Giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD

7-9-2011

Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tăng khoảng 4% trong năm 2011 và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn. Một nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi số liệu xuất khẩu cao su những năm qua dự báo, giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD.

Giải pháp gỡ khó cho ngành điều: Mở rộng mô hình năng suất cao

7-9-2011

Trước tình trạng điều mất mùa, ngành công nghiệp chế biến điều đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguyên liệu trầm trọng. Theo dự báo, năm 2011 này nước ta phải nhập khoảng 450.000 tấn điều thô.

Muối tràn đồng, vẫn nhập 50.000 tấn

7-9-2011

Trong khi lượng muối tồn đọng rất lớn, chưa tiêu thụ được thì Bộ Công Thương đã cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu 50.000 tấn muối. Nhiều chuyên gia, người dân lo lắng: Muối ngoại sẽ hại muối nội.

Cơ hội tốt để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu

6-9-2011

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Braxin, Indonesia không nhiều do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Nỗi lo từ mặt bằng giá gạo mới

6-9-2011

Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua cầm chừng, các doanh nghiệp chế biến, xay xát và lái gạo không “ăn hàng”. Song giá lúa gạo ở ĐBSCL tạm đứng ở mức cao.

Phát triển bền vững ngành mía đường

5-9-2011

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp nguyên liệu vẫn xẩy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của ngành mía đường cũng như lợi ích của người trồng mía. Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm, đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường... Đây là yếu tố chính để phát triển bền vững cho ngành mía đường trong nước.

Ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng

5-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta 8 tháng đầu năm ước tính đạt 16,4 tỉ USD. Trong khi tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng và vật tư, nguyên liệu phục vụ lĩnh vực này ước đạt 10,4 tỉ USD. Như vậy, nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng.

Sản lượng thuỷ sản tháng 8 tăng 4,6% so với cùng kỳ

1-9-2011

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thuỷ sản tháng 8/2011 ước tính đạt 475 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 349 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 79 nghìn tấn, tăng 5,6%.