TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gã liều thành tỷ phú... trâu bò

Ngày đăng: 14 | 07 | 2011

Từ dắt trâu, bò thuê, nay anh đã có trang trại với gần 200 con trâu bò, 50ha lát, sao đen, luồng và 5ha mía cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh là tỷ phú Đỗ Xuân Tăng, ở thôn Đầm, xã Cẩm Quý, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Hỏi thăm đường vào nhà anh Tăng, tôi được một người dân chỉ: "Anh cứ đi thẳng, lên đến đỉnh dốc thấy ngôi nhà 3 tầng to tướng đối diện với nhà văn hóa thôn, đó chính là nhà anh Tăng "bò" - người có trâu, bò nhiều nhất xã.
Mỗi năm trâu, bò, đem về cho vợ chồng anh Đỗ Xuân Tăng hơn 300 triệu đồng.
 
Gã liều
Tăng đang trên trang trại, tưởng tôi là khách mua trâu bò, chị Thắng - vợ anh vội vàng gọi điện giục chồng về.
Nhấp chén trà, Tăng kể cho tôi nghe cuộc đời mình. Học hết lớp 10, nhà nghèo anh đành ở nhà đi dắt trâu, bò thuê. Năm 1985, anh xây dựng gia đình với chị Hoàng Thị Thắng cùng thôn, một thời gian vợ chồng dọn ra ở riêng. Cuộc sống đã khó lại càng khó hơn khi con gái đầu lòng ra đời, mọi công việc đều một tay anh gánh vác.
Hồi ấy máy xát còn hiếm, anh đánh liều vay ngân hàng 4,5 triệu đồng mua máy xát về làm dịch vụ cho bà con trong xã. Cám anh tận dụng nuôi 2 lợn nái và 20 lợn thịt… Năm 1996, tiền tích luỹ từ xay xát, nuôi lợn, anh vay thêm 20 triệu đồng ngân hàng mua xe công nông về chở vật liệu xây dựng, phân, lúa cho bà con.
Năm 1998, trong lúc xát gạo, chị Thắng không may bị máy cuốn đứt 4 ngón tay phải, anh quyết định bán máy xát để tập trung chạy công nông. "Nhiều khi chở cát, đá cho họ không có tiền họ trả bằng bò, bán thì rẻ nên tôi để lại nuôi. Lúc đầu có 2 con, rồi lên 4 con, 10 con, rồi vài chục con, vài trăm con" - anh Tăng kể.
Đang ăn nên làm ra, một trưa hè năm 2006, khi đang chở cát vào làng, một gã say rượu bám trèo lên xe mà anh không biết. Xe vào ổ gà, gã bị hất tung xuống đất chết ngay tại chỗ.
"Biết gã tự mình gây ra nên gia đình họ không kiện. Nhưng tôi vẫn phải nhượng cho gia đình nạn nhân vài đôi bò làm vốn. Sau "vận đen" này, tôi bán luôn công nông chuyển sang nuôi trâu, bò và trồng mía" - anh Tăng nhớ lại.
"Bén duyên" trâu, bò…
Khép lại quá khứ buồn, anh hồ hởi dẫn chúng tôi đi thăm trang trại của mình. Trang trại trâu, bò và rừng lát, sao đen, luồng của anh nằm tít trên thung lũng cách nhà khoảng 4 cây số.
Cuốc bộ cùng anh qua một rừng luồng, rồi đến khu trồng lát, sao đen và trên cùng là bãi chăn thả trâu, bò tự nhiên. Anh Tăng bảo, trang trại của anh đi cả ngày cũng không hết, nên để tiện cho việc chăn thả, anh đào hào, rào thép gai xung quanh. Anh đang thuê 4 công nhân chăn trâu, bò. Sáng thả, chiều tối lên núi đuổi trâu, bò về. Đồng cỏ bao la xanh mướt, nên con nào cũng béo tròn.
“Trước tôi chỉ nuôi bò, từ năm 2007 đến nay, thấy giá trâu cao nên tôi nuôi thêm trâu. Trung bình mỗi năm bán 60 con bò, 15 con trâu, thu về hơn 300 triệu đồng. Cuối năm 2008, tôi xây nhà hết gần 1 tỷ đồng đều từ tiền bán trâu, bò cả đấy.” - Anh Đỗ Xuân Tăng
Ngoài trồng luồng, lát, sao đen và chăn nuôi trâu, bò, anh còn thuê 6ha đất trồng mía đường và mua một máy cày rãnh mía vừa phục vụ gia đình, vừa cày thuê cho người dân. Năm 2010, anh thu gần 200 triệu đồng từ bán mía và gần 80 triệu đồng tiền cày thuê.
Gần 30ha luồng đang cho thu hoạch tỉa, năm ngoái, anh thu hơn 40 triệu đồng. Không chỉ vậy, anh còn cho các hộ nghèo nuôi rẽ trâu, bò làm vốn. Khi trâu, bò đẻ được 2 con thì chủ 1 con, người nuôi 1 con.
Anh Hoàng Văn Sơn - một người chăn trâu, bò thuê cho anh Tăng phấn khởi nói: "Tôi làm cho anh Tăng 4 năm nay rồi, nhờ anh Tăng cho nuôi rẽ, nay tôi đã có 2 con bò làm vốn, cuối năm nay chắc sẽ được thêm 1 con nữa".
Anh Tăng bảo, điều anh vui nhất là con cái học hành đến nơi đến chốn, trưởng thành và giúp nhiều người có việc làm từng bước thoát nghèo...
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/49756p1c34/ga-lieu-thanh-ty-phu-trau-bo.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xem xét miễn, giảm ba loại thuế

14-7-2011

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng qua (13.7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình một số giải pháp về thuế trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

3 năm thực hiện Nghị quyết "tam nông": Nhiều chính sách chậm vào cuộc sống

13-7-2011

Hôm 11.7, phát biểu kết luận tại hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 của BCH T.Ư Đảng khóa X, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Thực hiện thắng lợi NQ này sẽ tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT), nâng cao đời sống nông dân.

Bùng nổ những cánh đồng mẫu

13-7-2011

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là nỗi khát khao của nhà nông. Từ thành công của các mô hình thí điểm, vụ hè thu này ở các tỉnh vùng ĐBSCL đã “bùng nổ” các CĐML.

Vực lại nghề truyền thống

13-7-2011

Có trong tay hai tấm bằng đại học với nhiều cơ hội việc làm tốt, nhưng anh Nguyễn Hữu Tài quyết định trở về quê nhà (thôn Thông Đạt, xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) để vực lại làng nghề mây, tre đan truyền thống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

13-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chuyện chưa từng có ở ĐBSCL: "Nhái" cả cá linh non

13-7-2011

Chuyện cá linh non xuất hiện tại các chợ sớm hơn thường lệ, tức khi lũ chưa về cứ tưởng là tín hiệu vui cho cư dân vùng sông nước vì sẽ có được một mùa lũ đẹp. Không ngờ đó chỉ là “hàng dỏm” làm nhiều người rất bức xúc, thất vọng.

Chuyện động trời ở lò giống gia cầm lớn nhất nước

13-7-2011

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) xưa nay được xem là lò ấp và bán giống gia cầm lớn nhất nước. PV NNVN đã đột nhập lò giống khổng lồ này và chứng kiến những chuyện động trời.

Sử dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

12-7-2011

Theo các nhà khoa học, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Bên cạnh đó, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo vào khoảng 50%…

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

12-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị, có lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Giải ngân hơn 1.900 tỷ đồng đầu tư nông nghiệp

12-7-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 6/2011, khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn ngân sách tập trung trong ngành nông nghiệp ước đạt ước đạt 1.912,8 tỷ đồng, bằng 52,09% kế hoạch năm.

SXNN 6 tháng cuối năm: Chuyển từ số lượng sang chất lượng và hiệu quả

11-7-2011

Mặc dù được dự báo là khó đạt các mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường, thị trường nhiều biến động, song với những gì đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, một lần nữa cho thấy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn thể hiện được khả năng "bật" của mình trong gian khó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Nông dân đề nghị VFA chỉ nên tìm đầu ra cho hạt gạo

30-6-2011

Thời điểm VFA thu mua tạm trữ (15/7-30/8) là cao điểm thu hoạch lúa hè thu, trong khi hợp đồng xuất khẩu đã ký rất hạn chế, chắc chắn giá lúa sẽ đi xuống.