TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

Ngày đăng: 13 | 07 | 2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các thành viên Chính phủ và đại diện lãnh đạo các địa phương đã tập trung phân tích, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết, nhằm thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (NQ26) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Triển khai chương trình hành động tới cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết (NQ), gần 3 năm qua mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước.
Theo báo cáo của Bộ NN- PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt 19,53 tỷ USD (tăng 3,46 tỷ USD so với năm 2008), vượt 81% so với mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD). Sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền, đã dần dần hình thành được “hình hài” của mô hình NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Công tác giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu, theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm từ 13,1% (năm 2008) xuống còn 9,45% (năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 16,2% xuống còn 11,3%.
 Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện NQ26 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về NQ và Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới còn chưa đầy đủ; nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống hoặc chưa tạo ra chuyển biến trên thực tế…
 Các ý kiến tại Hội nghị đều cho rằng, NQ26 mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay, được dư luận trong và ngoài nước nhất là cư dân nông thôn tích cực đón nhận, kỳ vọng về một thời kỳ với tương lại phát triển mạnh mẽ.
Chia sẻ tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương cho rằng, một trong những khó khăn lớn nhất trong triển khai thực hiện NQ26 là trình độ, năng lực của cán bộ nhất là cán bộ ở cấp cơ sở còn hết sức hạn chế; nhiều địa phương đề nghị Trung ương hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quá trình triển khai thực hiện NQ. Có ý kiến đề nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích DN về đầu tư tại khu vực nông thôn nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân nông thôn.
Hội nghị xác định một số mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là đưa tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước đạt 17-18%; hàng năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn; thu nhập của người dân nông thôn tăng từ 1,8- 2 lần so với năm 2010; số xã đạt tiêu chuẩn NTM đạt khoảng 20%...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, sau gần 3 năm thực hiện NQ26, diện mạo nông thôn cả nước đã có nhiều thay đổi tích cực. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tăng lên trong bối cảnh thu ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn. Để đạt được những chỉ tiêu đã đề ra đến năm 2015, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bám sát 8 nhóm giải pháp trong NQ26; nội dung, tiêu chí của Chương trình xây dựng NTM; Chương trình giảm nghèo để từ đó, căn cứ đặc thù từng địa phương, xây dựng kế hoạch hành động.
Đề cập đến ý nghĩa to lớn của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần thường xuyên tổ chức sơ kết, cân đối, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương để thúc đẩy hiệu quả của công tác hết sức quan trọng này.
Thủ tướng nhấn mạnh: NQ26 đã thể hiện rõ tầm chiến lược trong công tác xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Căn cứ vào tình hình thực tế, mỗi tỉnh, thành phố phải tự cân đối và có cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong huy động vốn, cần chú ý kết hợp hài hòa giữa nguồn ngân sách của Trung ương với tận dụng nguồn lực trong dân và đóng góp của DN. Đặc biệt, phải tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất cả về nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, trong đó đẩy mạnh ứng dụng KHCN, gắn với cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.
Để xây dựng NTM, có nhiều yếu tố nhưng quyết định là giáo dục, đào tạo. Đây là vấn đề cốt lõi để tạo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần đặc biệt lưu ý đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ, dân trí cho người dân nông thôn. Song song với đào tạo phổ thông, đại học cần đa dạng hóa hơn nữa việc đào tạo nghề để tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thoát nghèo. Bên cạnh đó, ở mỗi địa phương, cũng cần tăng cường, củng cố công tác xây dựng, phát triển hệ thống chính trị cơ sở để giữ vững an ninh nông thôn, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/81052/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Chuyện chưa từng có ở ĐBSCL: "Nhái" cả cá linh non

13-7-2011

Chuyện cá linh non xuất hiện tại các chợ sớm hơn thường lệ, tức khi lũ chưa về cứ tưởng là tín hiệu vui cho cư dân vùng sông nước vì sẽ có được một mùa lũ đẹp. Không ngờ đó chỉ là “hàng dỏm” làm nhiều người rất bức xúc, thất vọng.

Chuyện động trời ở lò giống gia cầm lớn nhất nước

13-7-2011

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) xưa nay được xem là lò ấp và bán giống gia cầm lớn nhất nước. PV NNVN đã đột nhập lò giống khổng lồ này và chứng kiến những chuyện động trời.

Sử dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

12-7-2011

Theo các nhà khoa học, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Bên cạnh đó, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo vào khoảng 50%…

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

12-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị, có lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Giải ngân hơn 1.900 tỷ đồng đầu tư nông nghiệp

12-7-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 6/2011, khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn ngân sách tập trung trong ngành nông nghiệp ước đạt ước đạt 1.912,8 tỷ đồng, bằng 52,09% kế hoạch năm.

SXNN 6 tháng cuối năm: Chuyển từ số lượng sang chất lượng và hiệu quả

11-7-2011

Mặc dù được dự báo là khó đạt các mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường, thị trường nhiều biến động, song với những gì đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, một lần nữa cho thấy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn thể hiện được khả năng "bật" của mình trong gian khó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Nông dân đề nghị VFA chỉ nên tìm đầu ra cho hạt gạo

30-6-2011

Thời điểm VFA thu mua tạm trữ (15/7-30/8) là cao điểm thu hoạch lúa hè thu, trong khi hợp đồng xuất khẩu đã ký rất hạn chế, chắc chắn giá lúa sẽ đi xuống.

Các nhà nhập khẩu Mỹ phản đối quy tắc an toàn cá tra mới

30-6-2011

Nhà nhập khẩu lo ngại quy chế đề xuất mới sẽ làm giảm nguồn cung cấp cá nhập khẩu, làm giá tăng cao đối với các nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng.

Tái khởi động bảo hiểm nông nghiệp

30-6-2011

Người nông dân kỳ vọng BHNN sẽ giúp họ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh.

Cấm nhập thực vật không đăng ký xuất khẩu

30-6-2011

Đến 1.7, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cho dừng nhập các lô hàng vào VN nếu không có đăng ký.

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2011: Vượt khó đi lên

30-6-2011

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhìn chung, 6 tháng đầu năm, thời tiết ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến việc gieo cấy vụ Đông xuân.

Miền Bắc thu hoạch lúa chậm, miền Nam lúa được giá

30-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do thời tiết bất lợi nên tiến độ thu hoạch lúa Đông Xuân (ĐX) tại miền Bắc chậm hơn nhiều so với cùng kỳ, điều này cũng ảnh hưởng tới việc gieo cấy lúa vụ Hè Thu (HT) ở một số địa phương.