TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái khởi động bảo hiểm nông nghiệp

Ngày đăng: 30 | 06 | 2011

Người nông dân kỳ vọng BHNN sẽ giúp họ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh.

Ngày 1/7 tới, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ chính thức được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh, thành. Trong đó, thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội; bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
 
Người nông dân kỳ vọng BHNN sẽ giúp họ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thành "trọng trách" này không dễ. Bởi thực tế, BHNN đã từng được Bảo hiểm Bảo Việt và Công ty Bảo hiểm Groupama (Pháp) triển khai cách đây hơn 10 năm, nhưng "chịu không nổi" vì phí bảo hiểm thu được không nhiều, trong khi bồi thường lại rất lớn.
 
Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chia sẻ, dù biết có rất nhiều rủi ro, nhưng doanh nghiệp vẫn mong muốn "chinh phục" được thị trường BHNN. Bởi lẽ, Việt Nam là nước nông nghiệp, phần lớn đất đai và nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là thị trường tiềm năng và không có sự cạnh tranh, trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm khác đang cạnh tranh rất gay gắt và đã có dấu hiệu bão hòa. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện BHNN trong thời gian qua, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của người nông dân cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh.
 
Bảo Minh - một trong những doanh nghiệp được chọn triển khai đề án thí điểm BHNN cho biết, bên cạnh mục tiêu xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương, Bảo Minh đang đi tiên phong trong việc thí điểm xây dựng sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn mới và giảm thiểu tối đa những hạn chế của sản phẩm BHNN truyền thống, tạo tiền đề phát triển nghiệp vụ BHNN trong thời gian tới. Thực tế, Bảo Minh đã bắt đầu triển khai thí điểm bảo hiểm chỉ số hạn hán đối với cây cà phê tại Đắk Lắk từ đầu năm 2011 (tức là mùa hạn sớm). Dù chỉ triển khai trong thời gian rất ngắn (khoảng nửa tháng) và trong trong phạm vi hẹp (chỉ có 56 xã thuộc 4 huyện và TP Buôn Ma thuột), nhưng Bảo Minh đã ký kết được 22 hợp đồng, với tổng số tiền bảo hiểm hơn 400 triệu đồng và phí bảo hiểm hơn 40 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, đại diện Bảo Minh thừa nhận, kết quả ban đầu còn rất khiêm tốn (doanh thu thấp và bồi thường cao). Nhưng do đã xác định sản phẩm bảo hiểm mà Bảo Minh thiết kế là rất mới, nên trong giai đoạn thí điểm, mục tiêu chủ yếu là giới thiệu và quảng bá sản phẩm mới về nông nghiệp cho bà con nông dân và thị trường. Đồng thời, thông qua việc thí điểm sẽ giúp Bảo Minh có cơ sở nghiên cứu cải tiến để có thể triển khai rộng loại hình bảo hiểm này, không những đối với rủi ro hạn hán cho các loại cây trồng khác, mà còn đối với các rủi ro khác như lũ lụt, nhiệt độ…
 
Theo các chuyên gia trong ngành, khi triển khai một loại hình bảo hiểm mới như BHNN, nguyên tắc của doanh nghiệp là mong muốn có số đông nông dân tham gia để có thể hạch toán bù cho số ít bị thiệt hại. Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho hay, mặc dù Nhà nước đã quyết định sẽ hỗ trợ đáng kể, song doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay không khỏi đắn đo trong việc tham gia lĩnh vực BHNN cho nông dân. Vì đây là lĩnh vực bảo hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro, liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Mức chi đền bù sẽ cao, trong khi mức thu phí thấp. Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ khó đánh giá mức thiệt hại của nông dân. Bởi vì, đặc thù của nông nghiệp ở nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún. Giá cả đầu ra của nông sản bấp bênh, nên cũng khó xác định được mức thiệt hại khi có thiên tai, dịch bệnh. Do vậy, quá trình bồi thường bảo hiểm sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để gỡ khó khăn cho cả doanh nghiệp và nông dân, Nhà nước cần có một bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng, nhiều hướng dẫn cụ thể hơn nữa mới thực hiện được BHNN.
 
"Ngoài sự phối hợp của các cơ quan chức năng khác, đối với những doanh nghiệp bảo hiểm tham gia BHNN, việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp (đại lý) cùng với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ này sẽ đóng vai trò quan trọng không, những trong việc tiếp cận và thuyết phục bà con nông dân, mà còn giúp giảm thiểu chi phí cho các bên", đại diện Bảo Minh nói.
Theo Báo Đầu tư chứng khoán

Nguồn: http://cafef.vn/2011062903528266CA52/tai-khoi-dong-bao-hiem-nong-nghiep.chn

NỘI DUNG KHÁC

Cấm nhập thực vật không đăng ký xuất khẩu

30-6-2011

Đến 1.7, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cho dừng nhập các lô hàng vào VN nếu không có đăng ký.

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2011: Vượt khó đi lên

30-6-2011

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhìn chung, 6 tháng đầu năm, thời tiết ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến việc gieo cấy vụ Đông xuân.

Miền Bắc thu hoạch lúa chậm, miền Nam lúa được giá

30-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do thời tiết bất lợi nên tiến độ thu hoạch lúa Đông Xuân (ĐX) tại miền Bắc chậm hơn nhiều so với cùng kỳ, điều này cũng ảnh hưởng tới việc gieo cấy lúa vụ Hè Thu (HT) ở một số địa phương.

Việt Nam tham gia Hội chợ Chè quốc tế tại Hàn Quốc

30-6-2011

Để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trà nổi tiếng của các công ty Việt Nam đến với người tiêu dùng nước sở tại, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc tham gia trưng bày các ấn phẩm và sản phẩm trà mẫu và các thông tin liên quan tại Hội chợ Chè quốc tế QuangJu 2011 (Gwangju International Tea Fair 2011) vừa diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Kim Dae Jung, Thành phố Quang Ju-Hàn Quốc từ ngày 23 đến 26/06.

Mỹ ra quyết định về thuế chống bán phá giá cá tra của Việt Nam

30-6-2011

Bangladesh được chọn là quốc gia thứ 3 để tính toán biên độ phá giá cá tra Việt Nam.

Còn nhiều bất cập trong việc thực hiện dự án 5 triệu hecta rừng

30-6-2011

Tuy dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng đạt được những kết quả nhất định nhưng theo đánh giá của nhiều cơ quan chức năng, dự án vẫn tồn tại nhiều bất cập, thậm chí nhiều hạng mục không hoàn thành.

Trồng rừng hướng tới nền kinh tế xanh

30-6-2011

Mỗi năm, thế giới phải chi rất nhiều tiền cho công tác trồng và bảo vệ rừng. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là làm sao để rừng phải mang lại thật nhiều giá trị kinh tế cho con người, xóa đói nghèo.

Triển vọng lớn cho cây đậu tương

30-6-2011

Những năm gần đây, cây đậu tương đã được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, tuy nhiên, đầu ra chưa ổn định. Việc một nhà máy chiết xuất tinh dầu đậu tương đầu tiên ở nước ta ra đời đang hứa hẹn tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm cho người nông dân.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng

29-6-2011

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 34/2011/QÐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QÐ-TTg ngày 14-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục giới thiệu Thông tư liên tịch số 26

29-6-2011

Mới đây, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tổ chức Hội nghị triển khai công tác quy hoạch và giới thiệu Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu tối đa 40 triệu đồng/doanh nghiệp

29-6-2011

Thứ trưởng bộ Tài chính Trần Văn Hiếu vừa ký ban hành Thông tư số 88/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Kỳ vọng lớn vào ngành nông nghiệp

29-6-2011

Sáu tháng đầu năm 2011, dù có nhiều khó khăn với những điểm khác biệt so với các năm trước như thời tiết khắc nghiệt, biến động của nền kinh tế, Chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được những thành tích đáng kể. Các lĩnh vực đều tăng trưởng khá, xuất khẩu tăng mạnh, trong đó duy trì xuất siêu được 4,3 tỷ USD. Ngành nông nghiệp được kỳ vọng lớn sẽ góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.