TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vực lại nghề truyền thống

Ngày đăng: 13 | 07 | 2011

Có trong tay hai tấm bằng đại học với nhiều cơ hội việc làm tốt, nhưng anh Nguyễn Hữu Tài quyết định trở về quê nhà (thôn Thông Đạt, xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) để vực lại làng nghề mây, tre đan truyền thống.

Anh Tài chia sẻ: “Làng mình có nghề mây, tre đan từ xa xưa, trước có nhiều nghệ nhân lắm, nhưng nay chẳng còn ai nữa. Cũng vì chậm thích nghi với cơ chế thị trường, nhiều khó khăn nên chỉ còn vài hộ bám nghề. Chẳng lẽ mình cứ đứng vậy mà nhìn làng nghề chết dần".
 
Về quê giữ nghề
Tốt nghiệp 2 trường ĐH Nông nghiệp và Ngoại thương, ra trường có nhiều công ty, cơ quan tuyển dụng, nhưng vì "nặng nghĩa, nặng tình" với quê hương, nên Tài đã từ chối. Năm 2001, anh bắt tay ngay vào việc xây dựng cơ sở khôi phục lại nghề mây, tre đan của xã.
Nhưng khi bắt tay vào làm, Tài gặp không ít khó khăn nhất là về vốn và đầu ra chosản phẩm… Anh huy động vốn của người thân, bạn bè, lên đường vào Nam, ra Bắc để tìm đầu ra cho sản phẩm. Điều anh nhận thấy là nhu cầu sử dụng các sản phẩm mây, tre đan ngày càng cao, nhưng do mẫu mã, kiểu dáng hạn chế nên chưa thuyết phục được người tiêu dùng.
Ngoài việc cải thiện mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, anh nhờ người quen hay đi Nhật, Đài Loan mỗi lần sang cầm theo vài sản phẩm làm quà, đồng thời giới thiệu tìm khách hàng. Anh còn giới thiệu, quảng cáo sản phẩm trên các trang điện tử địa phương. "Bây giờ khách hàng của mình đa số là ở Nhật, Đài Loan và một số nước châu Âu" - anh Tài cho hay.
Con đường sáng để lập nghiệp
Theo anh Tài, nghề nào cũng có cái khó, cái dễ, có lúc thịnh, suy. Hiện nay, con người đang có xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên hơn, những sản phẩm như giỏ hoa, bát, đĩa, túi xách, bàn ghế… bằng mây, tre đan được nhiều người lựa chọn. Nếu mình biết cách tiếp cận thị trường, cải tiến mẫu mã, đào tạo nghề cho người dân thì không sợ không bán được hàng
Anh xác định, sự phồn thịnh của làng nghề, công ty phải gắn liền với lợi ích của người dân. Người dân biết nghề, giỏi nghề, nhiệt tình hưởng ứng thì làng nghề mới vực dậy và công ty mới phát triển được. Để làm điều này, anh Tài đã hợp tác với các thôn, xã, Huyện đoàn và Hội ND dạy nghề cho người dân.
“Nhờ anh Tài, hàng trăm người dân trong thôn có việc làm, thu nhập ổn định. Số hộ nghèo giảm, hộ giàu tăng đáng kể.” - Ông Nguyễn Hữu Long - Trưởng thôn Thông Đạt
Đến nay, công ty của anh đã dạy nghề cho khoảng 230 hộ trong xã và các xã lân cận. Ngoài ra, công ty của Tài đang tạo việc làm cho gần 60 công nhân với mức lương 2 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Em Nguyễn Thị Thu (thôn Thông Đạt), một trong những học viên học nghề miễn phí từ công ty của Tài, phấn khởi khoe: "Em tốt nghiệp THPT năm 2009, gia đình khó khăn nên em đi học nghề. Em được chú Tài dạy và làm việc luôn tại công ty chú. Theo em, học nghề cũng là một con đường sáng để lập nghiệp".
Hiện thôn Thông Đạt có khoảng 100 hộ làm nghề mây tre đan, tất cả sản phẩm làm ra đều được công ty của anh Tài bao tiêu đầu ra. Ngoài ra, anh còn nhận bao tiêu sản phẩm cho các xã bên cạnh. Chị Lê Thị Hằng (xã Tuyết Nghĩa) cho hay: "Gia đình tôi có 4 sào ruộng, trước kia xong mùa hai vợ chồng lại lên huyện làm thuê. Nay làm mùa xong cả nhà tập trung đan lát, công việc nhẹ nhàng, mình chịu khó làm cũng được 70 - 120 nghìn đồng/người/ngày".
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/49532p1c34/vuc-lai-nghe-truyen-thong.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

13-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chuyện chưa từng có ở ĐBSCL: "Nhái" cả cá linh non

13-7-2011

Chuyện cá linh non xuất hiện tại các chợ sớm hơn thường lệ, tức khi lũ chưa về cứ tưởng là tín hiệu vui cho cư dân vùng sông nước vì sẽ có được một mùa lũ đẹp. Không ngờ đó chỉ là “hàng dỏm” làm nhiều người rất bức xúc, thất vọng.

Chuyện động trời ở lò giống gia cầm lớn nhất nước

13-7-2011

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) xưa nay được xem là lò ấp và bán giống gia cầm lớn nhất nước. PV NNVN đã đột nhập lò giống khổng lồ này và chứng kiến những chuyện động trời.

Sử dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

12-7-2011

Theo các nhà khoa học, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Bên cạnh đó, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo vào khoảng 50%…

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

12-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị, có lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Giải ngân hơn 1.900 tỷ đồng đầu tư nông nghiệp

12-7-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 6/2011, khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn ngân sách tập trung trong ngành nông nghiệp ước đạt ước đạt 1.912,8 tỷ đồng, bằng 52,09% kế hoạch năm.

SXNN 6 tháng cuối năm: Chuyển từ số lượng sang chất lượng và hiệu quả

11-7-2011

Mặc dù được dự báo là khó đạt các mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường, thị trường nhiều biến động, song với những gì đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, một lần nữa cho thấy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn thể hiện được khả năng "bật" của mình trong gian khó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Nông dân đề nghị VFA chỉ nên tìm đầu ra cho hạt gạo

30-6-2011

Thời điểm VFA thu mua tạm trữ (15/7-30/8) là cao điểm thu hoạch lúa hè thu, trong khi hợp đồng xuất khẩu đã ký rất hạn chế, chắc chắn giá lúa sẽ đi xuống.

Các nhà nhập khẩu Mỹ phản đối quy tắc an toàn cá tra mới

30-6-2011

Nhà nhập khẩu lo ngại quy chế đề xuất mới sẽ làm giảm nguồn cung cấp cá nhập khẩu, làm giá tăng cao đối với các nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng.

Tái khởi động bảo hiểm nông nghiệp

30-6-2011

Người nông dân kỳ vọng BHNN sẽ giúp họ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh.

Cấm nhập thực vật không đăng ký xuất khẩu

30-6-2011

Đến 1.7, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cho dừng nhập các lô hàng vào VN nếu không có đăng ký.

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2011: Vượt khó đi lên

30-6-2011

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhìn chung, 6 tháng đầu năm, thời tiết ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến việc gieo cấy vụ Đông xuân.