TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bùng nổ những cánh đồng mẫu

Ngày đăng: 13 | 07 | 2011

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là nỗi khát khao của nhà nông. Từ thành công của các mô hình thí điểm, vụ hè thu này ở các tỉnh vùng ĐBSCL đã “bùng nổ” các CĐML.

Các tỉnh ĐBSCL đang định hình CĐML để sản xuất hàng hóa và tăng lợi ích cho nông dân, từ đó, nhân rộng mô hình, tiến lên sản xuất lớn.
Tham quan CĐML tại Bạc Liêu vụ đông xuân 2010-2011.
 
Đồng thuận, đồng bộ, nhân rộng
CĐML là cách sản xuất mới. Có thể hiểu đơn giản là nông dân cùng liên kết những thửa ruộng nhỏ lẻ lại với nhau, cùng áp dụng đồng bộ một quy trình sản xuất VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Điều này giúp nông dân có thể tiếp cận các loại vật tư nông nghiệp đầu vào với giá rẻ, quản lý tốt dịch hại, dinh dưỡng, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, nông dân dễ tiêu thụ sản phẩm và nâng cao thu nhập. Nhiều địa phương ở ĐBSCL đã triển khai thành công mô hình CĐML, có tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Như ở Bạc Liêu, từ năm 2008, đã thực nghiệm CĐML trên diện tích hơn 30ha với sự liên kết vài chục hộ. Và vụ đông xuân vừa qua, tỉnh này nhân rộng CĐML lên 4 điểm thuộc huyện Hòa Bình và Hồng Dân, rồi mở rộng thêm 3 điểm mới tại huyện Phước Long và Vĩnh Lợi. Đến vụ hè thu này, tổng cộng có 300 nông hộ liên kết với 150ha trong vụ hè thu này.
Nông dân Nguyễn Thanh Tùng ở ấp Ninh Lợi, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Tôi tham gia mô hình từ năm 2010 với 1,7ha. Nhờ vậy, mỗi vụ giảm chi phí hơn 10%, còn năng suất tăng trên 4 giạ lúa (80kg)/công đất ruộng.
Do vậy, năm nay dù nhà nước không đầu tư, tôi và các nông hộ lân cận vẫn quyết định hợp tác, tự xây dựng CĐML trên cơ sở mô hình đã thực hiện trước, kết quả rất thành công”. Ở tiểu vùng Ninh Qưới, chị Lê Thị Loan (ấp Ninh Chài, xã Ninh Qưới A, huyện Hồng Dân) cho hay đã quen với cách làm của mô hình CĐML nên bây giờ ai làm ruộng không theo quy tắc VietGAP là thấy… khó chịu lắm. Hộ này làm tốt, hộ khác học tập nên cả làng, cả ấp có đến vài điểm tự giác liên kết làm theo CĐML.
Làm 7.000ha trong vụ hè thu 2011
Cách làm này cũng đã nở rộ tại tỉnh An Giang khi triển khai thành công 1.200ha tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành trong vụ đông xuân năm ngoái.
Khi đó, lúa cho năng suất tăng vượt trội, từ 8-10 tấn/ha. Còn ở tỉnh Sóc Trăng, kỹ sư Dương Minh Hoàng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh xác nhận: Mô hình CĐML đã thành công trên 60ha tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú và hiện đang triển khai hơn 1.000ha tại xã Viên Bình, huyện Trần Đề. Tại Cà Mau, kỹ sư Nguyễn Thanh Hoàng - Trưởng phòng Kỹ thuật Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, tỉnh đang ráo riết hoàn tất công việc chuẩn bị để tổ chức sản xuất theo CĐML cho trên 300ha tại huyện Trần Thời trong trà lúa vụ 2 năm nay.
Hiện Đồng Tháp, Long An cũng đang triển khai quy mô từ 1.000-1.500ha/tỉnh, Trà Vinh sẽ làm gần 400ha… Qua đó, nâng diện tích sản xuất theo CĐML ở ĐBSCL lên hơn 7.000ha trong vụ hè thu 2011 này.
Mục tiêu phát triển diện tích CĐML tại các tỉnh Nam Bộ, theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), dự kiến sẽ đạt trên 20.000ha vào năm 2012 và trên 50.000ha vào năm 2013.
Cần nhiều định chế
Theo đánh giá của ông Phạm Văn Dư - Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT): Mô hình CĐML giải quyết được vấn đề sản xuất manh mún vốn là rào cản ảnh hưởng quá trình cơ giới hóa trong thời gian quá dài. Bởi muốn sản xuất lớn, nông dân phải liên kết lại, góp đất với các hộ lân cận thành cánh đồng lớn để xây dựng vùng sản xuất lúa, gạo chất lượng cao cho xuất khẩu.
Mô hình CĐML ở An Giang do Công ty Bảo vệ thực vật An Giang triển khai ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, gồm 1.200ha vụ đông xuân 2010-2011. Công ty tổ chức ký hợp đồng hợp tác sản xuất lúa hàng hóa với nông dân, đầu tư lúa giống, vật tư nông nghiệp; đầu tư hệ thống kho, khu vực sấy và nhà máy chế biến gạo tại Vĩnh Bình với công suất lớn, phục vụ bao tiêu cho từ 13.000-15.000ha diện tích canh tác lúa/năm.
Tuy nhiên, quá trình nhân nhanh CĐML rất cần nhiều loại dịch vụ ở hầu hết các khâu, như: Giống, làm đất, gieo sạ, điều tiết nước, chăm sóc, thu hoạch, quản lý, chế biến, tồn trữ… vốn đang còn hạn chế mặt này, mặt khác tại các địa phương. Do vậy, muốn tiến lên xây dựng và hoàn thiện CĐML chắc chắn vẫn cần nhiều định chế thiết thực hỗ trợ đắc lực cho tiến trình phát triển CĐML.
Thạc sĩ Phạm Giang Nam (Trường ĐH Bạc Liêu) nhận định: CĐML rất hay, nếu phát huy định chế tín dụng-dịch vụ thì sự liên kết sẽ hoàn hảo hơn. Theo thạc sĩ Nam, việc đầu tư tín dụng lớn cho phát triển nhanh các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện giải quyết năng động và rốt ráo các yêu cầu ở tất cả các khâu trong từng công đoạn sản xuất và đồng bộ cho cả cánh đồng lớn, được tiến hành sản xuất theo quy tắc chung.
Từ thực tế đó, vấn đề liên kết 4 nhà trở nên bức xúc hơn, bởi nhà nông đồng thuận liên kết nhau sản xuất, nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật, nhà nước quan tâm đầu tư mô hình, còn doanh nghiệp đầu tư/bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo định chế mới có ý nghĩa quan trọng trong giành thắng lợi mục tiêu xây dựng CĐML tại ĐBSCL.
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/49004p1c34/bung-no-nhung-canh-dong-mau.htm

NỘI DUNG KHÁC

Vực lại nghề truyền thống

13-7-2011

Có trong tay hai tấm bằng đại học với nhiều cơ hội việc làm tốt, nhưng anh Nguyễn Hữu Tài quyết định trở về quê nhà (thôn Thông Đạt, xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) để vực lại làng nghề mây, tre đan truyền thống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

13-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chuyện chưa từng có ở ĐBSCL: "Nhái" cả cá linh non

13-7-2011

Chuyện cá linh non xuất hiện tại các chợ sớm hơn thường lệ, tức khi lũ chưa về cứ tưởng là tín hiệu vui cho cư dân vùng sông nước vì sẽ có được một mùa lũ đẹp. Không ngờ đó chỉ là “hàng dỏm” làm nhiều người rất bức xúc, thất vọng.

Chuyện động trời ở lò giống gia cầm lớn nhất nước

13-7-2011

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) xưa nay được xem là lò ấp và bán giống gia cầm lớn nhất nước. PV NNVN đã đột nhập lò giống khổng lồ này và chứng kiến những chuyện động trời.

Sử dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

12-7-2011

Theo các nhà khoa học, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Bên cạnh đó, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo vào khoảng 50%…

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

12-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị, có lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Giải ngân hơn 1.900 tỷ đồng đầu tư nông nghiệp

12-7-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 6/2011, khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân vốn ngân sách tập trung trong ngành nông nghiệp ước đạt ước đạt 1.912,8 tỷ đồng, bằng 52,09% kế hoạch năm.

SXNN 6 tháng cuối năm: Chuyển từ số lượng sang chất lượng và hiệu quả

11-7-2011

Mặc dù được dự báo là khó đạt các mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường, thị trường nhiều biến động, song với những gì đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, một lần nữa cho thấy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn thể hiện được khả năng "bật" của mình trong gian khó, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Nông dân đề nghị VFA chỉ nên tìm đầu ra cho hạt gạo

30-6-2011

Thời điểm VFA thu mua tạm trữ (15/7-30/8) là cao điểm thu hoạch lúa hè thu, trong khi hợp đồng xuất khẩu đã ký rất hạn chế, chắc chắn giá lúa sẽ đi xuống.

Các nhà nhập khẩu Mỹ phản đối quy tắc an toàn cá tra mới

30-6-2011

Nhà nhập khẩu lo ngại quy chế đề xuất mới sẽ làm giảm nguồn cung cấp cá nhập khẩu, làm giá tăng cao đối với các nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng.

Tái khởi động bảo hiểm nông nghiệp

30-6-2011

Người nông dân kỳ vọng BHNN sẽ giúp họ phần nào giảm bớt gánh nặng rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh.

Cấm nhập thực vật không đăng ký xuất khẩu

30-6-2011

Đến 1.7, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cho dừng nhập các lô hàng vào VN nếu không có đăng ký.