TIN TỨC-SỰ KIỆN

Học nghề để liên kết 4 nhà

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

“Quyết định 1956/QĐ-TTg như luồng gió mới, tạo thêm động lực cho chúng tôi đến với nông dân”- ông Nguyễn Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Cần Giuộc (TTDNCG) tỉnh Long An nói.

Học để giảm nghèo...
Ấp Long Ninh ở xã vùng sâu Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An) nằm kẹp giữa sông Cần Giuộc và cách tỉnh Tiền Giang bởi sông Vàm Cỏ, lại xa TTDNCG vài chục cây số. Thời gian qua, một số chị em trong ấp có nhu cầu học nghề nấu ăn. Trước yêu cầu của chị em ấp Long Ninh, không ngại khó khăn, Ban Giám đốc TTDNCG lên TP.HCM mời chuyên gia ẩm thực có uy tín của Công ty Văn hóa Đầm Sen xuống dạy nghề nấu ăn cho 35 lao động nữ “chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Lớp học nấu ăn tại ấp Long Ninh.
 
Đến ngày 16.6, lớp mở được 2 tuần nhưng không có chị nào nghỉ học. Không chỉ các chị sinh hoạt trong hội phụ nữ, mà các cháu gái vừa đủ tuổi lao động cũng mang sách bút đến học. Chị Đặng Thị Hồng Phương- lớp trưởng cho hay, sở dĩ có nhiều lứa tuổi tham gia học là vì một số chị lớn tuổi hiện đang tham gia dịch vụ phục vụ nấu ăn cho các đám cưới, đám giỗ, tân gia nhà… ở địa phương, các cháu học để dễ xin vào làm ở bếp ăn khu công nghiệp, nhà hàng...
“Hai vợ chồng tôi chỉ có 1.000m2 đất, thu chưa nổi 150 kg thóc, nếu không làm thêm nghề dịch vụ nấu ăn thì khó kiếm thêm tiền nuôi hai con đi học”-chị Ngọc Hạnh- một lao động nghèo trong ấp tâm sự.
Tương tự, vợ chồng anh Trần Minh Tâm, ngụ khu phố 4, thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước cũng bút vở đi học. Năm 2006, anh chị sắm bàn ghế, chén đĩa… đủ 30 mâm cỗ (mỗi mâm 10 người) mở dịch vụ nấu ăn, mỗi năm thu 150 triệu đồng lợi nhuận và giải quyết việc làm cho 20 lao động.
Tháng 9.2010, Hội Nông dân thị trấn đề nghị TTDNCG xuống mở lớp nấu ăn, vợ chồng anh cùng hơn 20 hội viên nông dân được hỗ trợ sách bút theo học như học trò tiểu học. Trong đó, các chị Phạm Thị Lê, Phan Thị Bích Thủy, Lê Thị Rầm thuộc đối tượng nghèo của thị trấn.
“Biết cơ sở của tôi được đào tạo nghề bài bản nên 6 tháng đầu năm 2011, tôi hợp đồng phục vụ hơn 20 đám tiệc, mỗi ngày, tôi trả cho người phục vụ 100.000 đồng, chị em phấn khởi lắm”- anh Tâm kể. Anh Tâm còn cho biết, nhờ học nghề, chị Trần Thị Lê được một cơ sở nấu ăn ở thị trấn Cần Đước nâng lương từ 2,5 triệu đồng lên 3 triệu đồng/tháng.
... Và liên kết 4 nhà
“Năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, TTDNCG đã mở 40 lớp cho 1.225 nông dân ở 2 huyện Cần Giuộc, Cần Đước học nghề hoa - cây kiểng, nấu ăn, đan giỏ nhựa, nuôi tôm sú, trồng lúa, trồng rau an toàn để phát triển vùng sản xuất nông sản nơi đây.” - Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phòng dịch vụ việc làm- TTDNCG
Ngoài trồng lúa, nông dân xã Tân Lân ở huyện Cần Đước còn phát triển nghề chăn nuôi gà. Năm 2011, nông dân xã này nuôi 350.000 con gà, tập trung chủ yếu ở 80 trang trại. Đầu tháng 4.2011, TTDNCG phối hợp với Hội Nông dân và UBND xã mở lớp dạy thú y cho 35 nông dân chăn nuôi gà của ấp Nhà Trường. Lớp học vừa kết thúc sau 2 tháng với 170 tiết học.
“Dù đã nuôi gà hàng chục năm, nhưng nay được học nghề, nông dân chúng tôi hiểu thêm nhiều cái mới, ví như chăn nuôi phải an toàn sinh học, biết phát hiện sớm mầm bệnh trên gà, biết kết hợp kinh nghiệm với kiến thức khoa học trong chăn nuôi để phòng trị bệnh cho gà...”- ông Nguyễn Thành Ngạn - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, kiêm lớp trưởng lớp thú y nói.
Cũng từ nuôi gà, nhiều nông dân đã bước đầu bắt tay liên kết “4 nhà”. Như hộ anh Nguyễn Văn Dũng có trang trại quy mô 10.000 con gà đẻ, qua Hội Nông dân, anh biết Công ty Ba Huân (TP.HCM) xuống xã Tân Lân khảo sát môi trường và quy mô chăn nuôi của nông dân để liên kết đầu tư - thu mua trứng gà nên anh đăng ký theo học nghề thú y do TTDNCG mở. “Nếu không học nghề bài bản làm sao biết cách nuôi gà sạch và có trứng an toàn bán cho Ba Huân lâu dài” - anh Dũng tâm sự.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/47053p1c34/hoc-nghe-de-lien-ket-4-nha.htm

NỘI DUNG KHÁC

Hỗ trợ nông dân vùng nguyên liệu mía để cùng phát triển bền vững

20-6-2011

Ông Phạm Ngọc Liễn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) cho biết: để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động với công suất 3.500 tấn mía/ngày, năm 2011 Công ty đầu tư 100 tỷ đồng để nâng cao năng suất và mở rộng vùng nguyên liệu mía theo hướng phát triển bền vững.

Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2011

20-6-2011

Ngày 17/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức Hội thảo triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2011.

Thị trường nông nghiệp Việt Nam: Nhiều triển vọng, lắm rủi ro

20-6-2011

Đây là đánh giá của TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) về vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam, tại Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp VN năm 2011, tổ chức ngày 17.6 tại Hà Nội.

Cần có đối sách với thị trường Trung Quốc

20-6-2011

Sau khi Dân Việt phản ánh tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thu mua nông sản, hàng loạt chuyên gia, doanh nhân đã lên tiếng về vấn đề này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và mở rộng diện tích SX theo quy trình VIETGAP: Cần làm tốt vấn đề đầu ra

20-6-2011

Trước tình hình khó khăn về vốn do không thể vay được từ các ngân hàng, trong khi đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh, một số hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh nông sản có giấy chứng nhận sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP) đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì một mặt không níu giữ được xã viên, mặt khác buộc phải tập trung sản xuất để giữ bạn hàng.

Cách nào để nông dân tiếp cận Bảo hiểm xã hội?

20-6-2011

Với đối tượng có thu nhập thấp, không ổn định như nông dân, việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ mang lại lợi ích thiết thực, tạo chỗ dựa ổn định khi về già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến thời điểm này, số nông dân tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Kiến nghị dừng cấp phép nhập muối

16-6-2011

Ước tính nguồn cung muối trong nước năm 2011 sẽ đủ đáp ứng cho sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời để giảm bớt khó khăn cho diêm dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương chưa giao đợt 2 lượng quota nhập khẩu 50.000 tấn muối phục vụ sản xuất hóa chất.

Ngư dân lập tổ đoàn kết đánh cá

16-6-2011

Hàng chục nghìn ngư dân ở Quảng Bình đã tham gia những tổ đoàn kết (TĐK) đánh cá trên biển, giúp nhau khi phong ba bão táp, chung sức, chung lòng ngăn cản tàu lạ xâm nhập vùng biển của Tổ quốc.

Thêm trường hợp miễn giảm thuế thu nhập

16-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân của người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Quỹ phúc lợi khen thưởng của doanh nghiệp (DN).

Cả nước có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ

16-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) vừa cho biết, hiện cả nước có khoảng 130.000 tàu cá của gần 30 tỉnh, thành ven biển, trong số đó có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ, 40% hoạt động cầm chừng, chỉ có 30% là vẫn hoạt động bình thường.

Nhiều địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn giá

16-6-2011

Trước tình hình giá cả có xu hướng tăng mạnh, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp bình ổn giá. Điển hình tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều giải phápcho chương trình bình ổn giá của năm 2011.

“Bốn nhà” liên kết dạy nghề

16-6-2011

Nhà trường, doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý cùng chung tay dạy nghề cho lao động nông thôn. Mô hình này đang phát huy hiệu quả ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.