TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần có đối sách với thị trường Trung Quốc

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Sau khi Dân Việt phản ánh tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thu mua nông sản, hàng loạt chuyên gia, doanh nhân đã lên tiếng về vấn đề này.

Nông dân cần phải cảnh giác trước các hợp đồng làm ăn với thương lái Trung Quốc
Ông Nguyễn Công Trưởng - Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn: Hàng đưa sang Trung Quốc qua lối “mở”
Những ngày gần đây, qua theo dõi báo chí tôi thấy rộ lên thông tin các thương nhân Trung Quốc thu gom hàng hóa nông sản của Việt Nam gây ảnh hưởng đến giá cả, nguồn cung. Qua theo dõi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và qua công tác kiểm tra, theo dõi, tôi thấy tình trạng đó là có nhưng chưa gây nhiều biến động cho sản xuất. Hàng hóa xuất nhập qua biên giới vẫn diễn ra bình thường, không có đột biến về số lượng.
Lâu nay hoạt động vận chuyển hàng hóa qua biên giới phía Trung Quốc vẫn được quản lý rất chặt nên nhiều khả năng hàng hóa đi theo lối “mở”.
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN: Cần dựng hàng rào thuế quan
Việc Trung Quốc thu gom mạnh nông sản của ta gần đây rất ảnh hưởng tới thị trường trong nước trong bối cảnh hiện nay. Do Trung Quốc thu mua ồ ạt nên giá sắn ở các vùng trung du đã lên tới 6.500-6.700 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa. Tất nhiên cái lợi là nông dân mừng vì bán được giá song cái hại là khiến cho giá thức ăn chăn nuôi lại tăng vọt.
Bên cạnh đó, điều cần quan tâm nữa là họ mua bán rất thất thường; có khi họ đặt nông dân mua số lượng lớn rồi không quay lại thanh toán hợp đồng. Tôi cho giải pháp điều hành của các cơ quan quản lý là nên tùy tình hình mà đưa ra các hàng rào kỹ thuật. Ví dụ chúng ta có thể đánh thuế xuất khẩu cao với các mặt hàng mà trong nước đang hạn chế xuất khẩu.
Ông Phạm Quang Diệu - Giám đốc Công ty CP Phân tích và dự báo thị trường: Sớm cân đối sản xuất
Chúng ta không thể ngăn cản việc thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản VN. Nông sản VN đang rất cần thị trường, nhất là những thị trường gần và thuận lợi.
Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý để tận dụng cơ hội từ thị trường này. Chúng ta có thể thống kê chính xác về nhu cầu, số lượng hàng nông sản VN xuất khẩu sang Trung Quốc để có đối sách với thị trường này.
Việc thống kê chính xác số lượng nhập khẩu hàng của Trung Quốc cũng có tác dụng tốt cho người sản xuất và doanh nghiệp là cân đối được sản xuất phù hợp với thị trường.
TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế: Thị trường rất phức tạp
Hiện nay chúng ta đang rất lúng túng trước việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của ta. Trước đây, chúng ta nhập nhiều nông sản từ họ cũng bị kêu, giờ bán được nhiều nông sản cho họ cũng bị kêu. Tôi cho vấn đề ở đây là chúng ta chưa có một chiến lược cụ thể với thị trường này. Hiện Trung Quốc là thị trường rất phức tạp.
Buôn bán với họ không đơn giản, từ việc mua như thế nào, ai được lợi... còn rất mù mờ, bản thân doanh nghiệp và nông dân không thể nắm được. Ví dụ Trung Quốc đang thu mua thịt lợn của ta khiến nông dân được lợi vì giá cao nhưng mai mốt họ không mua nữa sẽ ra sao?
Do vậy, trong cân đối cung cầu của ta tới đây cần phải tính đến những tình huống như thế này để điều hành phù hợp, có lợi cho người dân. Các doanh nghiệp VN cũng phải mạnh lên, làm ăn bài bản hơn.
TS Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia: Nên tìm thêm nhiều thị trường
Dù xuất khẩu nông sản của ta sang Trung Quốc có tăng nhưng cũng nên cân nhắc lại việc xuất đi bao nhiêu là đủ, giá cả thế nào để có lợi cho dân cũng cần tính toán. Nếu thấy cầu lớn, mình xuất nông sản đi ồ ạt thì cũng là điều không thuận lợi cho dân.
Hiện nay nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước láng giềng rất nhiều. Đơn cử như trái thanh long xuất sang Trung Quốc đến 80%. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ dừng lại một thị trường. Điều này không có lợi cho doanh nghiệp vì hay bị ép giá. Chúng ta nên có nhiều thị trường mới hơn.
AGROINFO – Theo Báo Dân Việt

Nguồn:http://danviet.vn/47056p1c25/can-co-doi-sach-voi-thi-truong-trung-quoc.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và mở rộng diện tích SX theo quy trình VIETGAP: Cần làm tốt vấn đề đầu ra

20-6-2011

Trước tình hình khó khăn về vốn do không thể vay được từ các ngân hàng, trong khi đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh, một số hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh nông sản có giấy chứng nhận sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP) đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì một mặt không níu giữ được xã viên, mặt khác buộc phải tập trung sản xuất để giữ bạn hàng.

Cách nào để nông dân tiếp cận Bảo hiểm xã hội?

20-6-2011

Với đối tượng có thu nhập thấp, không ổn định như nông dân, việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ mang lại lợi ích thiết thực, tạo chỗ dựa ổn định khi về già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến thời điểm này, số nông dân tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Kiến nghị dừng cấp phép nhập muối

16-6-2011

Ước tính nguồn cung muối trong nước năm 2011 sẽ đủ đáp ứng cho sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời để giảm bớt khó khăn cho diêm dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương chưa giao đợt 2 lượng quota nhập khẩu 50.000 tấn muối phục vụ sản xuất hóa chất.

Ngư dân lập tổ đoàn kết đánh cá

16-6-2011

Hàng chục nghìn ngư dân ở Quảng Bình đã tham gia những tổ đoàn kết (TĐK) đánh cá trên biển, giúp nhau khi phong ba bão táp, chung sức, chung lòng ngăn cản tàu lạ xâm nhập vùng biển của Tổ quốc.

Thêm trường hợp miễn giảm thuế thu nhập

16-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân của người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Quỹ phúc lợi khen thưởng của doanh nghiệp (DN).

Cả nước có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ

16-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) vừa cho biết, hiện cả nước có khoảng 130.000 tàu cá của gần 30 tỉnh, thành ven biển, trong số đó có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ, 40% hoạt động cầm chừng, chỉ có 30% là vẫn hoạt động bình thường.

Nhiều địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn giá

16-6-2011

Trước tình hình giá cả có xu hướng tăng mạnh, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp bình ổn giá. Điển hình tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều giải phápcho chương trình bình ổn giá của năm 2011.

“Bốn nhà” liên kết dạy nghề

16-6-2011

Nhà trường, doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý cùng chung tay dạy nghề cho lao động nông thôn. Mô hình này đang phát huy hiệu quả ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Chất lượng xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự

15-6-2011

Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất nhập khẩu với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những vấn đề được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại Hội thảo Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 14/6, tại Hà Nội.

Thương hiệu làng nghề - thương hiệu quốc gia

15-6-2011

Thương hiệu làng nghề không chỉ là thương hiệu quốc gia mà nó còn là thứ mà người dân tại chính làng nghề có thể dựa vào đó để mà làm giàu trên chính quê hương của mình.

Sẽ thành lập quỹ phát triển thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu

15-6-2011

Nhằm cụ thể hoá các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác xuất khẩu thuỷ sản, tới đây Quỹ phát triển thị trường chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam sẽ được thành lập.

Cà Mau thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư

15-6-2011

Quý I-2011, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Cà Mau tiếp tục đạt khá, nhất là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thu ngân sách... đều tăng từ 15 đến 40% so cùng kỳ năm 2010. Ðây cũng là yếu tố cơ bản để Cà Mau vượt lên khó khăn, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.