TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Bốn nhà” liên kết dạy nghề

Ngày đăng: 16 | 06 | 2011

Nhà trường, doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý cùng chung tay dạy nghề cho lao động nông thôn. Mô hình này đang phát huy hiệu quả ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Trong những năm qua, xã Hồng Thái đã phối hợp với Trường Trung cấp Nghề cơ điện và chế biến thực phẩm (TCNCĐ&CBTP) mở hàng chục lớp dạy nghề dài hạn và ngắn hạn, cho hàng trăm lao động trong xã. Dựa trên nhu cầu của người dân và nhu cầu của thị trường, nhà trường và xã đã chọn dạy cho bà con 5 nghề chính là: Sửa chữa ô tô, xe máy, điện tử, hàn, may mặc.
Một lớp học sửa chữa ô tô ở Trường TCNCĐ&CBTP.
 
Đảm bảo đầu ra
Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Hiệu trưởng Trường TCNCĐ&CBTP bày tỏ: "Với đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chúng tôi có thể khẳng định khi ra trường các học viên hoàn toàn có thể kiếm sống bằng nghề".
Theo ông Bình, để đào tạo nghề tốt cho lao động nông thôn, rất cần sự chung tay của "4 nhà". Nhà trường rất cần học viên để dạy, nhưng nếu không kết hợp được với nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, đào tạo ra học viên phải tự bươn chải tìm việc thì họ rất nản. Nếu giải quyết được đầu ra cho dạy nghề, thì cả người ND, doanh nghiệp và nhà trường đều nhàn, rút ngắn được thời gian, chi phí mà chất lượng giảng dạy, đầu ra của học viên vẫn đảm bảo.
Để nâng cao chất lượng, Trường TCNCĐ&CBTP đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng mua thiết bị máy móc. Ngoài thực hành tại chỗ, nhà trường còn liên kết với các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện để học viên thực hành và tạo thu nhập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên nhiều học viên rất yên tâm học.
Người dân được học các nghề như: May mặc, đan lát, chăn nuôi… Xã và nhà trường đã chọn phương pháp dạy "cầm tay chỉ việc", kết hợp với việc tuyên truyền để người dân hiểu sự cần thiết phải học nghề. Nhiều người sau khi học xong đã có việc làm ổn định, thu nhập khá cao.
Em Nguyễn Thị Ngọc - một học viên của lớp học tại chỗ, hiện đang làm ở Khu Công nghiệp Phú Xuyên tự tin: "Tay nghề vững thì "vứt" ở đâu cũng sống. Em vừa được nâng lương nên thu nhập được 2,5-3 triệu đồng/tháng. Thời gian tới rất mong Trường TCNCĐ&CBTP mở nhiều lớp, nhiều ngành nghề hơn nữa cho lao động nông thôn".
Đào tạo tại chỗ
Ông Lê Văn Làn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho biết: "Xã Hồng Thái có 1.882 hộ với hơn 8.400 nhân khẩu, trong đó 63% trong độ tuổi lao động. Vì vậy, chúng tôi rất chú tâm đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Muốn xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM, trước tiên phải giải quyết được việc làm cho bà con".
Trường TCNCĐ&CBTP và xã Hồng Thái còn phối hợp thực hiện chương trình đào tạo nghề, vi tính… tại chỗ cho cán bộ xã, thôn và các giáo viên trường mầm non, tiểu học, THCS Hồng Thái.
Thầy Nguyễn Hồng Vân - giáo viên môn lịch sử Trường THCS Hồng Thái tâm sự: "Chúng tôi vẫn sử dụng máy vi tính để soạn giáo án, nhưng mới biết sử dụng ở dạng sơ cấp, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế. Vừa qua, Trường TCNCĐ&CBTP mở lớp đào tạo tin học ngay tại chỗ, sau khóa học khả năng sử dụng máy tính, ứng dụng đồ họa… vào giảng dạy của giáo viên đã được cải thiện đáng kể".
Ông Lê Văn Làn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho rằng, việc mở lớp đào tạo nghề tại chỗ rất thiết thực và đang phát huy hiệu quả. Hiện nay, hầu hết cán bộ lãnh đạo xã, thôn đều sử dụng thành thạo máy vi tính, nên việc soạn thảo văn bản, phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân rất thuận tiện. Chỉ cần gửi email, rồi gọi điện báo là các trưởng thôn đã nhận được văn bản, kế hoạch để kịp thời triển khai.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/46795p1c34/bon-nhalien-ket-day-nghe.htm

NỘI DUNG KHÁC

Chất lượng xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự

15-6-2011

Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất nhập khẩu với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những vấn đề được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại Hội thảo Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 14/6, tại Hà Nội.

Thương hiệu làng nghề - thương hiệu quốc gia

15-6-2011

Thương hiệu làng nghề không chỉ là thương hiệu quốc gia mà nó còn là thứ mà người dân tại chính làng nghề có thể dựa vào đó để mà làm giàu trên chính quê hương của mình.

Sẽ thành lập quỹ phát triển thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu

15-6-2011

Nhằm cụ thể hoá các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác xuất khẩu thuỷ sản, tới đây Quỹ phát triển thị trường chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam sẽ được thành lập.

Cà Mau thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư

15-6-2011

Quý I-2011, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Cà Mau tiếp tục đạt khá, nhất là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thu ngân sách... đều tăng từ 15 đến 40% so cùng kỳ năm 2010. Ðây cũng là yếu tố cơ bản để Cà Mau vượt lên khó khăn, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng phó với thiệt hại do tôm chết hàng loạt

15-6-2011

Theo thống kê của ngành chức năng, đến cuối tháng 5/2011, cả nước đã thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng được trên 558.000ha. Trong đó, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi trên 547.000ha. Diện tích nuôi tôm bị chết tính đến đầu tháng 6/2011 của 7 tỉnh trong khu vực này đã lên đến gần 53.000ha, chiếm gần 10% diện tích thả nuôi và hơn 98% diện tích thiệt hại của cả nước.

Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020

15-6-2011

Ngày 14/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) tổ chức Hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”.

Sau một năm triển khai xây dựng NTM: Ngổn ngang bao việc phải làm

15-6-2011

Ngày 14/6, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã tổ chức họp đánh giá một năm triển khai chương trình và bàn các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Chăn nuôi lớn - Chuyện xa vời

15-6-2011

Phương thức chăn nuôi nhỏ đã đang gây ra những hệ lụy lớn. Định hướng phát triển một nền chăn nuôi tập trung đã được các cơ quan quản lý nhà nước đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực đến nay, phát triển chăn nuôi tập trung vẫn đang... dậm chân tại chỗ. NNVN triển khai chuyên đề "Chăn nuôi sản xuất lớn-chuyện xa vời" với mong muốn nhận diện thực trạng, tìm ra những nút thắt và một số kiến giải để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của vấn đề này.

Kế hoạch phát triển điều đến năm 2020: Khó đạt 330.000ha

15-6-2011

Theo đề án phát triển ngành điều đến năm 2020 của Hiệp hội Điều VN (VINACAS), mục tiêu của ngành là giữ vững vị trí số một thế giới về xuất khẩu, đảm bảo sức cạnh tranh cao.

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

15-6-2011

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tại nhiều địa phương trong cả nước, các ngành hữu quan và bà con nông dân luôn tìm tòi sáng tạo, triển khai nhiều mô hình hay, để từ đó tìm cách nhân rộng.

Đầu tư hơn 100 nghìn tỷ đồng phát triển "tam nông"

15-6-2011

Năm 2011, tổng vốn đầu tư bố trí cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân là hơn 101 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước, tăng 7,1% so với năm 2010.

1,2 tỷ đồng nghiên cứu phòng, chống dịch bệnh trên tôm , nghêu

14-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 1243 về tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ phòng, chống dịch bệnh trên tôm, nghêu nuôi tại Việt Nam.