TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sau một năm triển khai xây dựng NTM: Ngổn ngang bao việc phải làm

Ngày đăng: 15 | 06 | 2011

Ngày 14/6, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã tổ chức họp đánh giá một năm triển khai chương trình và bàn các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Sau một năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, đã có 92% số xã đang triển khai công tác quy hoạch, trong đó có 461 xã (chiếm 14%) hoàn thiện quy hoạch chi tiết.
Tại 11 xã điểm xây dựng NTM do Trung ương phát động đã hình thành tới hơn 100 mô hình sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; xã nào cũng có 3 - 4 mô hình sản xuất có hiệu quả, được xây dựng từ cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Nhờ vậy, hầu hết ở các xã, thu nhập của người dân tăng 20 - 30% so với trước, tạo tiền đề vững chắc cho xây dựng NTM trên toàn địa bàn.
Tuy nhiên, theo BCĐ xây dựng NTM quốc gia, trong quá trình triển khai công tác xây dựng NTM ở cấp cơ sở đang nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Hoạt động của BCĐ cấp tỉnh còn chưa tập trung, nhiều thành viên BCĐ còn chưa hiểu rõ nội dung xây dựng NTM; Bộ máy chưa thống nhất về mô hình tổ chức (có 20 địa phương thành lập tổ công tác giúp việc BCĐ, 2 tỉnh có BCĐ nhưng do đồng chí Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, lại có 3 tỉnh thành lập hẳn Ban Xây dựng NTM - cơ quan ngang Sở).
Về công tác đào tạo nghề cho nông dân, mặc dù cả nước đã tổ chức được hơn 9 ngàn lớp dạy nghề với gần 300 ngàn người tham gia nhưng việc đào tạo nghề nhìn chung chưa gắn với các dự án, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Trong dạy nghề cho nông dân, chưa có được bộ giáo trình chuẩn phù hợp với thời gian đào tạo. Nhiều cơ sở dạy nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề cho nông dân ở các huyện, tỉnh ở tình trạng dạy “chay”, thiếu giáo viên có chất lượng, thiếu thiết bị phục vụ thực hành.
Tại các tỉnh thành lập tổ công tác, bộ phận giúp việc chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, ít cán bộ chuyên trách. Sự gắn kết chưa được chặt chẽ, phân công nhiệm vụ chưa cụ thể nên khi triển khai bị mắc, không đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng NTM. Do đó đòi hỏi phải thành lập BCĐ ở cấp xã cùng Ban Quản lý chương trình nhằm dễ huy động cả hệ thống chính trị của xã vào cuộc và BQL cấp xã phải có con dấu riêng để hoạt động; Kinh phí chỉ đạo còn chưa đủ cho hoạt động của BCĐ các cấp và chưa có chế độ phụ cấp cho cán bộ vận hành chương trình ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Về công tác phát triển sản xuất, nhìn chung các địa phương mới đang chỉ tập trung cho xây dựng quy hoạch và lập đề án, việc sản xuất vẫn theo kế hoạch hàng năm của các địa phương, chưa có chuyển biến rõ rệt. Trên thực tế, đây là công việc rất khó, vì liên quan đến chính sách đất đai. Đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc, thực trạng ruộng đất còn manh mún nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tạo hình thức tổ chức sản xuất mới.
Đề án xây dựng NTM cấp xã nặng về phát triển cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, văn hoá và môi trường. Mới chú trọng nhiều đến xây dựng các công trình xã mà chưa quan tâm thích đáng tới các công trình ở các thôn hoặc ở hộ nông dân. Các địa phương còn lúng túng trong việc tìm kiếm nguồn lực cho xây dựng NTM. Tình trạng chung là còn ỷ lại, trông chờ vào vốn ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH - ĐT Cao Viết Sinh cho rằng việc lồng ghép vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia vào Chương trình NTM cũng đang gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được ở một số hạng mục: đường trung tâm xã không thể lồng ghép sử dụng nguồn vốn trái phiếu, công trình trạm y tế, nhà văn hóa xã cũng không sử dụng Chương trình MTQG về y tế, văn hóa bởi không là đối tượng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo ông Sinh, trong chương trình MTQG giai đoạn 2011 -2015 các Bộ, ban ngành cần lưu ý đưa các nội dung liên quan đến xây dựng NTM. Ngoài ra, việc ngân sách Trung ương đầu tư 100% cho 6 nội dung cấp xã: đường giao thông, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học, trụ sở ủy ban là chưa hợp lí, dễ gây tâm lí ỷ lại, làm giảm hiệu quả đầu tư vì vậy cần quy định để ngân sách địa phương đối ứng.
Sau khi nghe các Bộ, ngành báo cáo những khó khăn trong công tác xây dựng NTM, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Muốn làm tốt NTM thì phải nâng cao nhận thức của cán bộ, phải cải tổ cách làm, cách tổ chức thực hiện từ BCĐ Trung ương đến địa phương sao cho thống nhất. Mục tiêu của NTM là thúc đẩy đời sống của người dân tăng lên, đảm bảo điều kiện ăn ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đời sống văn hóa đều đạt chuẩn. Đó là những yêu cầu mà các tỉnh phải ưu tiên hàng đầu".
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương phải sớm hoàn thiện các tiêu chí riêng của ngành mình và kiến nghị Chính phủ bổ sung một số tiêu chí phù hợp với thực tế để hướng dẫn các địa phương không quá cứng nhắc thực hiện tiêu chí, cách thức làm và cách thức huy động nguồn lực, cách tổ chức thực hiện.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/79830/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Chăn nuôi lớn - Chuyện xa vời

15-6-2011

Phương thức chăn nuôi nhỏ đã đang gây ra những hệ lụy lớn. Định hướng phát triển một nền chăn nuôi tập trung đã được các cơ quan quản lý nhà nước đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực đến nay, phát triển chăn nuôi tập trung vẫn đang... dậm chân tại chỗ. NNVN triển khai chuyên đề "Chăn nuôi sản xuất lớn-chuyện xa vời" với mong muốn nhận diện thực trạng, tìm ra những nút thắt và một số kiến giải để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của vấn đề này.

Kế hoạch phát triển điều đến năm 2020: Khó đạt 330.000ha

15-6-2011

Theo đề án phát triển ngành điều đến năm 2020 của Hiệp hội Điều VN (VINACAS), mục tiêu của ngành là giữ vững vị trí số một thế giới về xuất khẩu, đảm bảo sức cạnh tranh cao.

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

15-6-2011

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tại nhiều địa phương trong cả nước, các ngành hữu quan và bà con nông dân luôn tìm tòi sáng tạo, triển khai nhiều mô hình hay, để từ đó tìm cách nhân rộng.

Đầu tư hơn 100 nghìn tỷ đồng phát triển "tam nông"

15-6-2011

Năm 2011, tổng vốn đầu tư bố trí cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân là hơn 101 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước, tăng 7,1% so với năm 2010.

1,2 tỷ đồng nghiên cứu phòng, chống dịch bệnh trên tôm , nghêu

14-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 1243 về tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ phòng, chống dịch bệnh trên tôm, nghêu nuôi tại Việt Nam.

“Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” tại diễn đàn kinh tế thế giới: ĐIỂM SÁNG VIỆT NAM

14-6-2011

Cách đây 18 tháng, 17 Công ty đa quốc gia trong Diễn đàn kinh tế thế giới đã cùng nhau xây dựng “Tầm nhìn mới cho nông nghiệp”. “Tầm nhìn mới” nhấn mạnh vai trò đa dạng và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp không chỉ sản xuất sản phẩm hàng hóa mà còn đóng góp phát triển xã hội và đảm bảo cân bằng sinh thái cho loài người trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu.

Nông dân trồng lúa vẫn nghèo

14-6-2011

Sau một chuỗi các hoạt động nghiên cứu tham vấn được thực hiện có sự phối hợp của các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, tư vấn thuộc bộ NN&PTNT, đại học Monash (Australia), tiến sĩ Steven Jaffee, điều phối viên chương trình Phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng thế giới - WB) cho hay, đã hoàn chỉnh 15 báo cáo nghiên cứu làm cơ sở hình thành các chính sách đề xuất cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: nhập khẩu là chủ yếu

14-6-2011

Theo trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp thuộc viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, 80% trong số đó là doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 20% nhưng năng lực cung cấp tới 63% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

Giá hoa tươi, rau xanh tại ruộng bán rẻ như cho!

14-6-2011

Trời rét thì mất mùa rau, nắng nóng quá thì rau mọc nhanh không kịp bán… Bà con nông dân ngoại thành Hà Nội lại đang rơi vào tình cảnh khốn đốn trước sự biến động của nguồn rau.

Nhiều dự án cây trồng hỗ trợ nông dân thoát nghèo đã phát huy hiệu quả

14-6-2011

Nhằm hỗ trợ nông dân thoát nghèo, thời gian qua ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều dự án cây, con giống tại nhiều địa phương trên cả nước đến nay nhiều dự án đã phát huy hiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Cơ hội mới cho người lao động khi “về vườn”

14-6-2011

“Người lao động yên tâm gắn bó lâu dài với DN và khi nghỉ hưu có cuộc sống an nhàn”- là nội dung chính được bàn thảo tại Hội thảo “Nghiên cứu, xây dựng Quỹ hưu trí bổ sung ở Việt Nam” do Bộ LĐTB-XH chủ trì tổ chức cuối tuần qua.

Hà Nội: Đã giải ngân 64 tỉ đồng các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp

14-6-2011

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến tháng 6/2011, các dự án nông nghiệp thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố đã thực hiện khối lượng đạt 191.766 triệu đồng (108,6% kế hoạch vốn giao); giá trị giải ngân 64.875 triệu đồng (đạt 36,6% kế hoạch vốn giao).