TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân trồng lúa vẫn nghèo

Ngày đăng: 14 | 06 | 2011

Sau một chuỗi các hoạt động nghiên cứu tham vấn được thực hiện có sự phối hợp của các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, tư vấn thuộc bộ NN&PTNT, đại học Monash (Australia), tiến sĩ Steven Jaffee, điều phối viên chương trình Phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng thế giới - WB) cho hay, đã hoàn chỉnh 15 báo cáo nghiên cứu làm cơ sở hình thành các chính sách đề xuất cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Nông dân miền Tây thu hoạch vụ mùa
Hội thảo Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam: từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững(được bộ NN&PTNT phối hợp với WB tổ chức sáng nay 13.6, tại Cần Thơ) đã công bố 3 bản đề xuất chính sách từ chương trình nghiên cứu hợp tác này.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc WB Việt Nam đánh giá, sau 1980, nông nghiệp Việt Nam tiến bộ rất nhanh. Bà cho rằng, với quyết tâm cao độ, Việt Nam đã thành công rất lớn trong việc đảm bảo nhu cầu thực phẩm trong nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. Tuy vậy, bà Kwakwa cũng lưu ý, sản xuất lúa tính đến lúc này vẫn là một trong những tác nhân tác động xấu đến môi trường. Chính vì vậy, cần có một định hướng sản xuất phù hợp hơn trong điều kiện có nhiều biến động từ tự nhiên và tác động của con người.
Tiến sĩ Steven Jaffee ghi nhận, đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra 80% thặng dư lương thực cả nước, đóng góp 2/3 sản lượng tăng trưởng quốc gia hàng năm về lương thực. Cũng theo tiến sĩ Jaffee, tính bình quân lương thực đầu người, Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong danh sách các nước đang phát triển. Vậy là gạo Việt cũng góp phần nuôi sống cả thế giới!
Tuy nhiên, thứ trưởng bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng cũng thừa nhận rằng, nông dân trồng lúa vẫn là những người nghèo – nếu không nói là nghèo nhất. Do vậy, cần thiết có một hoạch định chiến lược mới cho phát triển lúa gạo trong 10 – 20 năm tới và xa hơn trước những thách thức lớn về tự nhiên, xã hội; trong đó một mục tiêu phải hướng tới là nông dân trồng lúa phải có thu nhập tương xứng.
Theo thứ trưởng bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng, đất trồng lúa hiện chiếm 44% diện tích đất nông nghiệp với diện tích gieo trồng chiếm 61% diện tích trồng trọt. Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN về năng suất lúa bình quân và có trên nửa triệu hecta lúa đông xuân hàng năm đạt năng suất trên 7 tấn/ha. Đây là mức năng suất lúa tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
AGROINFO – Theo Báo Sài Gòn Tiếp thị

Nguồn:http://sgtt.vn/Kinh-te/146225/Nong-dan-trong-lua-van-ngheo.html

NỘI DUNG KHÁC

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: nhập khẩu là chủ yếu

14-6-2011

Theo trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp thuộc viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, 80% trong số đó là doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 20% nhưng năng lực cung cấp tới 63% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

Giá hoa tươi, rau xanh tại ruộng bán rẻ như cho!

14-6-2011

Trời rét thì mất mùa rau, nắng nóng quá thì rau mọc nhanh không kịp bán… Bà con nông dân ngoại thành Hà Nội lại đang rơi vào tình cảnh khốn đốn trước sự biến động của nguồn rau.

Nhiều dự án cây trồng hỗ trợ nông dân thoát nghèo đã phát huy hiệu quả

14-6-2011

Nhằm hỗ trợ nông dân thoát nghèo, thời gian qua ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều dự án cây, con giống tại nhiều địa phương trên cả nước đến nay nhiều dự án đã phát huy hiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Cơ hội mới cho người lao động khi “về vườn”

14-6-2011

“Người lao động yên tâm gắn bó lâu dài với DN và khi nghỉ hưu có cuộc sống an nhàn”- là nội dung chính được bàn thảo tại Hội thảo “Nghiên cứu, xây dựng Quỹ hưu trí bổ sung ở Việt Nam” do Bộ LĐTB-XH chủ trì tổ chức cuối tuần qua.

Hà Nội: Đã giải ngân 64 tỉ đồng các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp

14-6-2011

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến tháng 6/2011, các dự án nông nghiệp thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố đã thực hiện khối lượng đạt 191.766 triệu đồng (108,6% kế hoạch vốn giao); giá trị giải ngân 64.875 triệu đồng (đạt 36,6% kế hoạch vốn giao).

Liên kết sản xuất chôm chôm Global GAP

14-6-2011

Mới đây, 36 nhà vườn thuộc tổ liên kết sản xuất chôm chôm, ấp Phục Đức B, xã Phú Phụng và hệ thống nhà đóng gói của Cty TNHH XNK trái cây Chánh Thu (thị trấn Chợ Lách, Bến Tre) đã được cấp chứng nhận GlobalGAP cho mô hình liên kết sản xuất chôm chôm và đóng gói xuất khẩu…

Nhà nông cần phòng bệnh ngày nắng nóng

14-6-2011

Mới chớm hè nhưng những ngày qua, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng bệnh nhân mắc bệnh do nắng nóng. Thường gặp nhất là các ca cấp cứu liên quan tới say nắng, say nóng. Bệnh khởi phát nhanh với những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc những người lao động nặng nhọc làm việc ngoài trời nắng nóng.

Nông dân không thể làm giàu khi thiếu vốn

14-6-2011

Đó là khẳng định của anh Nguyễn Văn Doanh ở xã Nghĩa Đạo (Thuận Thành - Bắc Ninh), chủ trang trại rộng 10ha được xây dựng bài bản gồm 11 chuồng nuôi lợn nái, mặt nước nuôi cá và 4 chuồng nuôi lợn giống đang trong kế hoạch xây dựng. Để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô trang trại, mỗi năm anh cần một lượng vốn không nhỏ. Và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là địa chỉ anh tìm đến.

Phát triển kinh biển ở Bạc Liêu: Bao giờ hết "ăn mót"?

14-6-2011

Mỗi ngày, hàng trăm phương tiện đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu lại rủ nhau mang lưới, cào, te... ra các con kênh rạch, cửa biển để đánh cá. Mạnh ai nấy bắt, bất kể cá lớn, cá bé đều mắc bẫy. Điều đáng nói là chẳng mấy ai quan tâm đến hành động khai thác theo kiểu hủy diệt này đang từng ngày làm cạn kiệt nguồn lợi thủy - hải sản.

VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

13-6-2011

Thời gian mua bắt đầu từ 15/7 và kết thúc vào ngày 30/8.

Cần kiên định sản xuất lúa lai

13-6-2011

Mới đây Bộ NN- PTNT đã họp ở Nam Định để sơ kết tình hình sản xuất giống lúa lai vụ đông xuân và kế hoạch vụ mùa cho các tỉnh phía Bắc.

Băm nát Vườn quốc gia để trồng nông sản

13-6-2011

Thật không thể tin rằng, bên trong vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, nơi được “bảo vệ nghiêm ngặt” cả ngày lẫn đêm bởi lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng và cả bộ đội biên phòng lại đang bị phá nát. Hàng trăm ha rừng tự nhiên với nhiều loài gỗ quí bị “ép” chết để lấy mặt bằng trồng cây keo, cao su, khoai mì…