TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển kinh biển ở Bạc Liêu: Bao giờ hết "ăn mót"?

Ngày đăng: 14 | 06 | 2011

Mỗi ngày, hàng trăm phương tiện đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu lại rủ nhau mang lưới, cào, te... ra các con kênh rạch, cửa biển để đánh cá. Mạnh ai nấy bắt, bất kể cá lớn, cá bé đều mắc bẫy. Điều đáng nói là chẳng mấy ai quan tâm đến hành động khai thác theo kiểu hủy diệt này đang từng ngày làm cạn kiệt nguồn lợi thủy - hải sản.

Ngư dân Bạc Liêu dùng các phương tiên có tính chất hủy diệt để đánh bắt thủy sản.
Bắt không kịp "đẻ"
Có dịp tận mắt chứng kiến cảnh ngư dân đổ lưới mành, chắc nhiều người không khỏi xót xa. Do lưới mành được đan kín như vải mùng nên cá bé, cá lớn đều mắc phải. Hay ở nghề lưới thẹ, sau một đêm ra khơi, nhiều ngư dân phải tốn thêm khoản thời gian để bắt cá nhỏ bằng việc dùng gậy đập mạnh vào lưới cho cá rơi ra, và số cá bị bỏ đi lên đến hàng triệu con. Hậu quả là nguồn lợi thủy, hải sản ngày càng cạn kiệt.
Lão ngư Trần Văn Nhẹ ở phường Nhà Mát (TP.Bạc Liêu) buồn bã nói: "Chưa có năm nào nguồn lợi thủy sản lại giảm như năm nay, tôm - cá khai thác được chỉ toàn cỡ nhỏ. Nếu năm trước, vùng biển này rộn rã trúng mùa con ruốc thì đến nay vẫn im re. Tôi đổ 650.000 đồng tiền dầu chạy ra biển mà chỉ cào được 6-7kg ruốc, chẳng ăn thua chú à!".
Hiện, phần lớn các phương tiện đánh bắt thủy sản của Bạc Liêu đều là phương tiện khai thác gần bờ, mỗi ngày, có đến hàng trăm phương tiện thay nhau cào xới lòng biển và hàng triệu con giống lần lượt bị chết oan. Không phải ngư dân không hiểu, không thấy được tác hại của việc khai thác kiểu hủy diệt nhưng muốn chuyển đổi ngành nghề không phải dễ khi thiếu sự quan tâm, đầu tư của các ngành chức năng. Đặc biệt là việc phát triển kinh tế biển ở một số địa phương lâu nay còn mang tính máy móc, khẩu hiệu. Điều đó làm cho việc phát triển kinh tế biển ngày càng thụt lùi, nguồn tài nguyên biển ngày càng nghèo đi.
"Ăn mót" đến bao giờ?
Do đánh bắt gần bờ nên phần lớn ngư dân chỉ có thể "ăn mót" của biển chứ chưa thể làm giàu từ các loại thủy sản khai thác ngoài khơi. Đây là nguyên nhân làm cho cái nghèo cứ mãi đeo bám bà con. Ước mơ về những con tàu lớn để thỏa sức tung hoành, vung tay bủa lưới ngoài khơi vẫn còn quá xa xỉ với ngư dân. Nhất là từ sau cơn bão số 5 (năm 1997) cho đến nay, chẳng ngân hàng nào chịu đầu tư vốn cho bà con do nợ từ nguồn vốn 985 (thuộc chương trình đầu tư khắc phục hậu quả bão số 5) vẫn còn hơn 70 tỷ đồng.
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 25/4/2008, hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt thủy - hải sản, nhưng trong quá trình thực hiện lại vướng nhiều thủ tục, cơ chế, vì thế mà sau 3 năm thực hiện, tỉnh Bạc Liêu vẫn không có phương tiện nào được hỗ trợ mua mới, đóng mới mà hầu hết chỉ nhận được hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên, thân tàu, tiền dầu…
Thêm vào đó, việc ban hành một số quyết định như Quyết định số 666/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc cấm khai thác thủy sản ven biển, bãi bồi, cửa sông, kênh, rạch thông ra biển càng làm cho đời sống ngư dân thêm khốn khó. Trên thực tế, việc cấm các hình thức khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản là cần thiết, nhưng ngành chức năng của tỉnh lại chưa có chính sách hỗ trợ ngư dân để họ chuyển đổi ngành nghề.
Ông Phú Văn Khải, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hòa Bình cho biết: "Từ khi thực hiện Quyết định số 666 đến nay, UBND huyện đã kiến nghị tỉnh nhiều lần là cần có chính sách hỗ trợ bà con chuyển đổi ngành nghề, nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì".
Mùa mưa bão sắp bắt đầu và nỗi lo cho những chuyến ra khơi lại bao trùm lên những làng chài ven biển Bạc Liêu. Không biết đời "ăn mót" của biển bao giờ mới chấm dứt?
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28735.html

NỘI DUNG KHÁC

VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

13-6-2011

Thời gian mua bắt đầu từ 15/7 và kết thúc vào ngày 30/8.

Cần kiên định sản xuất lúa lai

13-6-2011

Mới đây Bộ NN- PTNT đã họp ở Nam Định để sơ kết tình hình sản xuất giống lúa lai vụ đông xuân và kế hoạch vụ mùa cho các tỉnh phía Bắc.

Băm nát Vườn quốc gia để trồng nông sản

13-6-2011

Thật không thể tin rằng, bên trong vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, nơi được “bảo vệ nghiêm ngặt” cả ngày lẫn đêm bởi lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng và cả bộ đội biên phòng lại đang bị phá nát. Hàng trăm ha rừng tự nhiên với nhiều loài gỗ quí bị “ép” chết để lấy mặt bằng trồng cây keo, cao su, khoai mì…

Gia tăng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp

13-6-2011

Hôm 10-06, tại Hà Nội, Bộ TNMT và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010-Tổng quan môi trường Việt Nam.

Giỏi làm ăn vẫn mong đến lớp

13-6-2011

Đó là tâm sự của nhiều nông dân sản xuất giỏi huyện Ba Vì (Hà Nội). Dù đã thành công trong việc tạo lập trang trại, nhưng họ vẫn mong muốn được "học nghề làm nông" một cách bài bản để giảm thiểu rủi ro.

Từ 7.7.2011: Mô hình trình diễn được hỗ trợ 500 triệu đồng

13-6-2011

Đó là một trong những phương thức khuyến nông được Bộ NNPTT quy định tại Thông tư 38/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 7.7.2011.

Lướt mạng học làm giàu

13-6-2011

Sau những cú nhấp chuột máy tính, anh Hồ Thành Tâm (thôn Thượng Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định) tìm ngay được rất nhiều thông tin về kỹ thuật, thị trường, giá mua - bán cây, con giống...

Làng nghề “núp bóng” thương hiệu

13-6-2011

Nhiều làng nghề ở TP.Hải Phòng đã tồn tại hàng trăm năm nhưng việc xây dựng thương hiệu vẫn còn bỏ ngỏ, phải “núp” bóng dưới các thương hiệu làng nghề nổi tiếng khác...

Việt Nam vay 125 triệu USD phát triển thuỷ sản

13-6-2011

Việt Nam sẽ vay của Ngân hàng Thế giới 125 triệu USD theo nguồn vốn ODA để thực hiện dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Thoát nghèo nhờ hỗ trợ trúng

10-6-2011

Nhờ kêu gọi được sự giúp đỡ của Công ty Vàng Bồng Miêu, Hội ND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam đã hỗ trợ nhiều hộ khó khăn nuôi bò, lợn rừng, làm nước sạch.

20 triệu USD cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp

10-6-2011

Tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 8.6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng do Chính phủ Thụy Sĩ viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC).

Phát động thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”: Hướng tới nền nông nghiệp phát triển toàn diện

10-6-2011

Hôm qua 8.6, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư đã chính thức phát động phong trào thi đua: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".