TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làng nghề “núp bóng” thương hiệu

Ngày đăng: 13 | 06 | 2011

Nhiều làng nghề ở TP.Hải Phòng đã tồn tại hàng trăm năm nhưng việc xây dựng thương hiệu vẫn còn bỏ ngỏ, phải “núp” bóng dưới các thương hiệu làng nghề nổi tiếng khác...

“Núp bóng” thương hiệu
Làng nghề chiếu cói Lật Dương (huyện Tiên Lãng) có từ thế kỷ XVII, đang tạo công ăn việc làm cho 352 hộ với doanh thu 10-12 tỷ đồng/năm. Thế nhưng thương hiệu Lật Dương hiện không được ai biết đến.
Sản xuất gang thép còn thô sơ ở Mỹ Đồng.
 
Ông Phạm Văn Liên - Chủ nhiệm HTX chiếu cói Quang Phục phân trần: “Chưa có nhãn hiệu hàng hóa nên chiếu Lật Dương còn ít người biết. Chúng tôi muốn bán được chiếu của mình phải “buôn lại” chiếu Thái Bình, Hải Dương về bán, thậm chí các chủ đại lý chiếu phải in hoa văn, logo của chiếu Thái Bình vào sản phẩm chiếu cói làng mình mới tiêu thụ được, dù chất lượng sản phẩm chiếu của hai địa phương không khác là bao”. Đã có thời kỳ dân làng đã in logo tên làng mình vào sản phẩm nhưng thị trường tiêu dùng không chấp nhận nên các đại lý sử dụng logo của các địa phương khác.
Tương tự, làng nghề mộc Kha Lâm (quận Kiến An) đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp vì khó có thể cạnh tranh với những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường. Để duy trì nghề, hầu hết các hộ sản xuất ở đây phải dùng “chính sách” nhập nguyên sản phẩm, hoặc thô từ các làng mộc Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây cũ về rồi gán cho nó cái mác “nội thất Đài Loan”, “Đồng Kỵ Bắc Ninh”…
Như vậy, vô hình trung, những người thợ làng nghề lại trở thành những người làm hàng nhái, hàng giả… Làng nghề gốm sứ Dưỡng Động (xã Minh Tân, Thủy Nguyên) còn bi đát hơn khi không thể tồn tại được với cách thức làm ăn thô sơ nên lò nung gốm sứ phải chuyển thành lò nung vôi sau vài năm khôi phục làng nghề (vốn đã bị mai một hàng chục năm).
Ông Bùi Tiến Trung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng cho biết: Thành phố hiện chỉ có làng nghề đúc Mỹ Đồng (huyện Thủy Nguyên) phát triển quy mô lớn và thuốc lào Tiên Lãng được thành phố cấp “chỉ dẫn địa lý”. Thế nhưng, ngay cả các làng nghề này cũng chưa đăng ký được nhãn hiệu sản phẩm.
Làm ăn manh mún, khó xây dựng thương hiệu
Ở Hải Phòng có chung một thực tế, những làng nghề phát triển mang tính “địa phương” với quy mô tương đối nhỏ lẻ rất lúng túng khi gia nhập thị trường hàng hóa. Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Đúc cơ khí truyền thống Mỹ Đồng, xã Mỹ Đồng phản ánh:
Hiện nay xã có 150 doanh nghiệp và hộ sản xuất cơ khí, tạo việc làm cho 3.000 công nhân. Tất cả các hoạt động sản xuất đều thực hiện trong quy trình khép kín từ khâu tìm nguyên liệu đến thuê nhân công, tự tiêu thụ sản phẩm.
“Hải Phòng có tới trăm làng nghề lớn nhỏ nhưng hiện nay chỉ còn 12 làng nghề được công nhận. Hầu hết các làng nghề này đều hoạt động nhỏ lẻ.” - Ông Bùi Tiến Trung
Tính liên kết của các hộ trong làng nghề nói chung và Mỹ Đồng nói riêng còn tương đối rời rạc, mạnh ai lấy làm nên phần lớn chất lượng các sản phẩm làng nghề làm ra không đồng đều. Vì vậy tính đặc thù của sản phẩm làng nghề giảm sút. Và cuối cùng là bị thị trường hàng hóa đào thải.
Cũng theo ông Thanh, riêng việc xây dựng nhãn hiệu cho làng nghề đúc Mỹ Đồng là rất khó bởi làng nghề vẫn đang bị bó hẹp trong khu dân cư, vốn đầu tư nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm làm ra chưa thể thoát khỏi cái “bóng” thương hiệu khác, như sản phẩm cánh quạt gió tàu thủy của Công ty Thanh Sơn do ông làm chủ khi sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Điện cơ Thống Nhất phải mang nhãn hiệu Công ty Điện cơ Thống Nhất mặc dù nó là “con đẻ” của công ty ông.
Suy nghĩ hồi lâu, ông Thanh mong mỏi: “Tới đây, làng nghề phải thực sự nghĩ đến thương hiệu của mình để mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhưng để thực hiện được việc đó thì địa phương cần sự giúp đỡ của chính quyền trong việc quy hoạch làng nghề ra khỏi khu dân cư chật chội. Từ đó chúng tôi mới dám nghĩ đến việc đầu tư trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến tới đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm làng nghề”.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/46051p1c25/lang-nghe-nup-bong-thuong-hieu.htm

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam vay 125 triệu USD phát triển thuỷ sản

13-6-2011

Việt Nam sẽ vay của Ngân hàng Thế giới 125 triệu USD theo nguồn vốn ODA để thực hiện dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Thoát nghèo nhờ hỗ trợ trúng

10-6-2011

Nhờ kêu gọi được sự giúp đỡ của Công ty Vàng Bồng Miêu, Hội ND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam đã hỗ trợ nhiều hộ khó khăn nuôi bò, lợn rừng, làm nước sạch.

20 triệu USD cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp

10-6-2011

Tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 8.6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng do Chính phủ Thụy Sĩ viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC).

Phát động thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”: Hướng tới nền nông nghiệp phát triển toàn diện

10-6-2011

Hôm qua 8.6, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư đã chính thức phát động phong trào thi đua: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".

Chính sách lúa gạo Việt Nam được đề cao tại Thái Lan

10-6-2011

VN sẽ thành công trong mục tiêu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu thóc gạo cao hơn nữa, nhờ có chính sách cắt giảm chi phí sản xuất và quản lý mạng lưới tiếp thị.

Sản xuất chăn nuôi đang dần ổn định

10-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình chăn nuôi trên cả nước đang đi vào ổn định khôi phục lại sau thiên tai và dịch bệnh. Xu hướng chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm, chăn nuôi nông hộ giảm dần.

5 tháng đầu năm cả nước trồng mới 49,1 nghìn ha rừng tập trung

10-6-2011

Theo Tổng Cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, diện tích rừng trồng tập trung cả nước 5 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 49,1 nghìn ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 89,4 triệu cây, bằng 100,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1481 nghìn m3, tăng 5,9%; sản lượng củi khai thác đạt 12 triệu ste, tăng 2,3%.

Gã khổng lồ vươn vai

10-6-2011

Cách làm NTM của Quảng Ninh hoàn toàn khác với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Không chọn xã làm điểm. Không đầu tư nhỏ giọt. Quảng Ninh phát động phong trào xây dựng NTM toàn tỉnh, lên kế hoạch ngân sách xấp xỉ 16 ngàn tỉ đồng đầu tư cho NTM từ nay đến năm 2020, đặt mục tiêu 75% số xã cơ bản đạt tiêu chí NTM vào năm 2015.

Thực hiện BH nông nghiệp: Làm gì để người nghèo không bị thiệt?

10-6-2011

Bộ Nông nghiệp và PTNT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm BHNN tại 20 tỉnh, thành phố. Nhiều người cho rằng, vấn đề cốt yếu là làm sao giải quyết được mâu thuẫn giữa sản xuất lớn với người nghèo?

Xây dựng nông thôn giàu, đẹp vì lợi ích mỗi người dân

10-6-2011

Các công trình xây dựng nông thôn mới cần bắt đầu từ cấp thôn, hộ gia đình để người dân thấy được lợi ích thiết thực, tích cực tham gia.

VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA - LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

20-5-2011

Đàm phán nông nghiệp - một nội dung quan trọng trong khung khổ chương trình phát triển Doha đang được triển khai theo tinh thần tuyên bố của hội nghị Bộ trưởng Doha ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chương trình hành động Doha do Đại Hội đồng quyết định vào ngày 1 tháng 8 năm 2004 và tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông.

Nông dân tăng thu nhập nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

8-6-2011

Mức lợi nhuận của nông dân tăng bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/ha.