TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gã khổng lồ vươn vai

Ngày đăng: 10 | 06 | 2011

Cách làm NTM của Quảng Ninh hoàn toàn khác với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Không chọn xã làm điểm. Không đầu tư nhỏ giọt. Quảng Ninh phát động phong trào xây dựng NTM toàn tỉnh, lên kế hoạch ngân sách xấp xỉ 16 ngàn tỉ đồng đầu tư cho NTM từ nay đến năm 2020, đặt mục tiêu 75% số xã cơ bản đạt tiêu chí NTM vào năm 2015.

Phổ cập NTM
Trong khi các địa phương đang dò dẫm thí điểm xây dựng NTM thì tại Quảng Ninh, HĐND tỉnh ra hẳn nghị quyết đồng loạt triển khai xây dựng NTM trên toàn tỉnh.
Quảng Ninh là tỉnh đặc thù, địa bàn hẹp nhưng dài nên dân cư phân tán, có xã miền núi, có xã đảo, xã đồng bằng mỗi vùng dân cư lại có những khó khăn riêng nên hướng đi, cách làm đòi hỏi phải linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, công tác xây dựng NTM của Quảng Ninh cũng có nhiều thuận lợi vì từ những năm trước tỉnh đã liên tục đầu tư vào hạ tầng ở khu vực nông thôn nên cho đến nay, rất nhiều xã trên địa bàn đã đạt gần hết các tiêu chí. Một số xã chỉ rướn thêm chút nữa là đạt chuẩn NTM. Chính vì vậy mà tỉnh Quảng Ninh có cơ sở để triển khai đồng loạt cho cả 125 xã xây dựng NTM, theo đó kế hoạch ngân sách giai đoạn 2010 - 2015 lên tới hơn 10 ngàn tỉ, sau đó tiếp tục đầu tư trên 5 ngàn tỉ đến năm 2020.
Số tiền khổng lồ này là cơ hội hiếm có để các huyện, xã thúc đẩy hạ tầng kinh tế phát triển nên mặc dù Nghị quyết HĐND mới ra được vài tháng nhưng không khí xây dựng NTM lan tràn khắp nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.  
Cán bộ xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu bản đồ quy hoạch NTM
 
Tại huyện Hải Hà, phong trào nhân dân hiến đất xây dựng NTM lan rộng khắp các xã. Nói về hiệu quả của chương trình, ông Lê Quyết Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Long, huyện Hải Hà phấn khởi cho biết: “Đường giao thông vào các thôn bản nhỏ, hẹp nên người dân muốn đưa cơ giới hóa vào phục vụ SX cũng không được. Chủ trương làm hạ tầng giao thông trúng với niềm mong mỏi của bà con nên được dân bản nhiệt tình hưởng ứng". Bởi thế nên đường mở đến đâu là nhân dân tình nguyện hiến đất tới đó. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí còn nhân dân tự giải phóng mặt bằng, tự mở rộng nền đường từ 2 m lên 3,5-4 m. Hiện có tới 211 hộ ở xã tình nguyện hiến đất với diện tích 24.771 m2 để làm 22 km đường liên thôn. Tại các xã lân cận như Quảng Sơn, Quảng Thành, Quảng Thịnh nhiều hộ sẵn sàng hiến góc vườn chè đang thu hoạch để xây dựng nhà văn hóa và các công trình công cộng khác. Nhờ vận động sức dân mà huyện Hải Hà đã xây dựng mới 44 nhà văn hóa thôn để đưa vào sử dụng trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vừa qua. 
Tương tự, tại huyện Đông Triều, chỉ trong thời gian ngắn đã vận động nhân dân hiến, đổi đất với diện tích 69.710 m2 để xây mới 69 nhà văn hóa thôn. Đặc biệt người dân ở huyện Đông Triều còn tỏ ra nhiệt tình hơn nữa, ngoài phần đất hiến tặng họ tự nguyện đóng góp 3,2 tỉ đồng để chung tay với Nhà nước xây dựng NTM. Sau cuộc vận động nhân dân hiến đất làm nhà văn hóa, huyện Đông Triều lại tiếp tục phát động nâng cấp hạ tầng giao thông. Phấn đấu từ nay đến 2014, huyện Đông Triều sẽ có ít nhất 15 xã đạt NTM.
Hướng đi riêng
Xác định xây dựng NTM thực chất là sự chuẩn hóa việc đầu tư phát triển cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn nên cách làm của Quảng Ninh cũng linh hoạt, không bị gò bó, trói mình trong việc đi tìm một khuôn mẫu, mô hình cụ thể. Theo ông Trương Công Ngàn, Trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, thì cái khó trong xây dựng NTM là phải làm cho các địa phương phân định rạch ròi giữa “NTM và đầu tư xây dựng cơ bản”.
+ Quảng Ninh là một trong số ít những tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng NTM, coi là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2010 -2020 và huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã đều thành lập Ban chỉ đạo NTM do Bí thư trực tiếp làm trưởng ban. Chưa hết, để đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM thực sự có hiệu quả, Quảng Ninh còn thành lập hẳn một Ban Xây dựng NTM - cơ quan ngang Sở, làm cơ quan tham mưu, giúp lãnh đạo tỉnh triển khai các hoạt động tại cơ sở.
+ Một đặc điểm nữa của Quảng Ninh, là tỉnh tận dụng rất tốt vai trò của các hội, đoàn thể để vận động triển khai chương trình. Đoàn thanh niên phát động mở đường, hội phụ nữ vận động hiến đất, hội nông dân thực hiện các dự án kinh tế nông nghiệp. Hoạt động của các hội ở địa phương được bố trí chéo nhau, không chồng lấn nên hiệu quả rõ ràng, tạo thành phong trào thi đua.
Nếu hiểu đánh đồng hai khái niệm với nhau thì có rót hàng trăm ngàn tỉ để xây dựng NTM cũng không đủ. Mục tiêu của NTM là nuôi dưỡng, thúc đẩy nội lực về kinh tế, văn hóa tiềm ẩn trong cộng đồng làng xóm, thôn, bản tạo nên môi trường sống hoàn hảo, bền vững. Do đó, địa phương nào còn tâm lí thụ động, chỉ ngồi chờ ngân sách rót tiền đầu tư thì không bao giờ đến đích bởi chương trình có thời điểm, có giới hạn mà nông thôn thì luôn phát triển, mở rộng. Thêm nữa, nguồn vốn cần phải đầu tư đúng chỗ, đầu tư đúng nhu cầu thực tế của dân có như vậy mới huy động được nguồn lực tổng hợp từ trong dân. Ví như xây dựng NTM ở một xã miền núi, mật độ dân cư thưa thớt, sản vật nghèo nàn, mỗi tuần địa phương chỉ họp chợ một lần mà đầu tư rót tiền vào xây chợ khang trang thì lãng phí. Trong khi đó, các xã miền núi thường thiếu rất nhiều thứ như: đường, điện, trường học, thủy lợi…
Tất cả những thứ đó phải được ưu tiên hàng đầu. Còn chợ cũng cần nhưng cứ quy hoạch để đó đã, khi nào sản xuất ở địa phương phát triển, đời sống kinh tế khá lên, dân có nhu cầu mua sắm thì mới thực sự cần thiết, mới triển khai xây chợ. Nên khi thẩm định các đề án xây dựng NTM từ cấp huyện, xã chuyển lên Ban Xây dựng NTM phải cân nhắc kĩ lưỡng tính cấp thiết của từng công trình, cử cán bộ khảo sát từng con đường, từng tuyến kênh mương thủy lợi, đánh giá thực tế mức sống chung. Trường hợp xã nào đề xuất không đúng trọng điểm hoặc chạy theo chỉ tiêu, xa rời thực tế là lâp tức chấn chỉnh. Đã xảy ra trường hợp xã đề nghị tỉnh đầu tư cho một tuyến đường nhưng cán bộ về kiểm tra thì đường đã mở rộng và đổ bê tông kiên cố, cho thấy tâm lí của một số cán bộ xã vẫn muốn “vơ vén” ngân sách của tỉnh. Tất nhiên, những công trình này đã bị loại trừ.
Để chương trình xây dựng NTM trở thành phong trào và nhanh chóng đi vào đời sống, tỉnh Quảng Ninh thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho những xã sớm thực hiện tốt những tiêu chí “không tiền”. Ví dụ như xã tự hoàn thiện tiêu chí về cán bộ, tổ chức tổ đội thu gom rác cho từng xóm… Địa phương nào đạt càng nhiều tiêu chí thì càng sớm được duyệt đề án. Đối với những xã mà lãnh đạo biết khéo léo vận dụng nguồn lực của doanh nghiệp vào chương trình NTM, lại được ưu tiên phát triển hàng đầu.
Nhờ chính sách này chương trình NTM ở Quảng Ninh mới phát động chưa đầy nửa năm mà đã trở thành phong trào rộng khắp. Địa phương có nhu cầu đầu tư vốn đều phải tự vận động, sáng tạo để thu hút sự chú ‎ý của tỉnh. Xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng là một điển hình. Để có chợ đầu mối, xã quy hoạch một lô đất rộng 6.000 m2. Toàn bộ tiền xây dựng, GPMB, san lấp đều huy động vốn của các doanh nghiệp. Và chỉ đề xuất tỉnh hỗ trợ những chi phí về môi trường, hệ thống thoát nước, bờ rào phân cách… là những khoản đầu tư mà DN ít chú trọng. Luôn chủ động và sáng tạo nên cho đến nay, xã Phong Cốc đã đạt tới 27/39 chỉ tiêu về NTM.
Chỉ sau nửa năm thực hiện mà tác động của chương trình NTM lên khu vực nông thôn ở Quảng Ninh đã nhìn thấy tức thời. Tỉnh đặt mục tiêu sẽ có 75% xã đạt NTM vào năm 2015 và cán đích trước 2020.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/79549/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Thực hiện BH nông nghiệp: Làm gì để người nghèo không bị thiệt?

10-6-2011

Bộ Nông nghiệp và PTNT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm BHNN tại 20 tỉnh, thành phố. Nhiều người cho rằng, vấn đề cốt yếu là làm sao giải quyết được mâu thuẫn giữa sản xuất lớn với người nghèo?

Xây dựng nông thôn giàu, đẹp vì lợi ích mỗi người dân

10-6-2011

Các công trình xây dựng nông thôn mới cần bắt đầu từ cấp thôn, hộ gia đình để người dân thấy được lợi ích thiết thực, tích cực tham gia.

VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA - LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

20-5-2011

Đàm phán nông nghiệp - một nội dung quan trọng trong khung khổ chương trình phát triển Doha đang được triển khai theo tinh thần tuyên bố của hội nghị Bộ trưởng Doha ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chương trình hành động Doha do Đại Hội đồng quyết định vào ngày 1 tháng 8 năm 2004 và tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông.

Nông dân tăng thu nhập nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

8-6-2011

Mức lợi nhuận của nông dân tăng bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/ha.

Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới

8-6-2011

Sáng nay 8.6, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì buổi lễ phát động thi đua "Cả nước chung tay xây dựng NTM".

Có nước sạch, có vốn làm ăn

8-6-2011

Hàng trăm hộ nông dân nghèo huyện Nông Cống, Thanh Hóa đã xây bể, làm giếng nước sạch và thoát nghèo, làm giàu từ vốn vay ưu đãi.

100% số tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

8-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tại họp báo hôm nay 6/6, 100% số tỉnh, thành phố lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, 38/63 tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới 2011 – 2015.

Vạch hướng xây dựng nông thôn mới

8-6-2011

Sáng ngày 07-06 tại Thái Bình, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức Hội nghị triển khai công tác quy hoạch nông thôn mới và giới thiệu Thông tư liên tịch số 26 hướng dẫn nội dung Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 cho 25 tỉnh thành phía Bắc.

Phát triển nuôi, trồng thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ: Những hướng đi đạt hiệu quả kinh tế cao

8-6-2011

Chưa bao giờ ngành thủy sản vùng ven biển Bắc Bộ lại có bước phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng như hiện nay. Không chỉ nuôi nước ngọt, nước lợ, mà việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng lấn ra biển đang được các địa phương đẩy mạnh. Nuôi, trồng thủy sản đang góp một phần đáng kể vào GDP ngành nông nghiệp và cải thiện, nâng cao đời sống người dân vùng biển.

Từ 1/7, sẽ thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

8-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 1/7/2011, sẽ triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2011-2013.

Thí điểm liên kết 4 nhà tại Tây Ninh

8-6-2011

Mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP được đề xuất từ Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), từ Quyết định 80 của Chính phủ năm 2002; nhưng chưa thực hiện được, do chưa tìm được một "nhà" thật tâm huyết làm trọng tâm cho chương trình.

Mở đường để nông dân giàu lên

8-6-2011

Ngày 7.6, tại Thái Bình, Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tổ chức triển khai công tác quy hoạch NTM và giới thiệu Thông tư liên tịch số 26 của 3 Bộ NNPTNT, Tài chính, KHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ.