TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và mở rộng diện tích SX theo quy trình VIETGAP: Cần làm tốt vấn đề đầu ra

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Trước tình hình khó khăn về vốn do không thể vay được từ các ngân hàng, trong khi đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh, một số hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh nông sản có giấy chứng nhận sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP) đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì một mặt không níu giữ được xã viên, mặt khác buộc phải tập trung sản xuất để giữ bạn hàng.

Khó khăn trong việc tiêu thụ đã khiến một số HTX nông sản không còn mặn mà với quy trình GAP.
80% HTX làm ăn chưa hiệu quả
Theo TS. Võ Mai, Phó chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, nhận thức của nông dân về sản xuất sạch, an toàn trong giai đoạn hiện nay đã tốt hơn. Ở nhiều địa phương, người dân đã ý thức được rằng, việc sản xuất nông nghiệp an toàn không chỉ cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cho người tiêu dùng mà còn an toàn cho chính bản thân người sản xuất và giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn gấp nhiều lần sản xuất theo phương pháp thông thường nên lo ngại lớn nhất của người dân vẫn là việc tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, có một số trang trại, nhà vườn đã nỗ lực để đạt được chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP nhưng đầu ra bấp bênh, giá thu mua không ổn định nên sau một vài năm đã không còn mặn mà với GAP. Các HTX nông sản đã có giấy chứng nhận rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu cho các hợp đồng xuất khẩu vì không thể níu giữ được xã viên khi họ bỏ ra ngoài làm ăn riêng lẻ.
Ông Đoàn Văn Hợp, Phó trưởng ban chỉ đạo nông nghiệp nông thôn TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố có khoảng 50 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% HTX làm tốt việc tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, đảm bảo lợi nhuận cao và 2 đơn vị sản xuất rau an toàn làm tương đối tốt việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân, số còn lại làm ăn chưa hiệu quả. Ông Hợp cho rằng, vai trò thương mại của các tổ chức kinh tế tập thể còn khá mờ nhạt. Để đổi mới cách thức làm việc của các tổ chức này, hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, cần phải xem xét lại vai trò của HTX trong quá trình hoạt động. "HTX chỉ cần làm những việc mà xã viên làm không được hoặc làm không tốt bằng. Chẳng hạn, chỉ chú trọng vào các khâu sau thu hoạch, bao gồm sơ chế, nhãn mác, tiêu thụ… làm sao để đảm bảo lợi nhuận xã viên bán ra cao hơn so với việc bà con làm đơn lẻ bán cho thương lái. Có như vậy mới thu hút xã viên tham gia", ông Hợp nói.
Ưu đãi để thu hút doanh nghiệp
Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Mai Thành Phụng, Trưởng bộ phận Khuyến nông trồng trọt (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phía Nam) cho hay, muốn kêu gọi nông dân vào các HTX, tổ hợp tác để liên kết sản xuất thì trước hết bản thân địa phương (cụ thể là ngành nông nghiệp) cần phải có những kế hoạch thật chi tiết, phải chứng minh cho bà con thấy làm riêng lẻ lợi hơn hay làm tập thể lợi hơn thì mới tập hợp họ lại được. Theo ông Phụng, các địa phương cần phải đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tập thể. Chẳng hạn, khi có một doanh nghiệp chịu đứng ra xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh một mặt hàng nông sản nào đó ở địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT cần hợp tác với họ, tạo ra các điều kiện thuận lợi về giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ các chi phí về phân tích mẫu đất, mẫu nước, miễn phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn trong thời gian đầu… Từ đó yêu cầu họ đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, hỗ trợ quy trình kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Qua khảo sát ở nhiều địa phương, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, ông Phụng cho rằng, chỉ có những dự án nào, địa phương nào làm tốt đầu ra cho sản phẩm sạch, an toàn thì nơi đó người nông dân mới hứng khởi tham gia và các trang trại, nhà vườn mới hoạt động, sản xuất kinh doanh hiệu quả. "Nếu chưa tính toán được đầu ra ổn định, sản phẩm làm theo quy trình GAP mà bán không được giá cao hơn sản phẩm thường 20% thì chưa thể làm GAP vì có làm chắc chắn sẽ không thu hút được người nông dân", ông Phụng khẳng định.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28769.html

NỘI DUNG KHÁC

Cách nào để nông dân tiếp cận Bảo hiểm xã hội?

20-6-2011

Với đối tượng có thu nhập thấp, không ổn định như nông dân, việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ mang lại lợi ích thiết thực, tạo chỗ dựa ổn định khi về già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến thời điểm này, số nông dân tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Kiến nghị dừng cấp phép nhập muối

16-6-2011

Ước tính nguồn cung muối trong nước năm 2011 sẽ đủ đáp ứng cho sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời để giảm bớt khó khăn cho diêm dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương chưa giao đợt 2 lượng quota nhập khẩu 50.000 tấn muối phục vụ sản xuất hóa chất.

Ngư dân lập tổ đoàn kết đánh cá

16-6-2011

Hàng chục nghìn ngư dân ở Quảng Bình đã tham gia những tổ đoàn kết (TĐK) đánh cá trên biển, giúp nhau khi phong ba bão táp, chung sức, chung lòng ngăn cản tàu lạ xâm nhập vùng biển của Tổ quốc.

Thêm trường hợp miễn giảm thuế thu nhập

16-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân của người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Quỹ phúc lợi khen thưởng của doanh nghiệp (DN).

Cả nước có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ

16-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) vừa cho biết, hiện cả nước có khoảng 130.000 tàu cá của gần 30 tỉnh, thành ven biển, trong số đó có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ, 40% hoạt động cầm chừng, chỉ có 30% là vẫn hoạt động bình thường.

Nhiều địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn giá

16-6-2011

Trước tình hình giá cả có xu hướng tăng mạnh, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp bình ổn giá. Điển hình tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều giải phápcho chương trình bình ổn giá của năm 2011.

“Bốn nhà” liên kết dạy nghề

16-6-2011

Nhà trường, doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý cùng chung tay dạy nghề cho lao động nông thôn. Mô hình này đang phát huy hiệu quả ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Chất lượng xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự

15-6-2011

Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất nhập khẩu với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những vấn đề được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại Hội thảo Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 14/6, tại Hà Nội.

Thương hiệu làng nghề - thương hiệu quốc gia

15-6-2011

Thương hiệu làng nghề không chỉ là thương hiệu quốc gia mà nó còn là thứ mà người dân tại chính làng nghề có thể dựa vào đó để mà làm giàu trên chính quê hương của mình.

Sẽ thành lập quỹ phát triển thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu

15-6-2011

Nhằm cụ thể hoá các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác xuất khẩu thuỷ sản, tới đây Quỹ phát triển thị trường chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam sẽ được thành lập.

Cà Mau thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư

15-6-2011

Quý I-2011, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Cà Mau tiếp tục đạt khá, nhất là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thu ngân sách... đều tăng từ 15 đến 40% so cùng kỳ năm 2010. Ðây cũng là yếu tố cơ bản để Cà Mau vượt lên khó khăn, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng phó với thiệt hại do tôm chết hàng loạt

15-6-2011

Theo thống kê của ngành chức năng, đến cuối tháng 5/2011, cả nước đã thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng được trên 558.000ha. Trong đó, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi trên 547.000ha. Diện tích nuôi tôm bị chết tính đến đầu tháng 6/2011 của 7 tỉnh trong khu vực này đã lên đến gần 53.000ha, chiếm gần 10% diện tích thả nuôi và hơn 98% diện tích thiệt hại của cả nước.