TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn giá

Ngày đăng: 16 | 06 | 2011

Trước tình hình giá cả có xu hướng tăng mạnh, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp bình ổn giá. Điển hình tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều giải phápcho chương trình bình ổn giá của năm 2011.

Hà Nội: Tiếp tục ứng hơn 300 tỷ đồng cho doanh nghiệp bình ổn giá
Ngày 15/6, UBND Hà Nội có quyết định tạm ứng 319,5 tỷ đồng cho 11 doanh nghiệp để mua hàng dự trữ phục vụ bình ổn giá trên địa bàn đến hết tháng 4/2012.
Theo đó, UBND Hà Nội trích từ quỹ dự trữ tài chính số tiền 319,5 tỷ đồng để tạm ứng vốn đợt 1 cho 11 doanh nghiệp thực hiện dự trữ 10 nhóm hàng thiết yếu như: gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến thịt gia súc, gia cầm…
Thành phố cũng giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc cung ứng hàng hóa và bình ổn giá trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích và hoàn trả vào quỹ dự trữ tài chính Thành phố đúng thời gian quy định.
Được biết, trước đó, ngày 26/4/2011, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Phương án bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011” với mức vốn tạm ứng cho các doanh nghiệp để dự trữ và bán hàng bình ổn giá là 475 tỷ đồng.
Cụ thể, vốn tạm ứng chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán ra các mặt hàng bình ổn giá phục vụ nhu cầu bình ổn giá thị trường của thành phố từ tháng 5/2011 đến hết tháng 4/2012. Riêng mặt hàng giấy vở học sinh, thời gian bình ổn từ tháng 6/2011 đến hết tháng 10/2011.
Hiện thành phố Hà Nội đang khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình bình ổn giá với yêu cầu phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá…
TP Hồ Chí Minh: Mở rộng điểm bán hàng bình ổn giá
UBND TPHCM vừa chỉ đạo các nhà thuốc đã tham gia chương trình bình ổn thị trường mở rộng thêm điểm bán đến khu vực ngoại thành, khu vực đông dân cư, vùng có người thu nhập thấp của thành phố.
Theo đó, UBND TPHCM giao Sở Y tế, trong tháng 6/2011 cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các điểm nhà thuốc đã tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011 và Tết Nhâm Thìn - 2012.
UBND TPHCM cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan kịp thời xử lý các hoạt động kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn của thành phố phải thực hiện niêm yết giá trên từng sản phẩm để người tiêu dùng dễ nhận biết. Đồng thời, các doanh nghiệp này phải quảng bá, phát triển mạng lưới bán lẻ giúp người tiêu dùng tiếp cận chương trình nhất là các đối tượng có thu nhập thấp...
Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh cho biết, một trong những nét mới trong chương trình bình ổn giá năm 2011 của TPHCM là sẽ mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có trụ sở tại TP hoặc các tỉnh, thành khác trong cả nước.
Cũng theo bà Hồng, năm 2011, TPHCM chọn 9 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để bình ổn giá gồm gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản, trong đó thủy hải sản là nhóm hàng mới được đưa vào danh sách bình ổn giá năm 2011.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=464237#

NỘI DUNG KHÁC

“Bốn nhà” liên kết dạy nghề

16-6-2011

Nhà trường, doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý cùng chung tay dạy nghề cho lao động nông thôn. Mô hình này đang phát huy hiệu quả ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Chất lượng xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự

15-6-2011

Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất nhập khẩu với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những vấn đề được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại Hội thảo Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 14/6, tại Hà Nội.

Thương hiệu làng nghề - thương hiệu quốc gia

15-6-2011

Thương hiệu làng nghề không chỉ là thương hiệu quốc gia mà nó còn là thứ mà người dân tại chính làng nghề có thể dựa vào đó để mà làm giàu trên chính quê hương của mình.

Sẽ thành lập quỹ phát triển thị trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu

15-6-2011

Nhằm cụ thể hoá các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác xuất khẩu thuỷ sản, tới đây Quỹ phát triển thị trường chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam sẽ được thành lập.

Cà Mau thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư

15-6-2011

Quý I-2011, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Cà Mau tiếp tục đạt khá, nhất là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thu ngân sách... đều tăng từ 15 đến 40% so cùng kỳ năm 2010. Ðây cũng là yếu tố cơ bản để Cà Mau vượt lên khó khăn, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Ứng phó với thiệt hại do tôm chết hàng loạt

15-6-2011

Theo thống kê của ngành chức năng, đến cuối tháng 5/2011, cả nước đã thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng được trên 558.000ha. Trong đó, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi trên 547.000ha. Diện tích nuôi tôm bị chết tính đến đầu tháng 6/2011 của 7 tỉnh trong khu vực này đã lên đến gần 53.000ha, chiếm gần 10% diện tích thả nuôi và hơn 98% diện tích thiệt hại của cả nước.

Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020

15-6-2011

Ngày 14/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) tổ chức Hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”.

Sau một năm triển khai xây dựng NTM: Ngổn ngang bao việc phải làm

15-6-2011

Ngày 14/6, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã tổ chức họp đánh giá một năm triển khai chương trình và bàn các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Chăn nuôi lớn - Chuyện xa vời

15-6-2011

Phương thức chăn nuôi nhỏ đã đang gây ra những hệ lụy lớn. Định hướng phát triển một nền chăn nuôi tập trung đã được các cơ quan quản lý nhà nước đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực đến nay, phát triển chăn nuôi tập trung vẫn đang... dậm chân tại chỗ. NNVN triển khai chuyên đề "Chăn nuôi sản xuất lớn-chuyện xa vời" với mong muốn nhận diện thực trạng, tìm ra những nút thắt và một số kiến giải để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của vấn đề này.

Kế hoạch phát triển điều đến năm 2020: Khó đạt 330.000ha

15-6-2011

Theo đề án phát triển ngành điều đến năm 2020 của Hiệp hội Điều VN (VINACAS), mục tiêu của ngành là giữ vững vị trí số một thế giới về xuất khẩu, đảm bảo sức cạnh tranh cao.

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

15-6-2011

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tại nhiều địa phương trong cả nước, các ngành hữu quan và bà con nông dân luôn tìm tòi sáng tạo, triển khai nhiều mô hình hay, để từ đó tìm cách nhân rộng.

Đầu tư hơn 100 nghìn tỷ đồng phát triển "tam nông"

15-6-2011

Năm 2011, tổng vốn đầu tư bố trí cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân là hơn 101 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước, tăng 7,1% so với năm 2010.