TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hỗ trợ nông dân vùng nguyên liệu mía để cùng phát triển bền vững

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Ông Phạm Ngọc Liễn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) cho biết: để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động với công suất 3.500 tấn mía/ngày, năm 2011 Công ty đầu tư 100 tỷ đồng để nâng cao năng suất và mở rộng vùng nguyên liệu mía theo hướng phát triển bền vững.

Theo đó, tổng diện tích vùng nguyên liệu của Nhà máy sẽ lên 6.000 ha, trong đó tại tỉnh Bình Định ổn định 3.000 ha. Để đạt mục tiêu này, công ty tiếp tục thực hiện một số chính sách khuyến khích nông dân vùng nguyên liệu từ hỗ trợ khâu làm đất bằng máy cày và thu tiền công thấp hơn so với giá thị trường ở từng thời điểm; hỗ trợ bình quân 20 tấn phân bã bùn/ha cho nông dân cải tạo đất; cho nông dân thiếu giống được mượn giống mía để trồng cho kịp thời vụ và tăng thu giá bảo hiểm thu mua mía nguyên liệu từ 550 nghìn đồng/tấn lên 700 nghìn đồng/tấn vào vụ ép 2011-2012. Vụ ép mía năm 2010-2011, BISICO đã thu mua gần 500 nghìn tấn mía nguyên liệu, vượt 100 ngàn tấn so với kế hoạch và đã sản xuất, tiêu thụ 47.000 tấn đường, tăng 7.000 tấn so với kế hoạch và tăng 17.000 tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 33,6 tỷ đồng. Tổng thu nhập của người trồng mía trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt gần 120 tỷ đồng.
Tại Long An, mía là cây mũi nhọn kinh tế thứ 2 sau cây lúa. Tuy nhiên, từ năm 2004-2005 trở lại đây, cây mía mất chỗ đứng và có nguy cơ tiếp tục giảm. Bà Nguyễn Thị Ruộng, ở ấp 5, xã Thạnh Lợi (huyện Bếu Lức) cho biết: Gia đình có 2,5 ha trồng mía gần 20 năm nay, nhưng từ vụ mía năm 2004-2005 bị thua lỗ, do giá giảm, cách tính chữ đường tùy thuộc vào nhà máy, nên nông dân bị động hoàn toàn. Vì vậy, gia đình bà đã chuyển sang trồng chanh. Anh Lê Văn Ba, ở xã Lương Bình (Bến Lức) chia sẻ: Dọc theo tỉnh lộ 830 từ huyện Bến Lức đến huyện Đức Hòa khi quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, người dân sống dọc theo tỉnh lộ san lấp mặt bằng đất trồng mía rồi bán cho các doanh nghiệp mở nhà máy. Còn anh Mai Hoàng Dũng ở xã Tân Thành (huyện Thủ Thừa) bức xúc: Từ trước tới nay, giữa người dân với nhà máy đường chưa có sự kết nối chặt chẽ. Nông dân chưa thật sự an tâm và tin tưởng với cách tính chữ đường của các nhà máy. Việc hợp đồng thu mua sản phẩm của nhà máy và người trồng mía chưa thống nhất, giá thu mua ở mỗi nơi khác nhau. Nhiều hộ trồng mía không được ký hợp đồng với nhà máy, khi thấy giá bên ngoài bán có lời là đi tìm thương lái để bán, thậm chí bán mía non. Diện tích cây mía ở Long An đang giảm dần, từ 18.600 ha năm 2000- 2004 giảm xuống còn hơn 11.000 ha hiện nay. Nguyên nhân một phần là do phương thức đầu tư, cách tính chữ đường của nhà máy để định giá thu mua chưa hợp lý, chưa khuyến khích nông dân trồng mía. Bên cạnh đó, chủ trương của tỉnh lại cho quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp trên vùng đất trồng mía đã có từ 30-40 năm nay, cho khai thác gần 100 hầm đất để san lấp mặt bằng, mất đi hơn 3.000 ha cho các khu, cụm công nghiệp, hầm đất.../.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=464562

NỘI DUNG KHÁC

Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2011

20-6-2011

Ngày 17/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức Hội thảo triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2011.

Thị trường nông nghiệp Việt Nam: Nhiều triển vọng, lắm rủi ro

20-6-2011

Đây là đánh giá của TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) về vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam, tại Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp VN năm 2011, tổ chức ngày 17.6 tại Hà Nội.

Cần có đối sách với thị trường Trung Quốc

20-6-2011

Sau khi Dân Việt phản ánh tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thu mua nông sản, hàng loạt chuyên gia, doanh nhân đã lên tiếng về vấn đề này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và mở rộng diện tích SX theo quy trình VIETGAP: Cần làm tốt vấn đề đầu ra

20-6-2011

Trước tình hình khó khăn về vốn do không thể vay được từ các ngân hàng, trong khi đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh, một số hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh nông sản có giấy chứng nhận sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP) đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan vì một mặt không níu giữ được xã viên, mặt khác buộc phải tập trung sản xuất để giữ bạn hàng.

Cách nào để nông dân tiếp cận Bảo hiểm xã hội?

20-6-2011

Với đối tượng có thu nhập thấp, không ổn định như nông dân, việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ mang lại lợi ích thiết thực, tạo chỗ dựa ổn định khi về già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến thời điểm này, số nông dân tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Kiến nghị dừng cấp phép nhập muối

16-6-2011

Ước tính nguồn cung muối trong nước năm 2011 sẽ đủ đáp ứng cho sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời để giảm bớt khó khăn cho diêm dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương chưa giao đợt 2 lượng quota nhập khẩu 50.000 tấn muối phục vụ sản xuất hóa chất.

Ngư dân lập tổ đoàn kết đánh cá

16-6-2011

Hàng chục nghìn ngư dân ở Quảng Bình đã tham gia những tổ đoàn kết (TĐK) đánh cá trên biển, giúp nhau khi phong ba bão táp, chung sức, chung lòng ngăn cản tàu lạ xâm nhập vùng biển của Tổ quốc.

Thêm trường hợp miễn giảm thuế thu nhập

16-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 hướng dẫn không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân của người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Quỹ phúc lợi khen thưởng của doanh nghiệp (DN).

Cả nước có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ

16-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) vừa cho biết, hiện cả nước có khoảng 130.000 tàu cá của gần 30 tỉnh, thành ven biển, trong số đó có tới 30% số tàu cá phải nằm bờ, 40% hoạt động cầm chừng, chỉ có 30% là vẫn hoạt động bình thường.

Nhiều địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn giá

16-6-2011

Trước tình hình giá cả có xu hướng tăng mạnh, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp bình ổn giá. Điển hình tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều giải phápcho chương trình bình ổn giá của năm 2011.

“Bốn nhà” liên kết dạy nghề

16-6-2011

Nhà trường, doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý cùng chung tay dạy nghề cho lao động nông thôn. Mô hình này đang phát huy hiệu quả ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Chất lượng xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự

15-6-2011

Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất nhập khẩu với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những vấn đề được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại Hội thảo Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 14/6, tại Hà Nội.