ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu thuỷ sản có thể đạt 8 tỷ USD vào năm 2020

Ngày đăng: 03 | 06 | 2011

Theo Chương trình xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2015 và định hướng đến 2020 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự thảo, 10 năm nữa, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có thể đạt kim ngạch 8 tỷ USD.

Vào năm 2020, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra tiếp tục dẫn đầu và đạt mức 3,6 tỷ USD.
Tại hội thảo lấy ý kiến về chương trình này TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thuỷ sản cho hay, mục tiêu của ngành thuỷ sản trong thời gian tới là giữ vững nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu từ 8-10%/năm để đạt kim ngạch xuất khẩu  6,5- 6,7 tỷ USD vào năm 2015 và đạt con số 8 tỷ USD vào 2020.
Ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến theo chiều sâu trên cơ sở đổi mới kỹ thuật công nghệ. Tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền, sản phẩm làm sẵn chiếm 40- 50% giá trị xuất khẩu vào 2015.

Hướng tới 100% các cơ sở chế biến xuất khẩu đáp ứng các quy định và các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh, an toàn môi trường theo yêu cầu của thị trường, tham gia chuỗi sản xuất với mô hình liên kết cộng đồng và thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn định hướng đến 2020 thuỷ sản sẽ tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản được quản lý theo tiếp cận hệ thống, chuyên nghiệp hiệu quả, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có thương hiệu, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế…

Về thị trường, sẽ giữ vững cơ cấu dựa trên ba trụ cột chính là EU - Nhật Bản - Mỹ, các thị trường này tiếp tục chiếm tỷ trọng 60- 65% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Song song với việc phát triển mạnh các thị trường tiềm năng như Đông Âu, ASEAN, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ cùng các thị trường đơn lẻ là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Úc…

Đối với nguyên liệu từ khai thác biển giữ ổn định ở múc 2 triệu tấn/năm. Trong đó khoảng 490.000 tấn cho chế biến xuất khẩu. 

Thời gian tới, nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu sẽ là một chủ trương nhất quán để gia tăng xuất khẩu, tăng kim ngạch và giải quyết việc làm. Ước tính nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đến năm 2015 là khoảng 650.000 tấn.

Trong công tác phát triển thị trường, theo đề xuất sẽ tạo cơ chế cho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) lập quỹ trên cơ sở thu từ doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, truyền thông, tiếp thị, xây dựng hình ảnh cho các sản phẩm chủ lực. Phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm để mang lại giá trị gia tăng cho chuỗi sản xuất sản phẩm.

TS. Lê Tiêu La, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản cho rằng để đạt được mục tiêu như đã đề ra Hội Nghề Cá Việt Nam và VASEP cần phải liên minh lại để cùng hướng về mục đích chung là phát triển ngành thuỷ sản chứ không nên tách rời như hiện nay sẽ không mang lại hiệu quả.

Còn đại diện cho Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản thì nhấn mạnh thời gian tới ngành thuỷ sản cần giảm xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô, thay vào đó là tăng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn.

Nhưng để làm được điều này cần phải chú trọng tới vùng nguyên liệu, phải tạo được mối liên kết để có được những hợp đồng lớn để cả người sản xuất và nuôi trồng đều có thể yên tâm với việc đầu tư của mình.

“Ngoài ra, để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu như đã đề ra còn phải đầu tư vào phát triển các loại thuỷ sản khác như cá ngừ, nhuyễn thể, cá rô phi… vì đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu cá tra vẫn dẫn đầu nhưng cũng chỉ đạt 3,6 tỷ USD còn tôm là 3,2 tỷ USD”, TS. Hồng Minh nhìn nhận.
AGROINFO – Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Ngành điều Bình Phước thiếu vốn nghiêm trọng

3-6-2011

Theo ông Nguyễn Văn Thỏa - Chủ tịch Hiệp hội Điều Bình Phước, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 180 doanh nghiệp và 119 cơ sở chế biến hạt điều.

Xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch cao nhất

2-6-2011

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 5/2011 tiếp tục tăng trưởng khá với kim ngạch 480 triệu USD. Đây là tháng đạt lượng và kim ngạch xuất khẩu tốt nhất kể từ đầu năm 2011.

Ðầu tư phát triển vùng nguyên liệu, góp phần xóa đói, giảm nghèo

2-6-2011

Xã Ia Broal, huyện Ia Pa của tỉnh Gia Lai là một xã có đông đồng bào dân tộc Gia Rai. Xã đã thực hiện thành công mô hình chuyển đổi cây trồng, từ độc canh trồng bắp và đậu xanh sang trồng cây thuốc lá. Anh Kpã Kas Sim không giấu được niềm vui vì vụ trồng năm nay được giá. Gia đình anh trồng 1,7 ha cây thuốc lá, mỗi ha sau khi thu hoạch trừ hết chi phí được lời hơn 50 triệu đồng. Thu nhập này còn hơn trồng bắp, đậu xanh chỉ thu lời khoảng 10 triệu đồng/ha. Anh dự định vụ tới sẽ tăng diện tích trồng cây nguyên liệu này lên 2,5 ha.

Tiến tới chủ động nguồn khô dầu đậu tương

2-6-2011

Trong số các nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), khô dầu đậu tương là mặt hàng cho đến nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100%.

Mô hình SXNN nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay?

1-6-2011

Từ 11/5 đến 22/5/2011, báo Kinh tế nông thôn đã cho đăng bài dài 3 kì của TS. Bùi Sĩ Tiếu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam có bài viết về việc lựa chọn mô hình sản xuất nào cho phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Bài viết có 3 phần: Phần 1: Những vấn đề cấp bách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Phần 2: Ưu điểm và tồn tại của một số mô hình sản xuất chính. Phần 3: Đổi mới chính sách tạo điều kiện phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhận thấy, đây là bài viết công phu, tâm huyết của một cán bộ đã từng lãnh đạo và gắn bó lâu năm với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với kinh nghiệm và nhận thức mới, tác giả đã có những đóng góp thêm nhiều ý kiến về mô hình và chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. AGROINFO, xin ghép bài đăng 3 kỳ trên Kinh tế nông thôn thành 1 bài để quý độc giả tiện theo dõi. Xin trân trọng giới thiệu:

Đẩy mạnh hợp tác thủy sản với Malaysia, Indonesia

1-6-2011

Đoàn cấp cao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia và Indonesia nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thủy sản.

5 tháng: Xuất khẩu đạt hơn 34 tỷ USD

1-6-2011

Trong 5 tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới tiếp tục đi lên, nhu cầu hàng hóa tăng, nhất là giá nhiều loại hàng hóa nhiên liệu và nông sản tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010 đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra.

Nâng cao giá trị xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam

1-6-2011

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 USD.

Hợp tác sản xuất gạo cao cấp

31-5-2011

Công ty cổ phẩn Thủy sản Gentraco (Cần Thơ) đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên, cùng nông dân xây dựng thương hiệu và áp dụng quy trình sản xuất Global Gap cho hạt gạo thơm.

Xuất - nhập khẩu đang rượt đuổi nhau

30-5-2011

5 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng cao. Nhưng tình trạng nhập siêu cũng trong tình trạng khá căng thẳng.

Tận dụng lợi thế đẩy mạnh hàng nông nghiệp vào Nhật Bản

30-5-2011

Xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản sẽ tăng mạnh nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế từ VJEPA; hiểu biết thị trường và nắm bắt được phương thức kinh doanh tại Nhật Bản.

Ngành mía đường xin miễn thuế vì đường lậu

27-5-2011

Đến hẹn lại lên, ngành mía đường năm nào cũng có kiến nghị để bảo vệ... ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy một ngành hàng... èo uột.