ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Ngành mía đường xin miễn thuế vì đường lậu

Ngày đăng: 27 | 05 | 2011

Đến hẹn lại lên, ngành mía đường năm nào cũng có kiến nghị để bảo vệ... ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy một ngành hàng... èo uột.

 

Theo Hiệp hội mía đường VN, từ 15-9-2010 đến 15-4 năm nay, các nhà máy mía đường đã bán ra 569.800 tấn đường. Nếu so với 4 tháng đầu năm 2010 thì lượng tiêu thụ đường trong 4 tháng qua tăng 23,1%, lượng đường tồn kho còn khoảng 524.000 tấn.
Xin miễn thuế GTGT
Vì vậy, ngành đường kiến nghị Nhà nước nên điều chỉnh giảm thuế suất GTGT xuống mức 0%, thay vì 5% như hiện hành để tăng khả năng cạnh tranh cho đường nội.
Ngành đường cho rằng, tất cả đường lậu bị phát hiện, tịch thu đều phải thực hiện tái xuất 100% qua các nhà máy. Các đối tượng buôn lậu phải cưỡng chế xử phạt và thu hồi giấy phép kinh doanh. Đơn vị gia công, kinh doanh đường đóng gói, cần phải được đưa vào danh mục kinh doanh có điều kiện.
Ngoài ra, hiệp hội còn cho rằng các Cty chuyên kinh doanh và nhà máy đường nên tự nguyện đóng góp kinh phí để xây dựng quỹ hỗ trợ chống buôn lậu. Theo hiệp hội, đây được xem là điều kiện giúp ngành đường trong nước có môi trường cạnh tranh tốt hơn, giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt.

Kinh doanh đường lậu có thể xem là một hình thức bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh.
 
Vì đường nhập lậu
Theo ước tính của Hiệp hội mía đường VN, mỗi năm có vài trăm nghìn tấn đường nhập lậu vào VN. Chỉ tính riêng khoản thuế thất thu của ngân sách nhà nước cũng đã lên tới khoảng 500 tỉ đồng/năm.
Tại buổi sơ kết vụ sản xuất mía đường 2010/2011, được tổ chức sáng 20-5, ông Trịnh Minh Châu - Phó chủ tịch Hiệp hội mía đường VN cho hay, hiện nay đường nhập lậu vào VN chủ yếu là từ Thái Lan - nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới. Hàng năm quốc gia này xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn.
Hiệp hội mía đường ước tính, với lượng nhập lậu lên tới vài trăm nghìn tấn/năm, mỗi năm lượng ngoại tệ của VN bị “chảy máu” vì hoạt động này cũng đến vài trăm triệu USD (với giá đường vào khoảng 600 - 700 USD/tấn).
Kinh doanh đường lậu có thể xem là một hình thức bán phá giá (có thể bán thấp hơn do trốn thuế), cạnh tranh không lành mạnh nên gây tác động xấu đến thị trường và ngành sản xuất đường trong nước.
Với sức tiêu thụ của thị trường nội địa khoảng trên 1 triệu tấn/năm, lượng đường nhập lậu đang chiếm tới 1/4 lượng đường tiêu thụ của VN. Điều này khiến các nhà máy không thể cạnh tranh, sản xuất gặp khó khăn, thua lỗ và khó có điều kiện phát triển... Hậu quả mang tính dây chuyền không chỉ ở phía các nhà máy mà sẽ tác động xấu đến hàng triệu nông dân trồng mía trong cả nước.
Để giải quyết vấn đề trên, theo ông Châu, Nhà nước cần bổ sung những văn bản pháp lý cụ thể và mạnh hơn chuyên về gian lận thương mại trong lĩnh vực mía đường, xử lý đường nhập lậu. Bên cạnh đó, cần có biện pháp chế tài mạnh hơn, nên đưa đối tượng vi phạm và liên quan vào khung luật hình sự (tương tự mặt hàng thuốc lá).
Đồng thời tổ chức, hệ thống cơ quan, lực lượng tham gia chống buôn lậu cần tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tất cả đường lậu bị phát hiện, tịch thu đều phải thực hiện tái xuất 100% (qua các nhà máy đường).
Trên thực tế việc bán đấu giá tại chỗ số đường nhập lậu bị bắt thời gian qua đã hợp thức hoá thêm cho các “chủ hàng” qua việc sử dụng biên bản mua đấu giá để tự do kinh doanh đường lậu.
Song, điều đáng nói là các nhà máy đường trong nước trước hết cần phải có những biện pháp chủ động tự bảo vệ mình thông qua việc sử dụng tem chống hàng nhái, hàng giả để giúp có quan chức năng có thể phát hiện ngay hàng nhập lậu khi kiểm tra.
Thực hiện hạn chế bán hàng, tiến tới không giao dịch với các đối tượng có buôn bán đường nhập lậu. Cam kết không mua bán đường nhập lậu là điều kiện bắt buộc khi đàm phán, ký kết hợp đồng đại lý - nhà phân phối đường với các nhà máy...
AGROINFO – Theo 24h

NỘI DUNG KHÁC

Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn

26-5-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuynhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Xuất khẩu gỗ năm 2011 sẽ đạt khoảng 4 tỉ USD

26-5-2011

Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ là 219 triệu USD, đến năm 2010 đã đạt 3,4 tỷ USD, tính bình quân giá trị kim ngạch đồ mộc tăng 500 triệu USD/năm.

Dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc: Doanh nghiệp và người trồng rừng lao đao

25-5-2011

Sau khi dự án trồng 5 triệu ha rừng kết thúc, các doanh nghiệp trồng rừng ở Hà Tĩnh cũng như người dân hợp đồng trồng rừng gặp vô vàn khó khăn. Tiền đầu tư chăm sóc không có, kế hoạch trồng rừng cũng bị đổ bể, người dân không có thu nhập vì thiếu việc làm…

Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?

24-5-2011

Nhà máy thiếu vốn để sản xuất, khi nguồn cung đường dồi dào giá lại giảm, thương nhân không muốn mua vào… Trên thị trường thì luôn tồn tại sự chênh lệch giá khá lớn giữa nhà máy và nhà phân phối.

Sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

24-5-2011

Thời gian tới, Mỹ xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu vải, nhãn vào thị trường này.

Cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường: Đảm bảo hài hòa quyền lợi người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng

16-5-2011

Thời gian qua, giá đường liên tục tăng, sau đó giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp sản xuất trong nước lại không tiêu thụ được. Nghịch lý này một lần nữa lại được người ta đổ thừa cho việc dự báo sai, cấp hạn ngạch thuế quan nhiều hơn so với nhu cầu... Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Thức ăn chăn nuôi tăng giá: Doanh nghiệp cần "bắt tay" với nông dân

16-5-2011

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã 3 lần tăng giá, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết:

Vét sạch nguyên liệu thô để xuất khẩu

16-5-2011

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, doanh nghiệp cao su chỉ tập trung xuất khẩu chứ không bán cho nhà sản xuất trong nước.

Xuất khẩu rau quả: Chuyên nghiệp hóa để nâng cao kim ngạch

16-5-2011

Thời gian qua việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Dự kiến, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm nay sẽ đạt 500-510 triệu USD do nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia… tăng mạnh.

DN mía đường: Dân nên chịu thiệt mua đường giá cao

16-5-2011

Nếu mỗi người chịu thiệt 1 ít, chẳng hạn mua đắt khoảng 4.000 đồng/kg nhân với mức tiêu thụ đường bình quân 10 kg đường/năm thì mỗi năm người tiêu dùng cũng chỉ thiệt 40.000 đồng. Giá này là có thể chấp nhận được để cho ngành sản xuất đường trong nước phát triển.

Đã ký hợp đồng xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo

13-5-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nam (VFA), đến ngày 5-5, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,648 triệu tấn gạo (tháng 4 là 718.718 tấn), trị giá FOB 1,252 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 26% về lượng và 29% về giá trị.

Làm sao để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay?

13-5-2011

Đây là câu hỏi khiến cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng phải đau đầu. Hiện mức lãi suất trần quy định là 14%, nhưng trên thực tế các ngân hàng thương mại đã phá rào huy động vốn bằng cách nâng mức lãi suất lên từ 15-19%/năm tùy thuộc thời điểm và số lượng tiền gửi. Việc huy động vốn với lãi suất cao vượt trần đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng sẽ được nâng lên ở mức 20-22%.