ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?

Ngày đăng: 24 | 05 | 2011

Nhà máy thiếu vốn để sản xuất, khi nguồn cung đường dồi dào giá lại giảm, thương nhân không muốn mua vào… Trên thị trường thì luôn tồn tại sự chênh lệch giá khá lớn giữa nhà máy và nhà phân phối.

Giá đường trên thị trường đang giảm
Trước thực tế này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kỳ vọng việc thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam sẽ góp phần bình ổn giá đường trong nước. Và dự thảo điều lệ của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mía đường Việt Nam đang được Hiệp hội đưa ra lấy ý kiến góp ý của các thành viên. 
Theo đó, mục tiêu của công ty này là thực hiện chức năng bình ổn giá đường trong nước; huy động và sử dụng vốn hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo chức năng nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận; tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống của người lao động trong đơn vị; bảo đảm lợi ích của cổ đông…

Phạm vi hoạt động của công ty là kinh doanh đường và các sản phẩm ngành mía đường; thực hiện chức năng tạm trữ tham gia bình ổn thị trường đường trong nước; kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm ngành mía đường, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng… phục vụ cho sản xuất và trồng mía.

Công ty có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, chia thành 10 triệu cổ phần. Mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. Toàn bộ cổ phần do công ty phát hành lần đầu là cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần có một giá trị biểu quyết. 

Sau 5 năm hoạt động ổn định, công ty có thể phát hành cổ phần ra bên ngoài các công ty, nhà máy đường nhưng đây là loại cổ phần ưu đãi về cổ tức, người sở hữu không có quyền ứng cử, bầu cử, biểu quyết.

Cổ đông sáng lập là đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các công ty, các nhà máy đường có sản lượng trên 30.000 tấn/năm (theo số liệu tổng kết vụ 2010/2011 là 14 nhà máy gồm cả 5 nhà máy có vốn nước ngoài và Hiệp hội là 15). Các cổ đông sáng lập này phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần được quyền chào bán.

Trao đổi với VnEconomy, bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà cho biết, trên thực tế ý định về việc thành lập một công ty cổ phần thương mại như trên đã được Hiệp hội Mía đường “thai nghén” từ nhiều năm trước, nhưng vẫn chưa triển khai được. 

Điều này cũng đã được xác nhận bởi nguyên Tổng thư ký của Hiệp hội  này là ông Hà Hữu Phái.

Nhưng theo quan điểm của bà Sum thì việc thành lập công ty này là không cần thiết vì các nhà máy chỉ nên lo sản xuất còn việc phân phối nên để các doanh nghiệp khác đảm nhiệm. “Nếu tất cả các ngành của nền kinh tế đều thành lập hệ thống phân phối của riêng mình thì không chỉ dẫn tới tình trạng lộn xộn mà còn kém hiệu quả do phải trả cho các chi phí không đáng có”, bà Sum nhận định. 

Thêm nữa, giá đường trên thị trường nên để quy luật cung cầu quyết định trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nếu chỉ cần lệch về bên nào một chút lập tức sẽ xảy ra sự mất ổn định trong ngành.

Với quan điểm đồng tình về việc thành lập công ty, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Phát lại nhìn nhận khi công ty cổ phần mía đường được thành lập, các nhà máy đường sẽ chỉ lo khâu sản xuất sau đó gửi sản phẩm của mình vào đây để đơn vị này lo việc tiêu thụ.

Trong trường hợp nguồn cung dồi dào công ty sẽ thực hiện việc tạm trữ và xin cơ chế hỗ trợ để thực hiện việc này. Như vậy, việc thành lập công ty sẽ không chỉ có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.

Ngoài ra, công ty này còn đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ vốn để sản xuất cho các doanh nghiệp thành viên khi gặp khó khăn. Điều này sẽ giúp cung cầu trên thị trường ổn định mà còn hạn chế được việc đường lậu ồ ạt tràn vào nước ta. 

Song để đảm bảo tính khách quan và công bằng "Công ty cần phải được thành lập và điều hành bởi những người có đủ đức đủ tài, đủ công tâm chứ không phải là do các đơn vị có sản lượng lớn trong ngành hiện nay”, bà Quy thẳng thắn góp ý.
AGROINFO – Theo VnEconomy

 

NỘI DUNG KHÁC

Sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

24-5-2011

Thời gian tới, Mỹ xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu vải, nhãn vào thị trường này.

Cân đối cung cầu và điều hành nhập khẩu đường: Đảm bảo hài hòa quyền lợi người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng

16-5-2011

Thời gian qua, giá đường liên tục tăng, sau đó giảm nhẹ, trong khi doanh nghiệp sản xuất trong nước lại không tiêu thụ được. Nghịch lý này một lần nữa lại được người ta đổ thừa cho việc dự báo sai, cấp hạn ngạch thuế quan nhiều hơn so với nhu cầu... Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Thức ăn chăn nuôi tăng giá: Doanh nghiệp cần "bắt tay" với nông dân

16-5-2011

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã 3 lần tăng giá, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết:

Vét sạch nguyên liệu thô để xuất khẩu

16-5-2011

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, doanh nghiệp cao su chỉ tập trung xuất khẩu chứ không bán cho nhà sản xuất trong nước.

Xuất khẩu rau quả: Chuyên nghiệp hóa để nâng cao kim ngạch

16-5-2011

Thời gian qua việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Dự kiến, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm nay sẽ đạt 500-510 triệu USD do nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia… tăng mạnh.

DN mía đường: Dân nên chịu thiệt mua đường giá cao

16-5-2011

Nếu mỗi người chịu thiệt 1 ít, chẳng hạn mua đắt khoảng 4.000 đồng/kg nhân với mức tiêu thụ đường bình quân 10 kg đường/năm thì mỗi năm người tiêu dùng cũng chỉ thiệt 40.000 đồng. Giá này là có thể chấp nhận được để cho ngành sản xuất đường trong nước phát triển.

Đã ký hợp đồng xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo

13-5-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nam (VFA), đến ngày 5-5, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,648 triệu tấn gạo (tháng 4 là 718.718 tấn), trị giá FOB 1,252 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 26% về lượng và 29% về giá trị.

Làm sao để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay?

13-5-2011

Đây là câu hỏi khiến cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng phải đau đầu. Hiện mức lãi suất trần quy định là 14%, nhưng trên thực tế các ngân hàng thương mại đã phá rào huy động vốn bằng cách nâng mức lãi suất lên từ 15-19%/năm tùy thuộc thời điểm và số lượng tiền gửi. Việc huy động vốn với lãi suất cao vượt trần đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng sẽ được nâng lên ở mức 20-22%.

Doanh nghiệp cà phê Việt Nam: Muốn tồn tại cần phải liên kết

12-5-2011

DN cần phải liên kết lại để đầu tư công nghệ chế biến nhằm tập trung xuất khẩu cà phê thành phẩm.

Vinafood 1 khánh thành tổng kho chế biến, dự trữ: Bước tiến mới trong tiêu thụ, XK gạo

12-5-2011

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chương trình xây dựng kho chứa 4 triệu tấn lương thực, nông sản tại ĐBSCL, hôm qua (9/5), TCty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đã chính thức khánh thành tổng kho Lai Vung ở ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung- Đồng Tháp.

Thêm một bài học trong sân chơi WTO

12-5-2011

Mặc dù được “thi đấu” trên “sân nhà” nhưng các doanh nghiệp thu mua càphê trong nước đang đứng trước nguy cơ lép vế khi không thể thu gom đủ lượng càphê theo kế hoạch do bị doanh nghiệp nước ngoài lấn át. Đây chính là bài học về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội trong sân chơi WTO.

Sao để cả nền chăn nuôi phụ thuộc vào 1 DN?

9-5-2011

Là một quốc gia chăn nuôi lớn, nhưng toàn bộ các loại vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm hiện nay Việt Nam vẫn đều phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NK từ nước ngoài do "nhõn" một Cty Thuốc Thú y TƯ (Navetco) thực hiện.