ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thức ăn chăn nuôi tăng giá: Doanh nghiệp cần "bắt tay" với nông dân

Ngày đăng: 16 | 05 | 2011

Kể từ đầu năm 2011 đến nay, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã 3 lần tăng giá, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của người dân. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết:

Giữa tháng 3 vừa qua, giá nguyên liệu TĂCN thế giới lại tiếp tục tăng, vì vậy các nhà sản xuất TĂCN trong nước cũng phải tăng giá. Tuy nhiên, theo tôi biết, nhiều doanh nghiệp (DN) hiện đang phải tính tới phương án tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất, các ca sản xuất được bố trí hợp lý, tránh giờ cao điểm…
Hiện, TĂCN đang chiếm tới 70% giá thành chăn nuôi, với tình trạng giá nguyên liệu tăng cao như hiện nay thì người nông dân chỉ còn cách bỏ chuồng. Trên thực tế, nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn ở các tỉnh phía Nam chưa hoạt động trở lại, hoặc chuyển sang làm nghề khác, khiến ngành chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn.
Trong sản xuất, kinh doanh, khi giá thành tăng thì buộc phải tăng giá bán ra thị trường. Thế nhưng, người chăn nuôi không thể tăng giá mãi, bởi nếu tăng quá cao, người tiêu dùng sẵn sàng quay lưng lại với sản phẩm trong nước. Vì vậy, để giải bài toán chống lạm phát trong ngành chăn nuôi, theo tôi, phải làm thế nào để giảm chi phí sản xuất cho nông dân. Việc bình ổn giá lúc này là việc làm đúng đắn, không chỉ bảo vệ quyền lợi cho nông dân mà còn giúp các DN phát triển an toàn và bền vững. Muốn thế, các DN cần vạch ra một chiến lược kinh doanh hợp lý, đặc biệt ưu tiên việc thu mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân, hạn chế thông qua hệ thống trung gian để góp phần giảm áp lực giá nhập khẩu nguyên liệu.
Mặt khác, hiện nay cơ chế chính sách quản lý của chúng ta đang có rất nhiều kẽ hở về luật đối với các DN kinh doanh TĂCN. Tôi hy vọng, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ sớm làm việc với các DN về việc bình ổn giá, chia sẻ lợi ích giữa DN và nông dân.
Theo ông, Nhà nước cần có hỗ trợ như thế nào để DN khắc phục khó khăn này?
Tôi không muốn đề cập nhiều tới việc hỗ trợ từ phía Nhà nước, vì hiện nay có đến 98% DN kinh doanh TĂCN là các công ty tư nhân nên "lời ăn, thua chịu". So với Trung Quốc, Malaysia, họ có rất nhiều cơ chế bảo vệ DN trong nước, trong khi các DN của ta phải tự gồng mình để chống chọi với DN nước ngoài ngay trên "sân nhà".
Nếu nói Nhà nước không quan tâm là không đúng, tuy nhiên, sự quan tâm đó chưa đủ mạnh để vực dậy các DN trong nước. Theo tôi, trong thời điểm hiện nay, thay vì trông chờ vào Nhà nước, các DN hãy tự "cứu" mình bằng chiến lược kinh doanh an toàn, bền vững.
Chiến lược đó là gì, thưa ông?
Để sản xuất ra TĂCN thành phẩm, các DN phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu, trong đó, đậu tương, khô dầu nhập 90 - 95%; chất khoáng, vitamin, tạo mùi nhập 100%; ngô hơn 50%. Vì vậy, trước mắt để giảm áp lực giá nguyên liệu thế giới tăng, các DN nên tăng cường thu mua nguyên liệu trực tiếp từ nông dân mà hạn chế thông qua trung gian.
Về lâu dài, các DN cần thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, quản lý nhằm hạ giá thành TĂCN thành phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ngô, sắn và đậu tương; chú trọng đưa vào sản xuất các giống ngô và đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao; khuyến khích các DN phối hợp với từng địa phương chủ động tạo vùng nguyên liệu. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu TĂCN mới, khuyến khích đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mà trong nước chưa sản xuất được. Tăng cường sử dụng và sử dụng hiệu quả nguồn liệu sẵn có (phụ phẩm nông, công nghiệp).
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn
Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/5/28362.html

 

NỘI DUNG KHÁC

Vét sạch nguyên liệu thô để xuất khẩu

16-5-2011

Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, doanh nghiệp cao su chỉ tập trung xuất khẩu chứ không bán cho nhà sản xuất trong nước.

Xuất khẩu rau quả: Chuyên nghiệp hóa để nâng cao kim ngạch

16-5-2011

Thời gian qua việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Dự kiến, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm nay sẽ đạt 500-510 triệu USD do nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia… tăng mạnh.

DN mía đường: Dân nên chịu thiệt mua đường giá cao

16-5-2011

Nếu mỗi người chịu thiệt 1 ít, chẳng hạn mua đắt khoảng 4.000 đồng/kg nhân với mức tiêu thụ đường bình quân 10 kg đường/năm thì mỗi năm người tiêu dùng cũng chỉ thiệt 40.000 đồng. Giá này là có thể chấp nhận được để cho ngành sản xuất đường trong nước phát triển.

Đã ký hợp đồng xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo

13-5-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nam (VFA), đến ngày 5-5, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,648 triệu tấn gạo (tháng 4 là 718.718 tấn), trị giá FOB 1,252 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 26% về lượng và 29% về giá trị.

Làm sao để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay?

13-5-2011

Đây là câu hỏi khiến cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng phải đau đầu. Hiện mức lãi suất trần quy định là 14%, nhưng trên thực tế các ngân hàng thương mại đã phá rào huy động vốn bằng cách nâng mức lãi suất lên từ 15-19%/năm tùy thuộc thời điểm và số lượng tiền gửi. Việc huy động vốn với lãi suất cao vượt trần đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng sẽ được nâng lên ở mức 20-22%.

Doanh nghiệp cà phê Việt Nam: Muốn tồn tại cần phải liên kết

12-5-2011

DN cần phải liên kết lại để đầu tư công nghệ chế biến nhằm tập trung xuất khẩu cà phê thành phẩm.

Vinafood 1 khánh thành tổng kho chế biến, dự trữ: Bước tiến mới trong tiêu thụ, XK gạo

12-5-2011

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chương trình xây dựng kho chứa 4 triệu tấn lương thực, nông sản tại ĐBSCL, hôm qua (9/5), TCty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đã chính thức khánh thành tổng kho Lai Vung ở ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung- Đồng Tháp.

Thêm một bài học trong sân chơi WTO

12-5-2011

Mặc dù được “thi đấu” trên “sân nhà” nhưng các doanh nghiệp thu mua càphê trong nước đang đứng trước nguy cơ lép vế khi không thể thu gom đủ lượng càphê theo kế hoạch do bị doanh nghiệp nước ngoài lấn át. Đây chính là bài học về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội trong sân chơi WTO.

Sao để cả nền chăn nuôi phụ thuộc vào 1 DN?

9-5-2011

Là một quốc gia chăn nuôi lớn, nhưng toàn bộ các loại vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm hiện nay Việt Nam vẫn đều phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NK từ nước ngoài do "nhõn" một Cty Thuốc Thú y TƯ (Navetco) thực hiện.

Cà phê Việt có lời giải mới

4-5-2011

“Cà phê là ngành hàng lớn của VN. Nhưng tại sao lại chưa đem lại lợi ích cho bà con nông dân. Vì tổ chức của chúng ta chưa thực sự hiệu quả”, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng cục trồng trọt Bộ NNPTNT đánh giá.

Chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê

29-4-2011

Mô hình chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê sẽ góp phần phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam trong nước và thế giới.

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra “chết” dần

28-4-2011

Theo thống kê của Vasep, nếu cuối năm 2010, cả nước có trên 200 DN tham gia xuất khẩu cá tra, cá basa thì đến tháng 3 năm nay, con số này chỉ còn lại có 144 DN.