ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Sao để cả nền chăn nuôi phụ thuộc vào 1 DN?

Ngày đăng: 09 | 05 | 2011

Là một quốc gia chăn nuôi lớn, nhưng toàn bộ các loại vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm hiện nay Việt Nam vẫn đều phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NK từ nước ngoài do "nhõn" một Cty Thuốc Thú y TƯ (Navetco) thực hiện.

Dịch bệnh nổ ra liên miên, công tác chống dịch luôn được các địa phương xếp vào diện "nhiệm vụ trọng tâm" trong mỗi mùa dịch bệnh. Vậy nhưng, để phòng chống dịch là không dễ, bởi mỗi khi đến đợt tiêm phòng vacxin, địa phương lại phải dài cổ "ngóng" vacxin từ trung ương rót về. Cách quản lí NK và phân phối vacxin đến tay người chăn nuôi hiện nay, theo nhiều ý kiến là "rất có vấn đề”, khi mà loại vacxin nào, Cục Thú y cũng chỉ giao cho một đơn vị NK và phân phối là Cty Thuốc Thú y TƯ (Navetco) mà thôi!
Cả nước hiện có tới trên 27 triệu con heo và trên 300 triệu con gia cầm. Tuy nhiên, ngay cả những thời điểm dịch LMLM và CGC bùng phát dữ dội thì trong kho của ngành Thú y cũng chỉ có 1 – 2 triệu liều vacxin. Nếu so với tổng đàn gia súc, gia cầm thì như muối bỏ bể. Bằng chứng, theo tìm hiểu của PV, vào đầu tháng 3/2011, thời điểm nước sôi lửa bỏng của dịch LMLM (trên 30 tỉnh dính dịch) thì trong kho của Navetco có chưa tới 2 triệu liều vacxin LMLM. Còn vacxin CGC, thì hiện tại Cục Thú y vẫn đang lo thử nghiệm, trong khi cả nước không còn một liều vacxin CGC dự trữ nào.
Liên quan đến vacxin LMLM, khi PV trao đổi với hầu hết các tỉnh phía Nam thì đều nhận được câu khẳng định: “Phải phụ thuộc hoàn toàn vào Navetco”. Điều này có nghĩa, việc phòng chống dịch LMLM tại phía Nam - trung tâm chăn nuôi của cả nước sống hay chết đều liên quan đến sự cung ứng của một mình “ông” Navetco.
Cụ thể, theo ông Đinh Văn Thế - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An thì nhu cầu về vacxin LMLM của Long An gồm: Tiêm miễn phí 100 nghìn liều và trên 100 nghìn liều người chăn nuôi tự mua để phòng bệnh, tổng cộng là trên 200 nghìn liều. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Navetco chỉ cung cấp cho tỉnh này 75 nghìn liều vacxin đặc trị LMLM type O Merial Pháp mà thôi.
Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai nêu vấn đề: dù LMLM là bệnh bắt buộc tiêm phòng nhưng thực tế ai muốn tiêm thì tiêm, không thích cũng chẳng sao. “Tôi được biết hàng năm Việt Nam phải nhập khoảng 20 triệu vacxin LMLM. Năm nay phải là 25 triệu liều. Thế nhưng trên thực tế tổng đàn gia súc cả nước hiện nay là bao nhiêu thì không ai biết chính xác. Vì thế, muốn đảm bảo việc cung cấp vacxin không phập phù mỗi khi có dịch, thì ngành Thú y và các địa phương phải thống kê thật chính xác và đầy đủ”.
Ông Thế khẳng định, nhu cầu vacxin LMLM type O Merial Pháp trong tỉnh hiện nay đều phải phụ thuộc hoàn toàn vào Navetco. Thậm chí, các loại vacxin LMLM nhãn hiệu khác cũng đều do Navetco cung cấp, không thấy các công ty khác bán vacxin LMLM trên thị trường. Ông này nhận xét, chính vì tình trạng độc quyền như vậy nên việc Navetco cung cấp vacxin phập phù là điều dễ hiểu. Hiện tại, đàn heo của tỉnh Long An đã giảm từ 300 nghìn con lúc chưa có dịch LMLM xuống chỉ còn 200 nghìn con do tâm lý ngán ngại dịch bệnh của người chăn nuôi.
Tương tự như Long An, ông Tạ Trọng Khang – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bình Dương cho biết, hiện Chi cục đang quản lý 2 loại vacxin là LMLM và vacxin dại. Cả 2 loại này đều phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Navetco. Vì vậy khi đến thời gian tiêm phòng, mà việc cung cấp vacxin có trục trặc gì (điển hình như gần đây nhất là vào tháng 2 và 3/2011) thì Chi cục Thú y náo loạn hết cả.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Cà phê Việt có lời giải mới

4-5-2011

“Cà phê là ngành hàng lớn của VN. Nhưng tại sao lại chưa đem lại lợi ích cho bà con nông dân. Vì tổ chức của chúng ta chưa thực sự hiệu quả”, ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng cục trồng trọt Bộ NNPTNT đánh giá.

Chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê

29-4-2011

Mô hình chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê sẽ góp phần phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam trong nước và thế giới.

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra “chết” dần

28-4-2011

Theo thống kê của Vasep, nếu cuối năm 2010, cả nước có trên 200 DN tham gia xuất khẩu cá tra, cá basa thì đến tháng 3 năm nay, con số này chỉ còn lại có 144 DN.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

27-4-2011

Hiện nay, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã trở thành hiện tượng của thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới.

Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng mạnh

27-4-2011

Theo số liệu thống kê, tính đến hết quý I/2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt 24,73 triệu USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, mặt hàng thủy sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế tại Nga, một trong những thị trường tiềm năng của châu Âu.

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 8 tỷ USD

26-4-2011

Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng Tư đạt 2,2 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm lên 8 tỷ USD, tăng trên 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

3 Bộ ra tay ’dẹp loạn’ thị trường phân bón

26-4-2011

Doanh nghiệp sản xuất, phân phối mặt hàng phân bón sẽ được hỗ trợ về tài chính, thuế đầu tư kho bãi, ngoại tệ... để dự trữ nguồn phân đạm.

Lựa chọn cách xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

25-4-2011

Thị trường Trung Quốc vẫn đang có nhu cầu khá lớn đối với nhiều loại nông sản từ Việt Nam.

Tiền đâu để nhập 300.000 tấn điều trong tháng 5 và 6?

25-4-2011

Ngày 20/4 vừa qua, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã tổ chức hội nghị về việc thu mua trong niên vụ 2011. Tại đây, một lần nữa, vấn đề vốn cho thu mua nguyên liệu vẫn là chuyện đau đầu đối với các doanh nghiệp ngành điều.

Thận trọng khi làm “lương hưu nông dân”

25-4-2011

Ths Phùng Bá Đề - Trưởng khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động Xã hội thẳng thắn đưa ra nhiều phản biện về chính sách lương hưu nông dân nói chung từ mô hình “Quỹ Bảo hiểm và phúc lợi nhân dân” xã Thanh Văn (Thanh Oai, Hà Nội).

Xuất khẩu thủy sản dự báo cán đích 5,8 tỷ USD

22-4-2011

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada, Nhật... Đây là cơ hội lớn giúp XK thủy sản VN cán đích 5,8 tỷ USD trong năm 2011.

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

22-4-2011

Nguyên nhân là các công ty đó không trụ được trước tình hình khó khăn về chi phí đầu vào hiện nay.