ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

Ngày đăng: 22 | 04 | 2011

Nguyên nhân là các công ty đó không trụ được trước tình hình khó khăn về chi phí đầu vào hiện nay.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho biết, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa đã “sập tiệm”. Nguyên nhân là các công ty đó không trụ được trước tình hình khó khăn hiện nay: Tỷ giá tăng, lãi suất ngân hàng tăng, các chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, nước, cước vận tải, tiền lương, tiền công… đều tăng chóng mặt.

“Các DN sản xuất thức ăn nội địa thực sự khó khăn, không thể cạnh tranh được với các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài vì không thể chịu được mức lãi suất ngân hàng từ 14 – 18%, cộng thêm chi phí khác lên đến 19 – 21%/năm. Trong khi các công ty nước ngoài chỉ vay với lãi suất 2-3%/năm. Nhiều công ty TĂCN trong nước đóng cửa, chuyển sang buôn nguyên liệu” – ông Lịch phân tích.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, cũng cho biết có hơn 30% DN chế biến thức ăn cho cá, tôm đã đóng cửa trong 3 tháng đầu năm 2011.

Theo Hiệp hội TĂCN, từ hơn 400 DN sản xuất TĂCN của 3-4 năm trước hiện chỉ còn khoảng 200 DN và số DN nhỏ nhập khẩu nguyên liệu từ hơn 100 đã gia tăng lên trên 300 DN. “Các DN này lại không nắm vững luật thương mại quốc tế, nên cũng đang gặp nhiều khó khăn, bị “xù” hợp đồng rất nhiều mà không kiện được” – ông Lịch thông tin thêm.

Các chuyên gia trong ngành TĂCN đều đánh giá rằng đang có một sự tái cấu trúc lại ngành này theo hướng các DN nhỏ lẻ chết dần, chỉ còn lại các “đại gia” hoạt động theo quy mô công nghiệp là sản xuất thức ăn gia súc kết hợp chăn nuôi và giết mổ, chế biến…

“Sản xuất theo quy mô công nghiệp như thế mới giảm được chi phí, giảm giá thành và có quy trình tiêm vaccin đầy đủ. Từ đó mới bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm và tính đến chuyện xuất khẩu” – ông Nguyễn Quốc Trung - Tổng Giám đốc Công ty TĂCN Japfa Vietnam (100% vốn Indonesia), chia sẻ. Để có thể làm được như thế, việc liên kết các DN trong nước lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển là yêu cầu bắt buộc hiện nay. Sắp xếp lại DN, giảm thiểu tối đa các chi phí, xây dựng chiến lược phát triển hợp lý, bền vững… là những điều các DN cần chú trọng thời gian tới.
AGROINFO – Theo Cafef.vn

Nguồn: http://cafef.vn/20110421020652238CA39/nhieu-doanh-nghiep-thuc-an-chan-nuoi-sap-tiem.chn

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu Việt Nam còn nhiều thách thức

22-4-2011

Biến động của tỷ giá, lãi suất cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa… đang là thách thức của xuất khẩu Việt Nam.

Xuất khẩu gạo đảm bảo cho các đơn hàng trong quý hai

22-4-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2011 đạt 2,139 triệu tấn, trị giá 1,020 tỷ USD.

Thu mua, XK điều niên vụ 2011: Cảnh báo DN bán phá giá!

21-4-2011

Cảnh báo này được đưa ra tại Hội nghị thu mua toàn ngành điều VN hôm qua 20/4, trong bối cảnh thị trường mặt hàng điều đang có nhiều diễn biến bất bình thường. Đặc biệt, nguồn điều thô nhập khẩu khoảng 450.000 tấn (chiếm trên 50% lượng điều chế biến của VN hàng năm) đang bị “tắc” do tình hình chiến sự tại châu Phi…

Lợi nhuận của các công ty xuất khẩu thuỷ sản giảm

21-4-2011

Các doanh nghiệp thủy sản và nông dân đã không phát triển nuôi trồng nữa vì giá thức ăn tăng quá cao và lãi suất cho vay cộng với những hạn chế trong các khoản vay.

"Doanh nghiệp nhỏ ngành điều có nguy cơ sụp đổ"

21-4-2011

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến hàng XK Long An cảnh báo, với tình trạng mua cao bán thấp như hiện nay, doanh nghiệp trong ngành điều có nguy cơ sụp đổ.

Việt Nam chi phối giá hạt tiêu thế giới

20-4-2011

Trong khi các Hiệp hội, ngành hàng dù kim ngạch xuất khẩu lớn hay nhỏ vẫn loay hoay tìm chỗ dứng, thì ngành tiêu Việt Nam đã chi phối cả nguồn cung và giá cả thị trường thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng

20-4-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: Cá ngừ vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng thứ 3 sau tôm và cá tra). Từ đầu năm đến nay, khối lượng và giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ đều tăng trưởng cao. Theo dự báo XK cá ngừ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tới do nhu cầu ở Mỹ, EU, Ixraen và Canađa có nhiều khả năng tiến triển tốt.

Xuất khẩu nông sản có thể đạt 23 tỷ USD

20-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng chỉ số dự báo xuất khẩu hàng nông sản. Trong đó, năm 2011, dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đạt 3,1-3,5 tỷ USD; thủy sản đạt 5,7-5,8 tỷ USD; cao su đạt hơn 3 tỷ USD; cà phê đạt 2,6 tỷ USD; điều đạt 1,4-1,5 tỷ USD...

Cá tra Việt Nam lại bị chơi xấu

20-4-2011

Thông tin không đúng sự thật tại Chương trình “Pangasius Lie” của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) được phát sóng trên truyền hình Đức cách đây hơn một tháng khiến từ mấy tuần nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại khu vực Bắc Âu giảm nghiêm trọng.

Xuất khẩu gạo thu về 1,02 tỷ USD

19-4-2011

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm tới giữa tháng 4/2011, xuất khẩu gạo nước ta đạt 2,139 triệu tấn, trị giá 1,020 tỷ USD.

Tăng cường hợp tác thương mại gạo Việt Nam – Băng-la-đet

19-4-2011

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Quản lý lương thực và thiên tai Băng-la-đet Muhammad Abdur Razzaque đã ký bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Băng-la-đet về thương mại gạo.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo "án binh bất động"

19-4-2011

Giá gạo nguyên liệu đang ở mức cao đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thế khó vì không mua được gạo giao các đơn hàng đã ký, còn nếu mua thì chắc chắn chịu lỗ.