ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cá tra Việt Nam lại bị chơi xấu

Ngày đăng: 20 | 04 | 2011

Thông tin không đúng sự thật tại Chương trình “Pangasius Lie” của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) được phát sóng trên truyền hình Đức cách đây hơn một tháng khiến từ mấy tuần nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại khu vực Bắc Âu giảm nghiêm trọng.

Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đang được áp dụng đối với ngành nuôi cá tra Việt Nam.
Tại chương trình kéo dài 30 phút này, chuyên gia thủy sản của WWF, ông Catherine Zucco đã cáo buộc cá tra là "loài cá bẩn thỉu". Ngay sau khi chương trình được phát sóng, một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đã ngừng cung cấp cá tra trong mạng lưới siêu thị tại Đan Mạch và Na Uy. Metro cũng đã ngừng bán cá tra tại Đức. Từ mấy tuần nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại khu vực Bắc Âu giảm nghiêm trọng, đặc biệt là tại Đức.

Đây không phải là lần đầu tiên, WWF “chơi xấu” ngành cá tra của Việt Nam. Tháng 11/2010 bằng việc đưa cá tra vào "danh mục đỏ" trong cuốn cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng năm 2010-2011 phát hành tại 6 nước EU (bao gồm Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch), WWF đã chuyển cá tra từ “danh sách da cam” – những sản phẩm mà họ khuyên cân nhắc sử dụng trong tài liệu phát hành những năm trước đó sang “danh sách đỏ” – sản phẩm không nên sử dụng.

Hành động của WWF là đi ngược thực tế. Hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc với công nghệ hiện đại định vị bằng tần số vô tuyến. Đã có 20 công ty ở Việt Nam với 40 vùng nuôi cá tra đã được EU cấp chứng nhận GlobalGAP –  tiêu chuẩn cao nhất của ngành nuôi thủy sản có trách nhiệm và bền vững toàn cầu. 

Sau những cuộc làm việc giữa đại diện của WWF và ngành thủy sản Việt Nam vào tháng 12/2010, WWF đã phải dỡ bỏ cá tra ra khỏi "danh sách đỏ". Đồng thời, WWF đã ký kết với VASEP bản thỏa thuận hợp tác lâu dài để đưa cá tra được chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu. Thế nhưng, trong khi hai bên đang triển khai hợp tác rất tích cực, thì WWF lại thêm một lần nữa cố tình bôi xấu cá tra Việt Nam trên truyền hình Đức.

Mặc dù, ông Catherine Zucco đã giải thích chương trình được thực hiện để chuẩn bị cho đối thoại nuôi trồng thủy sản do WWF chủ trì nhằm xây dựng hệ thống chứng nhận chất lượng cá tra của Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC). Tuy nhiên, những điều mà ông Catherine Zucco nói về hiện trạng nuôi trồng cá tra của Việt Nam mất vệ sinh là hoàn toàn bịa đặt.

Theo VASEP, mặc dù tiêu thụ cá tra của Việt Nam tại thị trường châu Âu đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi WWF, nhưng “cây ngay không sợ chết đứng”. Cá tra là một trong những loài cá nuôi nước ngọt quan trọng hàng đầu, cung cấp thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, an toàn, giá rẻ cho người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam cung cấp hơn 95% cá tra thương phẩm cho thị trường thế giới, với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm. 

Mới đây, thêm 53 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tiếp cận thành công thị trường châu Âu, nâng tổng số doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng được những yêu cầu chế biến và xuất khẩu cá tra khắt khe của thị trường này lên 379 doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cũng đang được áp dụng đối với ngành nuôi cá tra. Các trại nuôi cá đang tiến hành xin chứng nhận từ các tổ chức như Global GAP, ASC, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) hoặc Friends of the Sea và Naturland. ASC hiện đang tập trung xây dựng chương trình chứng nhận riêng.

Cá tra Việt Nam cũng đang dần thoát khỏi những “đòn chơi xấu” của giới nuôi trồng cá nheo tại Mỹ. Vào năm 2010, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đòi áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam tới 130%. Nhưng mới đây, DOC trong quyết định cuối cùng thuế chống bán phá giá lần 6 này đều có mức thuế thấp hơn so với thuế suất trong kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9/2010, nhiều doanh nghiệp được áp mức thuế 0%. 

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật Farm Bill 2008, trong đó họ dự định chuyển loài cá này từ đối tượng kiểm soát định kỳ của FDA (Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) sang chế độ kiểm tra liên tục của USDA. Tuy nhiên, hành động này của USDA đã vấp phải những phản ứng gay gắt ngay từ các chính khách, cơ quan chức năng Hoa Kỳ. 

Trong tháng 3 vừa qua, Thượng nghị sỹ John McCain cùng 5 thượng nghị sỹ khác đã viết thư vận động các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ hủy bỏ điều khoản trong Dự luật Farm Bill 2008 nhằm hạn chế việc Hoa Kỳ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
AGROINFO – Theo VnEconomy

Nguồn: http://vneconomy.vn/20110419092037741P0C10/ca-tra-viet-nam-lai-bi-choi-xau.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo thu về 1,02 tỷ USD

19-4-2011

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm tới giữa tháng 4/2011, xuất khẩu gạo nước ta đạt 2,139 triệu tấn, trị giá 1,020 tỷ USD.

Tăng cường hợp tác thương mại gạo Việt Nam – Băng-la-đet

19-4-2011

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Quản lý lương thực và thiên tai Băng-la-đet Muhammad Abdur Razzaque đã ký bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Băng-la-đet về thương mại gạo.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo "án binh bất động"

19-4-2011

Giá gạo nguyên liệu đang ở mức cao đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thế khó vì không mua được gạo giao các đơn hàng đã ký, còn nếu mua thì chắc chắn chịu lỗ.

Việt Nam đang xuất siêu mạnh sang Campuchia

19-4-2011

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2006 đến hết quý I/2011, trong trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia xuất siêu nghiêng về Việt Nam với thặng dư thương mại ngày càng lớn.

Chấn chỉnh trồng mới cao su

18-4-2011

Vừa qua, NNVN đã liên tiếp phán ánh về hiện tượng cây cao su chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc. Sau đó, Tập đoàn CNCS VN (VRG) đã có cuộc họp nhằm chấn chỉnh lại công tác trồng mới.

Xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ: Vượt “đòn hiểm”

15-4-2011

Là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, thơm ngon, được nuôi và chế biến theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là giá cả phù hợp, cá tra, basa Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, người nuôi cá nheo Hoa Kỳ đã tạo ra áp lực, đề nghị cơ quan công quyền xây dựng nhiều rào cản đối với cá tra, basa Việt Nam. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh: “vàng thật không sợ lửa”.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc ngày càng tăng

15-4-2011

Lo ngại về rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản khiến Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam và các nước không bị ảnh hưởng.

Nhà máy đường “lơ” chuyện mua mía

14-4-2011

Hàng ngàn nông dân trồng mía ở Quảng Ngãi đang rất bức xúc trước việc Nhà máy đường Phổ Phong chậm thu mua mía trong niên vụ 2010-2011.

Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội

14-4-2011

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện đang đánh mất cơ hội làm ăn cũng như mở rộng thị trường mà nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến.

Doanh nghiệp và nông dân bắt tay: Nuôi cá tra lời 500 triệu đồng/ao

14-4-2011

Lâu nay sản xuất chế biến cá tra ở ĐBSCL vốn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể sản xuất và thành phần liên quan.

Lợi ích từ mô hình CLB sản xuất sạch hơn

13-4-2011

Thay vì từng doanh nghiệp (DN) áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH), 11 cơ sở chế biến thủy sản ở tỉnh Quảng Nam đã thành lập hẳn một câu lạc bộ để thực hiện SXSH. Lợi ích từ việc làm này đã nằm ngoài sự mong đợi của DN...

Doanh nghiệp “đói” vốn, thiếu nguyên liệu

13-4-2011

Thông tin từ các hiệp hội cà phê, điều, thủy sản… cho biết các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ ngân hàng thì khó vay, lãi suất lại cao, có khi lên đến 19%-20% nếu không được vay ưu đãi.