ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội

Ngày đăng: 14 | 04 | 2011

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện đang đánh mất cơ hội làm ăn cũng như mở rộng thị trường mà nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến.

Theo ông Phan Xuân Trang, Giám đốc Công ty TNHH thủy sản Thái Bình Dương – LA ( Long An), các loại hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá thu…. đang thiếu trầm trọng. Ngoài lý do giá xăng dầu tăng đẩy chi phí một chuyến đi biển tăng thêm 20% thì còn có nguyên nhân khác là một số thương lái mua hàng từ các tàu cá rồi bán cho các tàu cá Trung Quốc.
“Hiện các tàu cá của ngư dân khi vào đến bến là được một số thương lái mua và bán lại cho các tàu hàng chở về Trung Quốc. Thường thì giá mua của thương lái cao hơn vì không phải trả thuế xuất nhập khẩu thủy sản, thuế kinh doanh. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản trong nước”, ông Trang cho hay.
Do thiếu nguyên liệu nên Công ty Thái Bình Dương – LA chỉ hoạt động cầm chừng chứ không lên kế hoạch mở rộng thị trường.
Trước thông tin Thái Lan bị thất thu khoảng 50.000 - 60.000 tấn tôm do lũ lụt, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi (Sóc Trăng) cho rằng đó là tin buồn chứ không phải là tin vui cho ngành tôm nước ta.
“Nếu Thái Lan bị mất số lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng lớn thì sẽ gây ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu, qua đó, đẩy giá tôm nguyên liệu tăng cao, kéo theo giá bán cao. Như vậy, sức mua của các thị trường như Nhật, EU, Mỹ sẽ giảm. Theo đó, nhiều công ty thủy sản của nước ta sẽ không bán được hàng”, ông Anh nói.
Theo ông Anh, hiện giá tôm sú tại ĐBSCL ở mức trên 225.000 đồng/kg cho loại 20 con/kg, còn loại 30 con/kg là 190.000 đồng. “Với mức giá này, chỉ những công ty nào đến thời điểm giao hàng mới chấp nhận mua về chế biến để giao hàng giữ uy tín. Còn với công ty chúng tôi chỉ mua và sản xuất cầm chừng và cũng cân nhắc trong việc ký tiếp các hợp đồng mới”, ông Anh nói.
AGROINFO - Theo Cafef.vn

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp và nông dân bắt tay: Nuôi cá tra lời 500 triệu đồng/ao

14-4-2011

Lâu nay sản xuất chế biến cá tra ở ĐBSCL vốn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể sản xuất và thành phần liên quan.

Lợi ích từ mô hình CLB sản xuất sạch hơn

13-4-2011

Thay vì từng doanh nghiệp (DN) áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH), 11 cơ sở chế biến thủy sản ở tỉnh Quảng Nam đã thành lập hẳn một câu lạc bộ để thực hiện SXSH. Lợi ích từ việc làm này đã nằm ngoài sự mong đợi của DN...

Doanh nghiệp “đói” vốn, thiếu nguyên liệu

13-4-2011

Thông tin từ các hiệp hội cà phê, điều, thủy sản… cho biết các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ ngân hàng thì khó vay, lãi suất lại cao, có khi lên đến 19%-20% nếu không được vay ưu đãi.

Đồng Tháp - Vươn lên cùng với vùng ĐBSCL

13-4-2011

Vượt qua 60 tỉnh, thành phố trong cả nước để vươn lên vị trí thứ 3 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010, và tính trong 5 năm qua chỉ số PCI của Đồng Tháp đã tăng 18 bậc, đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn tỉnh với sự cộng tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều DN đã tin tưởng chọn Đồng Tháp để đầu tư phát triển kinh doanh.

Mất mùa điều: Nhà máy hoạt động cầm chừng

13-4-2011

Nhiều người dân, doanh nghiệp chế biến điều ở tỉnh Bình Phước đang “dở khóc dở mếu” do mất mùa điều. Có không ít hộ dân lâm vào cảnh nợ nần, trong khi nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng.

Dệt may, thuỷ sản: Xuất khẩu tăng, lo nhiều hơn mừng

13-4-2011

Quý 1/2011 các ngành dệt may, thuỷ sản đều có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp lo lắng là xuất khẩu tăng nhưng không có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Bước sang quý 2, tình hình có thể còn trầm trọng hơn.

CBI hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

9-4-2011

Tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại - Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Trung tâm Xúc tiến và nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) vừa tổ chức buổi giới thiệu các chương trình hỗ trợ của CBI đối với DN trong nước có hàng xuất khẩu sang EU, nhất là Hà Lan.

Mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo: “Rất khó”

8-4-2011

Tiến độ ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo quý 1/2011 tăng 14,73% so với cùng kỳ 2010. Số lượng hợp đồng đã ký còn chưa giao hàng trên 1,5 triệu tấn, cao hơn mức tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện giữ được tiến độ xuất khẩu ổn định trong quý 2 và tăng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân.

Xuất khẩu nông sản có thể tăng rất cao trong năm nay

8-4-2011

Dù phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết khô hạn, rét đậm rét hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, những yếu tố thị trường bất lợi như tăng giá xăng dầu, điện và nhiều nguyên liệu đầu vào, nhưng dự báo sản lượng và kim ngạch nhiều mặt hàng nông sản sẽ tăng rất cao trong năm nay.

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

8-4-2011

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho biết, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa đã “sập tiệm”.

Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong mở rộng thị trường xuất khẩu

8-4-2011

Ngày 7/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu năm 2011 nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.

Tìm giải pháp về vốn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

8-4-2011

Bộ Công thương vừa gặp mặt các doanh nghiệp xuất khẩu bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2011 và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.