ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

CBI hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

Ngày đăng: 09 | 04 | 2011

Tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại - Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Trung tâm Xúc tiến và nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) vừa tổ chức buổi giới thiệu các chương trình hỗ trợ của CBI đối với DN trong nước có hàng xuất khẩu sang EU, nhất là Hà Lan.

Theo đó, CBI sẽ hỗ trợ DN thuộc 4 ngành hàng xuất khẩu là thủ công mỹ nghệ, may mặc thời trang, thực phẩm chế biến và sản phẩm công nghiệp qua việc phát triển các dịch vụ nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có Hà Lan. Cụ thể CBI sẽ triển khai các chương trình như Chương trình thiết thực cho DN, Chương trình hỗ trợ trọn gói, Chương trình kết nối với DN Hà Lan…
 
Theo ông Rob van Eijbergen, thành viên Ban giám đốc CBI, một trong các rào cản lớn đối với DN Việt Nam hiện nay là đưa ra quyết định đầu tư và thực hiện quyết định đó như thế nào, làm sao cho các quyết định, ý tưởng đầu tư thành các dự án có tính khả thi cao, có khả năng thuyết phục các ngân hàng, các đối tác để liên doanh - liên kết. Với Chương trình thiết thực cho DN, các chuyên gia từ CBI giàu kinh nghiệm, tham gia lâu năm ở thị trường các nước sẽ hỗ trợ, tư vấn tháo gỡ các rào cản này giúp DN trong nước phát triển các dự án sản xuất, các dự án sản xuất hàng hoá mới, các dự án dịch vụ, xây dựng kế hoạch kinh doanh có tính thuyết phục cao… Do có mối quan hệ rộng nên CBI đủ khả năng tìm được chuyên gia chuyên sâu cho bất cứ lĩnh vực hoạt động nào của DN.
 
Trong chương trình hỗ trợ trọn gói, sau khi đánh giá năng lực, mặt mạnh yếu của DN đăng ký tham dự, CBI chọn ra một số DN để hỗ trợ, tư vấn dự án, giúp tìm hiểu thị trường, đến việc giới thiệu đối tác tại các nước khu vực EU. Chương trình này hỗ trợ DN từ khi có ý tưởng đến đưa ra sản phẩm và tìm đối tác. Để tham gia chương trình này DN có thể đăng ký với ITPC.
 
Các ngân hàng thương mại vốn không sẵn sàng đầu tư vào các dự án mới, nhưng với sự hỗ trợ, tư vấn từ các chương trình của CBI, các ngân hàng sẽ tin tưởng sự an toàn, thành công của dự án, từ đó cởi mở hơn với dự án. Tuy nhiên để các chương trình trên triển khai đạt hiệu quả ở mức độ cao, CBI sẽ cử chuyên gia đến tư vấn trực tiếp các DN, các ngành hàng - Ông Rob van Eijbergen chia sẻ.
 
Trong chương trình kết nối, CBI giúp kết nối DN trong nước với DN Hà Lan, tìm đối tác tại Hà Lan cho DN trong nước và ngược lại, phù hợp từng lĩnh vực ngành hàng. Với các DN sẽ có hoạt động liên doanh với DN Hà Lan, để hỗ trợ giảm rủi ro, chương trình đầu tư 50% vốn, 50% còn lại do DN hai phía đảm nhận. Do có những mối quan hệ rộng rãi nên CBI cũng có thể giới thiệu các dự án liên doanh giữa DN Việt Nam với DN Hà Lan với các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới. Theo ông Rob van Eijbergen, đây cũng là mong muốn của hầu hết DN Hà Lan trong mở rộng liên kết với DN Việt Nam.
 
Ngoài ra, CBI còn có chương trình hỗ trợ các trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư (XTTM-ĐT) nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ DN cho các tổ chức này, nhất là tăng hiệu quả hỗ trợ cho DN có hàng xuất khẩu. Trong chương trình, các trung tâm XTTM-ĐT có thể cử nhân viên tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo tại Việt Nam hoặc tại Hà Lan.
 
Trước các chương trình hỗ trợ trên của CBI, nhiều DN thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu TP.HCM (VEXA) đang mong muốn được tham gia. Đại diện Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cho biết, rất muốn được CBI hỗ trợ, tư vấn phát triển ngành cơ khí. Công ty CP chế biến xuất khẩu Cầu Tre mong được CBI hỗ trợ thông tin về thị trường Hà Lan để sản xuất đúng nhu cầu. Tổng công ty Dệt may Gia Định mong được CBI tư vấn để phát triển kỹ năng thiết kế thời trang và hỗ trợ xâm nhập thị trường Hà Lan…
 
Riêng đối với các trung tâm XTTM-ĐT đang yếu về nguồn nhân lực chuyên môn nên chương trình của CBI được xem là một trong những hướng giải quyết vì thế cũng đề nghị được tham dự. Ông Hứa Tự Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin XTTM Đà Nẵng mong được CBI hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo các chuyên gia tư vấn tại địa phương. Với 40 hội DN trên địa bàn, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng mong CBI triển khai các chương trình đến các hội để nhiều DN được tiếp cận./.
 
AGROINFO - Theo Báo Kinh tế Việt Nam

Nguồn: http://ven.vn/tabid/77/newsid/20555/seo/CBI-ho-tro-doanh-nghiep-xuat-khau-trong-nuoc/language/vi-VN/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Mở thị trường mới cho xuất khẩu gạo: “Rất khó”

8-4-2011

Tiến độ ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo quý 1/2011 tăng 14,73% so với cùng kỳ 2010. Số lượng hợp đồng đã ký còn chưa giao hàng trên 1,5 triệu tấn, cao hơn mức tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện giữ được tiến độ xuất khẩu ổn định trong quý 2 và tăng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân.

Xuất khẩu nông sản có thể tăng rất cao trong năm nay

8-4-2011

Dù phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết khô hạn, rét đậm rét hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, những yếu tố thị trường bất lợi như tăng giá xăng dầu, điện và nhiều nguyên liệu đầu vào, nhưng dự báo sản lượng và kim ngạch nhiều mặt hàng nông sản sẽ tăng rất cao trong năm nay.

Nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “sập tiệm”

8-4-2011

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi cho biết, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa đã “sập tiệm”.

Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong mở rộng thị trường xuất khẩu

8-4-2011

Ngày 7/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu năm 2011 nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.

Tìm giải pháp về vốn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

8-4-2011

Bộ Công thương vừa gặp mặt các doanh nghiệp xuất khẩu bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2011 và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo thắng lớn

7-4-2011

Quý I là khoảng thời gian mà Việt Nam xuất khẩu gạo cao nhất về số lượng và giá trị kể từ khi tham gia xuất khẩu gạo. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định quý II xuất khẩu gạo tiếp tục gặp thuận lợi với hợp đồng đã ký kết và tiếp tục giao ngay tháng 4 là 1,578 triệu tấn.

Giá tăng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

6-4-2011

“Các doanh nghiệp cần tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản để tận dụng tối đa cơ hội tăng giá, đừng để chu kỳ giảm giá xảy ra mới đẩy mạnh xuất khẩu”. Đó là khuyến cáo của Bộ Công thương tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu diễn ra hôm qua (5.4) tại Hà Nội.

Lãi suất vốn vay tăng cao, doanh nghiệp lo lỗ nặng

6-4-2011

Theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì năm 2011 sẽ ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn phải vay với lãi suất rất cao và khó tiếp cận nguồn vốn.

Xuất khẩu nông sản: Lợi ích rơi vào túi doanh nghiệp nước ngoài

6-4-2011

Riêng quí I, xuất khẩu cà phê đã đem lại 1 tỷ USD. Thế nhưng, phần lớn lợi nhuận lại nằm trong túi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Siết tín dụng phi sản xuất: Doanh nghiệp nhỏ thêm khó vay

6-4-2011

Việc các doanh nghiệp nhỏ phải vay tiêu dùng để đáp ứng một số nhu cầu thanh toán ngắn hạn, hoặc sản xuất kinh doanh, diễn ra khá phổ biến, theo thừa nhận của nhiều lãnh đạo ngân hàng.

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh: Cần sự tham gia của các bộ, ngành

5-4-2011

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định (QĐ) 315 của Thủ tướng Chính phủ không thể thực hiện, nếu không có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp (DN).

Hiệu quả đầu tư KHCN nông nghiệp

5-4-2011

Mới đây, tại hội nghị “Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án trong lĩnh vực KHCN nông nghiệp”, ông Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá: “Mặc dù các dự án ODA đầu tư cho KHCN nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và bền vững, song vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ giải ngân thấp của nhiều dự án khiến các nhà tài trợ còn ngần ngại dành vốn tài trợ cho KHCN…”.