ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh: Cần sự tham gia của các bộ, ngành

Ngày đăng: 05 | 04 | 2011

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định (QĐ) 315 của Thủ tướng Chính phủ không thể thực hiện, nếu không có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp (DN).

NTNN đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) về vấn đề này.
Theo QĐ 315 của Thủ tướng, từ 1.7 tới đây, nước ta sẽ chính thức triển khai thí điểm BHNN tại địa bàn 21 tỉnh trên cả nước, ông có cho rằng phạm vi áp dụng thí điểm lần này là quá rộng?
- Tôi cho rằng, trong QĐ này, Chính phủ đã quyết tâm triển khai thí điểm BHNN để rút kinh nghiệm và đánh giá, tổng kết thực tiễn, từ đó có phương án phát triển BHNN về mặt lâu dài. Mặc dù phạm vi áp dụng ở 21 tỉnh, mới nghe có vẻ rộng, nhưng QĐ lại chỉ hướng vào 3 nhóm đối tượng chủ yếu là: Cây lúa, đại gia súc, gia cầm và bảo hiểm cho nuôi cá tra, basa, tôm thẻ chân trắng.
Cùng với cá tra, cá basa, các đối tượng được áp dụng thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh thành bao gồm: Tôm thẻ chân trắng, cây lúa, đại gia súc và gia cầm.
Theo tôi, 3 nhóm đối tượng trên là phù hợp. Còn phạm vi 21 tỉnh có rộng hay không, trong QĐ đã nêu rất rõ, bảo hiểm phải lấy số đông để bù số ít, nên việc áp dụng ở 21 tỉnh là cần thiết.
Sản xuất nông nghiệp có rất nhiều rủi ro, bởi thế cũng dễ hiểu khi các DN không mấy mặn mà khi tham gia vào lĩnh vực này, vậy theo ông để khuyến khích nhiều DN tham gia làm BHNN hơn, nhất là đợt thí điểm tới, Chính phủ nên tập trung hỗ trợ những chính sách cụ thể gì?
- Thực tế, QĐ 315 đã đề cập đến các cơ chế chính sách hoặc định hướng xây dựng cơ chế cho thời gian tới. Trong QĐ đã quy định rất rõ đối tượng được tham gia BHNN là các hộ nghèo, cận nghèo và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp khác. Mức hỗ trợ đối với hộ nghèo là 100% chi phí mua BHNN, hộ cận nghèo là 80%, hộ không phải nghèo hoặc cận nghèo 60%, các tổ chức khác 20%.
QĐ 315 cũng nói rõ đến cân đối ngân sách để chi phí mua BHNN như đối với các tỉnh có khả năng tự cân đối, thì địa phương đó tự cân đối nguồn hỗ trợ tại địa phương mình. Với những tỉnh không tự cân đối được (phải có sự điều tiết của Nhà nước), thì phải cân đối từ mức 50% trở lên… Thực chất, chính sách của Chính phủ là huy động sức mạnh từ T.Ư đến địa phương để thực hiện BHNN, nên vấn đề về ngân sách thực hiện đã được giải quyết.
Một trong những khó khăn nhất của BHNN là việc thẩm định giá trị thiệt hại để bồi thường. Song có lẽ đây là việc không đơn giản với một
Thông thường ở các nước khi chưa triển khai BHNN, Nhà nước thường có một quỹ hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, nhưng khi có BHNN rồi thì, Nhà nước sẽ chịu một phần, công ty bảo hiểm chịu một phần, công ty tái bảo hiểm chịu một phần.
Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty ABIC
nền sản xuất nông nghiệp như nước ta. Theo ông, cần tiếp cận vấn đề này ra sao?
- Theo tôi, tham gia vào BHNN có vai trò rất quan trọng của các DN, cũng như của các bộ, ngành liên quan. Tôi nói ví dụ như, Bộ NNPTNT phải đưa ra các quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi thống nhất để ngoài việc thiên tai bất khả kháng xảy ra, nếu không tuân thủ theo quy trình đó, thì DN bảo hiểm có thể từ chối, thậm chí không đền bù thiệt hại đó.
Còn đối với DN BHNN đã kinh doanh phải có lãi và đáp ứng được quyền lợi của cổ đông, thu nhập của người lao động. Tôi nói thế để thể hiện rằng, trước mắt nếu chúng tôi tham gia chưa có lãi, thì ít nhất cũng phải bù đắp đủ chi phí. Cho nên, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với tất cả các loại thuế và cả đối với người làm BHNN, đối tượng tham gia BHNN phải được miễn, ít nhất trong giai đoạn thực hiện thí điểm.
Theo ông, việc triển khai BHNN sắp tới nên tập trung vào những chính sách gì?
- Để thực hiện QĐ 315, tới đây Bộ Tài chính sẽ phải ban hành một loạt các cơ chế, chính sách, trong đó phải xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí trong BHNN. Những quy tắc này, Bộ Tài chính phải có hướng dẫn đối với các DN về cơ chế khi tham gia bảo hiểm, từ đó các công ty bảo hiểm có căn cứ, điều kiện triển khai. Còn về Bộ NNPTNT cần ban hành quy chế sản xuất đối với cây trồng, vật nuôi, nhất là những đối tượng tham gia thí điểm BHNN đợt này.
Ngoài ra, cũng phải làm rõ, có phải tất cả hộ nông dân ở 21 tỉnh này được tham gia thí điểm BHNN hay phải phân nhóm ra như đối với hộ làm kinh tế trang trại, hàng hoá sẽ rất phù hợp. Còn đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ vài chục con gà, 2-3 con lợn… sẽ rất khó kiểm soát. Vậy những đối tượng này có đưa vào đối tượng tham gia thí điểm BHNN không và có đưa vào, thì đưa như thế nào? Khi có phân định rõ ràng, các DN mới có thể tính toán để tham gia được.
Khi triển khai BHNN, một số chuyên gia cho rằng, cần lựa chọn phương thức bảo hiểm theo chỉ số hoặc thống kê. Theo ông, với nền sản xuất nông nghiệp như nước ta, nên đi theo phương thức nào?
-Theo tôi, hiện có 3 hình thức bảo hiểm: BHNN truyền thống, tức là nếu bảo hiểm, DN đến các địa phương đó thống kê về năng suất, nắm bắt tình hình dịch bệnh, tần suất xảy ra thiên tai, dịch bệnh xem tổn thất xảy ra như thế nào.
Phương pháp nữa là bảo hiểm theo chỉ số sản lượng và chỉ số thời tiết như ở ĐBSCL là cứ mực nước vượt lên trên mực nước chuẩn và công ty bảo hiểm đi kiểm tra thấy năng suất hụt hơn năng suất thật, thì sẽ bảo hiểm. Hay như giá rét ở miền núi, hạn hán ở Tây Nguyên cũng căn cứ vào những chỉ số chuẩn như vậy để lấy làm căn cứ bảo hiểm.
Là một DN hoạt động trong lĩnh vực BHNN đã khá nhiều năm, với chủ trương thí điểm lần này, ABIC sẽ tham gia thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Cho đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa cho biết sẽ chọn hay chỉ định DN nào tham gia vào chương trình thí điểm này, bản thân ABIC cũng không biết mình có được lựa chọn hay không. Song chúng tôi cũng đã có gắn bó với hoạt động sản xuất của nông dân rất nhiều và vẫn đang nghiên cứu, xem xét để nếu tham gia BHNN, thì sẽ làm như thế nào.
Về định hướng, chúng tôi đang nghiên cứu cơ chế, chính sách cho các sản phẩm BHNN, chúng tôi cũng đang hướng về khu vực nông nghiệp, nông thôn với 70% doanh thu từ khu vực này và khoảng ¾1 triệu khách hàng là các hộ nông dân tham gia. Chúng tôi có điều kiện nhất định do hệ thống phân phối bán hàng của ABIC là theo kênh của Agribank với trên 2.300 chi nhánh và hơn 40.000 nhân viên có mặt đến tận cấp xã.
Riêng về thủ tục đối với BHNN không phải là vướng mắc, bởi yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm thiết kế rất đơn giản do khi khách hàng vay vốn để sản xuất nông nghiệp ở Agribank, chúng tôi đã tích hợp trong hồ sơ BHNN, nên thao tác chuyển giao sản phẩm cho người nông dân là rất đơn giản, không phức tạp như quy trình tín dụng. Nếu Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính không tích cực triển khai sẽ có rất nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, QĐ 315 là một văn bản chỉ nói về bảo hiểm và cơ chế, chứ không nói BHNN là một lĩnh vực bắt buộc và bắt buộc các đối tượng được hưởng ưu đãi phải tham gia. Chính vì không bắt buộc, nên có người có thể tham gia hoặc không, nhất là những hộ sản xuất lớn, họ có khả năng tự phòng vệ cao, nên họ có thể không tham gia. Nếu những hộ này không tham gia, sẽ mất đi số lớn các hộ đó và không thể đảm bảo quy luật lấy số đông bù số ít.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://www.danviet.vn/38129p1c34/can-su-tham-giacua-cac-bo-nganh.htm

NỘI DUNG KHÁC

Hiệu quả đầu tư KHCN nông nghiệp

5-4-2011

Mới đây, tại hội nghị “Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án trong lĩnh vực KHCN nông nghiệp”, ông Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá: “Mặc dù các dự án ODA đầu tư cho KHCN nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và bền vững, song vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ giải ngân thấp của nhiều dự án khiến các nhà tài trợ còn ngần ngại dành vốn tài trợ cho KHCN…”.

Thị trường Campuchia: Cơ hội cho ngành nông nghiệp

4-4-2011

Campuchia đang khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, nên chính phủ nước này cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất dưới hình thức tô nhượng, được phép thuê dài hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp cũng như nông dân Việt Nam.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Cần chính sách hấp dẫn hơn

4-4-2011

Ngày 31.3, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp (DN) nông nghiệp 2011. Hàng chục DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực này đã đến tham dự diễn đàn.

Thị trường Ai Cập: Tiềm năng chờ khai thác

1-4-2011

Ai Cập là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Phi, có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hàng năm lớn. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, Ai Cập còn là điểm trung chuyến đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Vướng "nút thắt" thủ tục

1-4-2011

Tại Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp tổ chức hôm qua (31/3) tại Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù có khá nhiều chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp, nhưng DN muốn được hưởng những ưu đãi này không dễ, thậm chí, DN từ vị trí được khuyến khích, ưu đãi đầu tư thành người phải đi chạy vạy, xin xỏ mới được đầu tư....

Việt Nam – Hà Lan hợp tác phát triển chăn nuôi

1-4-2011

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành: Doanh nghiệp mong được tiếp sức

1-4-2011

Các doanh nghiệp ngành bảo hiểm (BH) rất ủng hộ chủ trương chung của Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Tuy nhiên, họ còn băn khoăn nhiều điểm mà nếu không được khắc phục, có thể đi theo “vết xe đổ” trước đây.

Tất cả nhà máy đường thoi thóp!

30-3-2011

Niên vụ mía 2010 - 2011 đang về nước rút và theo đó 38 Cty đường trong cả nước đang thoi thóp trước viễn cảnh giá đường giảm, đường tồn kho mỗi ngày một tăng, Cty thiếu vốn trả tiền mua mía của nông dân và phải gánh lãi suất ngân hàng 18 – 21%/năm.

Mở cửa thị trường XK gạo: Cần trang bị đầy đủ để tự tin hội nhập

29-3-2011

Trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào, nếu được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, khả năng giành chiến thắng là rất cao. Cũng vì thế, lắng nghe ý kiến của chuyên gia và triển khai ngay những công việc cần thiết trước mắt cũng như lâu dài là việc cần làm ngay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và bà con nông dân. Chúng tôi xin ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.

Những bất cập trong quá trình phát triển ngành gỗ Việt nam

29-3-2011

Nhiều bức xúc được đặt ra tại Diễn đàn lâm nghiệp Việt Nam 2011 với chủ đề “Phát triển Chế biến và Thương mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững” do Bộ NN&PTNT chủ trì diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vào sáng ngày 27/3 nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ những ách tắc trong tiến trình phát triển của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua.

Ảnh hưởng do động đất và sóng thần ở Nhật Bản: Doanh nghiệp xuất khẩu thấp thỏm lo âu

29-3-2011

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Tuy nhiên, trận động đất và sóng thần xảy ra vừa qua ở đất nước này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhập khẩu của Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

ĐBSCL: Giữ giá lúa để nông dân đạt lợi nhuận 30%?

29-3-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn xuất khẩu theo hướng tăng lên, song giá lúa ở ĐBSCL tiếp tục giảm xuống dưới mức 5.000 đồng/kg. Dù trúng mùa, nông dân không khỏi lo lắng, nhiều địa phương nhốn nháo kiến nghị các giải pháp giữ giá lúa.