ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Những bất cập trong quá trình phát triển ngành gỗ Việt nam

Ngày đăng: 29 | 03 | 2011

Nhiều bức xúc được đặt ra tại Diễn đàn lâm nghiệp Việt Nam 2011 với chủ đề “Phát triển Chế biến và Thương mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững” do Bộ NN&PTNT chủ trì diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vào sáng ngày 27/3 nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ những ách tắc trong tiến trình phát triển của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua.

Mở đầu diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị đã đưa ra hàng loạt những tồn tại trong ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của nước ta trong thời gian qua để các nhà chuyên môn bàn thảo nhằm tìm ra những hướng mở cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới. Thứ trưởng bức xúc: “Hàng năm chúng ta khai thác hàng triệu mét khối gỗ rừng trồng nhưng phần lớn là để xuất khẩu dưới dạng dăm gỗ, giá trị mang lại còn thấp, trong khi đó mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu hàng triệu mét khối gỗ nguyên liệu với giá cao để đáp ứng cho ngành chế biến đồ gỗ. Ngoài việc hàng năm phải nhập khẩu nguyên liệu, Việt Nam còn phải bỏ ra hàng triệu USD để nhập khẩu đồ gỗ phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, điều này chứng tỏ thị trường nội địa đang bị “bỏ ngõ”. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của chúng ta cũng còn bất ổn định, tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu thấp. Các đơn hàng của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiết kế, mẫu mã của khách hàng nước ngoài, còn quá ít mẫu mã sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam thiết kế. Như vậy làm sao xây dựng được thương hiệu “gỗ Việt” trên thị trường thế giới”.
Chỉ trong 1 thời gian ngắn, ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh đến “chóng mặt”. Tuy nhiên, sự phát triển về “chất” không theo kịp với sự phát triển về số lượng. Để minh họa, ông Nguyễn Tôn Quyền-Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đưa ra những con số: “Nếu như năm 2000 cả nước chỉ có 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ thì đến năm 2009 con số này đã tăng đến 2.500. Nếu cách đây 10 năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ có 219 triệu USD thì đến năm 2010 đã đạt đến 3,4 tỷ USD, tăng hơn 10 lần và đã vươn lên chiếm vị trí thứ 5 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Sản phẩm gỗ của Việt nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã tạo được uy tín với người tiêu dùng khắp thế giới”.
Một điều không thể bàn cãi là ngành chế biến lâm sản và đồ gỗ Việt nam đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cũng phải xác định là ngành chế biến lâm sản và đồ gỗ cua nước ta vẫn còn nhiều tồn tại và đó chính là tác nhân gây ách tắc cho sự phát triển. Cũng theo ông Nguyễn Tôn Quyền, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam chưa có nhiều đổi mới công nghệ trong sản xuất mà chủ yếu chỉ làm gia công. Hầu hết các doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Trong số 2.500 DN hoạt động ngành gỗ thì đã có hơn 50% là cơ sở chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bị đã đơn giản lại còn cũ kỹ. Số và chất lượng của đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu kỹ năng. Nguồn gỗ nguyên liệu thì cực kỳ bị động, hiện Việt Nam phải nhập khẩu đến 70-80%, sự phát triển các nhà máy băm dăm mảnh gỗ XK đã vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước. Những hạn chế trên đã trì kéo mức tăng trưởng của ngành chế biến gỗ nước ta.
Theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng khoảng 17% so với năm 2010 và đang đặt ra kỳ vọng tăng đến con số 8-9 tỷ USD vào năm 2015. Nhưng hiện chỉ 30-40% gỗ nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ được khai thác trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam cần nhập khẩu hơn 3 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giá trị khoảng 1 tỷ USD từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ… Thế nhưng các doanh nghiệp trong nành chế biến gỗ đang phải đối mặt với những bất lợi là nguồn gỗ từ Lào và Campuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) đang tăng mạnh. Dự báo, trong năm 2011, giá các loại gỗ nguyên liệu sẽ tăng khoảng 20-30%. Mà khi giá nguyên liệu tăng, buộc các doanh nghiệp cũng phait tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh nên sẽ gây bất lợi trong cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Do đó, ngành chế biến gỗ Việt Nam phải có lời giải cho bài toán nguyên liệu mới mong có sự phát triển bền vững.
Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cho rằng muốn có nguồn nguyên liệu ổn định thì phải tăng cường các biện pháp trồng và quản lý rừng hiệu quả hơn. Lời giải cho bài toán này là cách làm của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), đơn vị được chọn làm báo cáo điển hình hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệptại diễn đàn được nêu ra như một minh chứng cho tính hiệu quả của mô hình khép kín giữa khai thác, chế biến, xuất khẩu gỗ đi đôi với trồng rừng. Hiện Công ty này có 12.861 ha đất được cấp quyền sử dụng, 1.988 ha đất thuê, 2 vườn ươm cố định, 1 xưởng chế biến gỗ tận dụng, 1 nhà máy băm dăm với công xuất 400 tấn/ngày.
Hiện công ty này đang sở hữu 2.373 ha rừngtrồng. Với nguồn nguyên liệu chủ động, nhà máy băm dăm của công ty thu lợi nhuận từ xuất khẩu dăm gỗ hàng năm lên đến hàng chục tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011-2015, Công ty TNHH lâm nghiệp Sông Kôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư rừng trồng khai thác gắn với Nhà máy dăm xuất khẩu, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung rộng 3.000 ha, hỗ trợ, liên doanh liên kết với hộ dân phát triển vùng nguyên liệu 2.000 ha, liên kết với Công ty TNHH SHAIYO AA VIET NAM (Thái Lan) để nghiên cứu, sản xuất giống lâm nghiệp ưu việt cung ứng cho sản xuất.
Ông Vũ Long, Chuyên gia Kinh tế và chính sách lâm nghiệp của Hội khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cho rằng: “Liên doanh liên kết giữa khu vực công nghiệp chế biến gỗ tư nhân và khu vực nhà nước trong sản xuất gỗ nguyên liệu là khả thi nhất đối với các nhà doanh nghiệp muốn tạo dựng vùng nguyên liệu. Hiện cả nước đã giao được gần 10 triệu ha rừng, trong đó các công ty lâm nghiệp 2,3 triệu ha, các Ban QL rừng đặc dụng và phòng hộ 3,9 triệu ha, hộ gia đình, cá nhân 2,8 triệu ha, cộng đồng dân cư 71.000 ha, các đơn vị vũ trang 228.000 ha… Với tình hình phân bổ nguồn lực về đất lâm nghiệp như hiện nay, thì việc các doanh nghiệp chế biến gỗ xin thuê đất trồng rừng để tạo dựng vùng nguyên liệu cho mình là bất khả thi. Chỉ còn 1 hướng mở là tích tụ đất và liên kết sản xuất ở khu vực hộ gia đình, cá nhân”.
Về vấn đề bức xúc của rừng trồng của Việt Nam trong việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp (chứng chỉ FSC) để đáp ứng những quy định khắc khe của các thị trường xuất khẩu chủ lực như nước Mỹ và các nước châu Âu, ông Nguyễn Ngọc Lung-Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng-cho biết: “Việc xin chúng chỉ FSC không khó, kể cả đối với tổ chức hay cá nhân có rừng trồng. Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi khi có nhu cầu”.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/75987/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Ảnh hưởng do động đất và sóng thần ở Nhật Bản: Doanh nghiệp xuất khẩu thấp thỏm lo âu

29-3-2011

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Tuy nhiên, trận động đất và sóng thần xảy ra vừa qua ở đất nước này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhập khẩu của Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

ĐBSCL: Giữ giá lúa để nông dân đạt lợi nhuận 30%?

29-3-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn xuất khẩu theo hướng tăng lên, song giá lúa ở ĐBSCL tiếp tục giảm xuống dưới mức 5.000 đồng/kg. Dù trúng mùa, nông dân không khỏi lo lắng, nhiều địa phương nhốn nháo kiến nghị các giải pháp giữ giá lúa.

TPHCM: Cam kết đủ lương thực theo giá bình ổn

29-3-2011

Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sẽ tiếp tục thực hiện việc bình ổn giá mặt hàng gạo. Đây là cam kết của Vinafood 2 với UBND TP.HCM.

DN nước ngoài thu mua cà phê XK: "Ôm" tiền trái luật

25-3-2011

Nhiều DN XK cà phê VN đang kêu trời vì bị DN cà phê nước ngoài cố tình giữ tiền không trả dù họ đã nhận hàng. Cùng với “chiêu” tổ chức mạng lưới mua gom hàng trực tiếp trong dân trái luật (NNVN đã phản ánh), giờ đây các DN cà phê nước ngoài tiếp tục tạo ra làn sóng “ôm” tiền bất hợp pháp nhằm làm tê liệt sức lực của DN cà phê VN…

Việt Nam đã xuất khẩu gạo đồ

25-3-2011

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 8 ngàn tấn gạo đồ. Như vậy, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào phân khúc gạo đồ trên thị trường gạo thế giới.

Mỹ gia hạn áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm: Doanh nghiệp có thể kiện?

23-3-2011

Theo Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương), Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng là sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil...

Các tỉnh ĐB.SCL xuất khẩu trên một triệu tấn gạo

23-3-2011

Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng vừa xuất 150.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay trên 1 triệu tấn; tổng giá trị đạt trên 480 triệu USD. Từ nay đến cuối năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuất thêm 4,4 triệu tấn gạo.

TP.Cần Thơ: Doanh nghiệp xuất khẩu kêu khó!

23-3-2011

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, lãnh đạo TP.Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trên địa bàn, để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ nông - thủy sản…

Đằng sau các cuộc đấu giá gỗ cao su

21-3-2011

Ít ai biết, trong các cuộc đấu giá gỗ cao su thanh lý với diện tích trên dưới 100 ha nhưng có mặt hàng trăm khách hàng tham gia đấu giá. Người tham gia để phục vụ SX thì ít mà “chân gỗ” thì nhiều. Tại sao lại như vậy?

Giúp điều vượt khó

18-3-2011

Năm 2010, cả nước xuất khẩu được 198 ngàn tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD (tăng 12% so 2009), trong đó tăng 11,8% về lượng và tăng 34% về giá so năm 2009. Như thế, năm 2010 được xem là năm đầu tiên trong lịch sử ngành điều gia nhập nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ sau 11 tháng đầu năm 2010.

Tranh mua cà phê và những nỗi lo

18-3-2011

Giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê ở Daklak vẫn chưa hết “bức bối”, khi 100 héc ta cà phê mà công ty ông bỏ vốn đầu tư cho nông dân đã bị các công ty nước ngoài vào mua hết...Câu chuyện tranh mua cà phê xuất khẩu đã “nóng” lên trong thời gian qua, nhưng để tìm lối ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ đơn thuần là việc tranh mua.

Kết quả cuối cùng thuế CBPG cá tra lần 6: DN thở phào

17-3-2011

Tuy Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chưa có công bố chính thức, nhưng VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam đã có được những thông tin kết luận cuối cùng của DOC về đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6 (POR6), do các luật sư đại diện cho phía Việt Nam gửi về.