ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

DN nước ngoài thu mua cà phê XK: "Ôm" tiền trái luật

Ngày đăng: 25 | 03 | 2011

Nhiều DN XK cà phê VN đang kêu trời vì bị DN cà phê nước ngoài cố tình giữ tiền không trả dù họ đã nhận hàng. Cùng với “chiêu” tổ chức mạng lưới mua gom hàng trực tiếp trong dân trái luật (NNVN đã phản ánh), giờ đây các DN cà phê nước ngoài tiếp tục tạo ra làn sóng “ôm” tiền bất hợp pháp nhằm làm tê liệt sức lực của DN cà phê VN…

CHÁO ĐÃ MÚC, TIỀN CHẲNG TRAO!
Chưa bao giờ các DN nước ngoài lại tỏ rõ ý đồ “thống trị” thị trường cà phê VN như hiện nay khi liên tiếp có những động thái gây bất ổn và làm tê liệt sức lực của DN cà phê VN. NNVN đã từng phản ánh: Với sức mạnh về tài chính và sự thuận lợi về lãi suất ngân hàng (lãi suất đồng USD của DN nước ngoài chỉ 4 – 5%/năm so với lãi suất tiền VND quá “khủng” 17 – 18%/năm của DN VN), các DN nước ngoài đã ồ ạt tổ chức mạng lưới thu gom bất hợp pháp để làm giàu trái luật. Giờ đây, nhiều DN nước ngoài lại ồ ạt tung chiêu “ôm” tiền hàng nhằm làm tê liệt DN cà phê VN.
 
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc Cty TNHH Trường Ngân chuyên kinh doanh nông sản ca thán: “Cty Trường Ngân có giao một lô hàng 57,6 tấn cà phê trị giá 101.000 USD, nhưng giao dịch đã xong cả mấy tháng nay mà đối tác nước ngoài vẫn không chịu trả tiền khiến chúng tôi vô cùng khó khăn vì thiếu vốn”. Cùng rơi vào tình cảnh này, ông Vân Thành Huy – TGĐ Cty Inexim Đăk Lăk cho biết, Inexim xuất bán trên 57 tấn cà phê trị giá trên 96.000 USD cho một đối tác nước ngoài nhưng cả tháng trôi qua vẫn không được thanh toán. “Những năm trước đây, đối tác thường chuyển tiền ngay trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Nhưng lần này, gần một tháng sau chúng tôi đòi thì họ cứ tìm cách kéo dài thời gian không chịu trả, cũng chẳng thèm giải thích vì lý do gì. Rõ ràng là họ đang có ý đồ lừa đảo!” – ông Huy nói.
Tương tự, ông Đỗ Hà Nam – TGĐ Cty xuất nhập khẩu Intimex TPHCM bức xúc cho biết, Cty đang bị chiếm dụng vốn khi đã giao hơn 100 tấn cà phê trị giá trên 120.000 USD cho một DN nước ngoài có trụ sở tại VN. Theo hợp đồng thì DN này sẽ giao tiền sau 3 ngày nhận được hàng, nhưng đến nay đã kéo dài hơn 1 tháng mà Intimex mới nhận được một phần tiền, số còn lại vẫn bị “treo” không trả. Điều quái gở là khi bị đòi tiền gắt, DN nước ngoài cho rằng chất lượng lô hàng có vấn đề. Để làm sáng tỏ, Intimex yêu cầu chứng minh thì DN này không thể chứng minh được và cố tình kéo dài thời gian, hết hứa lại hẹn ngày này qua ngày khác. “Tôi được biết rất nhiều DN VN đang rơi vào tình cảnh này. Vì thế, nó không còn là chuyện cá biệt mà đang trở thành cách hành xử hết sức nguy hiểm. Nhiều DN nước ngoài có ý đồ lợi dụng để chiếm đoạt tiền vì họ nghĩ mình đang ở thế nắm “đằng chuôi” trong giao dịch kinh doanh” – ông Nam nói.
Theo tìm hiểu của NNVN, dường như tình trạng này đang trở thành một “làn sóng” chưa có tiền lệ và thực sự gây nguy hiểm đến sự sống còn của các DN cà phê VN.
DỨT KHOÁT THAY ĐỔI CÁCH MUA BÁN
Theo các chuyên gia ngành cà phê, phương thức mua bán của DN cà phê VN hiện nay đang tự làm khó mình vì luôn ở thế nắm… đằng lưỡi. Cụ thể, hiện nay các DN chủ yếu giao hàng theo phương thức FOB, tức giao hàng qua lan can tàu cho khách thì mới được thanh toán. Tuy nhiên, một số DN đang áp dụng phương pháp giao hàng mới FCA: cà phê cho vào container sau đó người bán hạ xuống bãi tàu và lấy tiền ngay. Làm theo phương thức này sẽ giảm thiểu được rủi ro vì trong trường hợp người mua không trả tiền, người bán sẽ lấy lại container hàng của mình một cách dễ dàng hơn. Phương thức cũ là thuộc “quyền của người mua” nhưng DN cà phê VN phải tập hợp lại để chuyển thành “quyền của người bán” nhằm giành lại thế chủ động cho mình.
Ngoài ra, theo một giám đốc ngành hàng cà phê tại TPHCM, các DN VN cần hết sức cảnh giác với các điều kiện thanh toán hiện nay. Cụ thể, khi giao hàng xong, thay vì đưa bản chứng từ gốc, một số DN đã áp dụng biện pháp ngăn chặn “xù tiền” mới: Chỉ đưa bản photo chứng từ, khi nào DN nước ngoài trả tiền sòng phẳng thì mới giao đầy đủ chứng từ gốc. Trường hợp DN nước ngoài “chầy bửa” không trả tiền, DN VN có quyền bán toàn bộ chứng từ gốc cho một đối tác khác.
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao VN (Vicofa), một trong những điểm rất yếu của DN VN là không tuân thủ theo quy trình giao dịch kinh doanh, trong đó rủi ro nhất là hay thực hiện theo phương thức thanh toán trực tiếp. Cách làm này đã tạo cơ hội cho DN nước ngoài luôn nắm “đằng chuôi” để chiếm dụng vốn hoặc “xù” tiền. Vì thế, DN VN cần phải thay đổi giao dịch bằng phương thức an toàn hơn, cụ thể: Mọi giao dịch đều phải mở LC và chuyển tiền qua ngân hàng để đảm bảo giao dịch được thực hiện đúng như ký kết.
Một số DN cà phê VN bị chiếm dụng vốn trái luật khẳng định sẽ đề nghị Phòng An ninh kinh tế (PA 17) kiểm tra, xử lý hành vi “ôm” tiền bất hợp pháp của DN nước ngoài. Đồng thời cũng yêu cầu cơ quan chức năng VN cần có biện pháp cứng rắn xử lý một số DN nước ngoài liên tiếp có hành vi vi phạm pháp luật VN như tổ chức mua gom hàng nông sản trực tiếp, lừa đảo để trừ hoặc “xù” tiền của DN XK cà phê VN…
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/75789/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam đã xuất khẩu gạo đồ

25-3-2011

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 8 ngàn tấn gạo đồ. Như vậy, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào phân khúc gạo đồ trên thị trường gạo thế giới.

Mỹ gia hạn áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm: Doanh nghiệp có thể kiện?

23-3-2011

Theo Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương), Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã chính thức bỏ phiếu thông qua quyết định cuối cùng là sẽ tiếp tục lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil...

Các tỉnh ĐB.SCL xuất khẩu trên một triệu tấn gạo

23-3-2011

Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng vừa xuất 150.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm đến nay trên 1 triệu tấn; tổng giá trị đạt trên 480 triệu USD. Từ nay đến cuối năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuất thêm 4,4 triệu tấn gạo.

TP.Cần Thơ: Doanh nghiệp xuất khẩu kêu khó!

23-3-2011

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, lãnh đạo TP.Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trên địa bàn, để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ nông - thủy sản…

Đằng sau các cuộc đấu giá gỗ cao su

21-3-2011

Ít ai biết, trong các cuộc đấu giá gỗ cao su thanh lý với diện tích trên dưới 100 ha nhưng có mặt hàng trăm khách hàng tham gia đấu giá. Người tham gia để phục vụ SX thì ít mà “chân gỗ” thì nhiều. Tại sao lại như vậy?

Giúp điều vượt khó

18-3-2011

Năm 2010, cả nước xuất khẩu được 198 ngàn tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD (tăng 12% so 2009), trong đó tăng 11,8% về lượng và tăng 34% về giá so năm 2009. Như thế, năm 2010 được xem là năm đầu tiên trong lịch sử ngành điều gia nhập nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ sau 11 tháng đầu năm 2010.

Tranh mua cà phê và những nỗi lo

18-3-2011

Giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê ở Daklak vẫn chưa hết “bức bối”, khi 100 héc ta cà phê mà công ty ông bỏ vốn đầu tư cho nông dân đã bị các công ty nước ngoài vào mua hết...Câu chuyện tranh mua cà phê xuất khẩu đã “nóng” lên trong thời gian qua, nhưng để tìm lối ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ đơn thuần là việc tranh mua.

Kết quả cuối cùng thuế CBPG cá tra lần 6: DN thở phào

17-3-2011

Tuy Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chưa có công bố chính thức, nhưng VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam đã có được những thông tin kết luận cuối cùng của DOC về đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6 (POR6), do các luật sư đại diện cho phía Việt Nam gửi về.

Giá XK gạo: Thế giới tăng, vì sao Việt Nam thất thường?

17-3-2011

Doanh nghiệp không tìm ra đơn hàng xuất khẩu mới khi bị đứt hợp đồng tập trung ở một số thị trường. Từ đầu năm 2010 đến nay, ngoài hơn hai triệu tấn gạo bán sang Indonesia, Malaysia, Bangladesh và Cuba theo hợp đồng tập trung cấp chính phủ, hầu như doanh nghiệp chưa ký thêm được bất cứ đơn hàng xuất khẩu nào lớn.

Nhiều nhà máy chế biến hạt điều gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu

16-3-2011

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong tình trạng “đóng cửa” vì thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ thu hoạch điều chậm khoảng 2 tháng, đến đầu tháng 4 mới bước vào vụ thu hoạch nên các nhà máy đều phải “nằm chờ”. Bên cạnh đó, do diện tích đất trồng điều trong tỉnh ngày càng giảm, năng suất và chất lượng chưa cao vì vậy mỗi năm khi bước vào vụ sản xuất, các doanh nghiệp lại lao đao vì thiếu nguyên liệu.

FTA Việt Nam - EU: Sẽ vượt qua thách thức để đón cơ hội

16-3-2011

Với tính chất cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu rộng, việc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt hơn thị trường khó tính châu Âu. Tuy vậy, để đi tới hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thức thách.

Trồng cây ngọt, thu trái đắng

16-3-2011

Với lý do công suất nhà máy không đáp ứng hết lượng mía trong dân nên nhiều ngày qua, 2 Nhà máy Đường An Khê và Bình Định đang hạn chế phiếu đốn mía. Hàng ngàn nông dân khốn đốn, bất bình, trong khi nhiều tư thương đã “đục nước béo cò”, ép giá mía xuống thấp hơn giá Nhà máy.