ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kết quả cuối cùng thuế CBPG cá tra lần 6: DN thở phào

Ngày đăng: 17 | 03 | 2011

Tuy Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chưa có công bố chính thức, nhưng VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam đã có được những thông tin kết luận cuối cùng của DOC về đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6 (POR6), do các luật sư đại diện cho phía Việt Nam gửi về.

Theo đó, trong những bị đơn bắt buộc của POR6, các công ty Vĩnh Hoàn, Vinh Quang và CL-FISH được tính thuế chống bán phá giá (CBPG) là 0%, các Cty Agifish, ESS LLC và South Vina được tính thuế CBPG là 0,02%, tương đương với 2 cent/kg cá tra. Cụ thể, trong kết quả sơ bộ, công ty Vĩnh Hoàn phải chịu thuế suất 4,22 USD/kg, nay còn 0 USD/kg. Các công ty Agifish, ESS LLC và South Vina từ mức thuế suất 4,22 USD/kg theo kết quả sơ bộ, nay còn 2 cent/kg. Cty Vinh Quang từ thuế suất 2,44 USD/kg trong kết quả sơ bộ, nay còn 0 USD/kg.
 
Cty CL-FISH đến năm nay mới bắt đầu được phép xuất khẩu cá tra vào Mỹ và hiện mới đang ở giai đoạn chuẩn bị hàng hóa, được tính thuế suất cuối cùng là 0 USD/kg. Các doanh nghiệp còn lại không thuộc danh sách bị đơn bắt buộc vẫn tiếp tục chịu mức thuế CBPG chung là 63% (2,11 USD/kg) giống như ở kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 5.
 
Như vậy, kết quả cuối cùng của POR6 đã quay ngược 180 độ so với kết quả sơ bộ mà DOC công bố hồi tháng 9/2010. Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, CT HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), sở dĩ có được điều này là nhờ sự đấu tranh, vận động quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, VASEP và sự hợp tác tốt của bản thân các doanh nghiệp nước ta với đoàn kiểm tra của DOC.
 
Như với Cty Vĩnh Hoàn, khi DOC kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp, Vĩnh Hoàn đã cung cấp đầy đủ ngay những hồ sơ cần thiết, qua đó đã chứng minh được rằng công ty không hề bán phá giá vào thị trường Mỹ. Nhờ đó, DOC đã có cách đánh giá khách quan hơn đối với nghề nuôi cá tra ở Việt Nam và đã quay trở lại dùng các giá trị thay thế từ Bangladesh như trước đây, thay vì Philippines như ở lần đánh giá sơ bộ hồi tháng 9 năm ngoái.
 
Kết quả này cũng nằm ngoài sự trông đợi của các doanh nghiệp và các luật sư. Bởi hồi tháng 9 năm ngoái, khi vừa có kết luận sơ bộ POR6, một luật sư người Mỹ là ông Andrew B.Schroth, người rất nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ cho các doanh nghiệp ở các vụ kiện chống bán phá giá do Chính phủ Mỹ áp đặt, đã cho rằng khó có thể lật ngược tình thế 1800 để đưa thuế chống bán phá giá từ mức 130% theo kết luận sơ bộ xuống còn 0% như trước đây. Thậm chí ông Andrew B.Schroth chỉ dám mong mức thuế trong kết luận cuối cùng sẽ không vượt quá 100%.
 
Những thông tin trên đã khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ, nhất là nhóm doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất từ 0-0,02% thở phào nhẹ nhõm. Ông Nguyễn Xuân hải, Phó TGĐ Cty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang (CL-FISH) cho biết “Đây là một thông tin rất đáng vui mừng đối với doanh nghiệp chúng tôi nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Tôi mong sao trong những lần xem xét hành chính thuế chống bán phá giá sắp tới, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ đồng lòng với nhau hơn nữa để có thêm những doanh nghiệp cũng được hưởng mức thuế bằng không”.
 
Trước khi có kết luận cuối cùng của DOC về POR6, việc xuất khẩu cá tra vào Mỹ vẫn được tiến hành một cách bình thường, bởi nhu cầu nhập khẩu cá tra của nước này đang gia tăng, đồng thời giá xuất khẩu vào Mỹ rất tốt. Theo ông Nguyễn Xuân Hải, hiện tại giá cá tra xuất khẩu vào Mỹ đang ở mức từ 4,5-5 USD/kg, cao hơn hẳn so với giá xuất khẩu vào EU (khoảng 3,15-3,2 USD/kg). Nếu xuất khẩu cá tra ở mức 3,15-3,2 USD/kg vào EU, doanh nghiệp đã có lời, bất chấp giá cá nguyên liệu trong nước đã lên tới 25.000-26.000 đ/kg, thì rõ ràng với giá xuất khẩu lên tới 4,5-5 USD/kg vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp vừa được tính thuế chống bán phá giá từ 0-0,02% đang có cơ hội lớn để thu về nhiều lợi nhuận từ con cá tra.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 

 

 
 

NỘI DUNG KHÁC

Giá XK gạo: Thế giới tăng, vì sao Việt Nam thất thường?

17-3-2011

Doanh nghiệp không tìm ra đơn hàng xuất khẩu mới khi bị đứt hợp đồng tập trung ở một số thị trường. Từ đầu năm 2010 đến nay, ngoài hơn hai triệu tấn gạo bán sang Indonesia, Malaysia, Bangladesh và Cuba theo hợp đồng tập trung cấp chính phủ, hầu như doanh nghiệp chưa ký thêm được bất cứ đơn hàng xuất khẩu nào lớn.

Nhiều nhà máy chế biến hạt điều gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu

16-3-2011

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong tình trạng “đóng cửa” vì thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ thu hoạch điều chậm khoảng 2 tháng, đến đầu tháng 4 mới bước vào vụ thu hoạch nên các nhà máy đều phải “nằm chờ”. Bên cạnh đó, do diện tích đất trồng điều trong tỉnh ngày càng giảm, năng suất và chất lượng chưa cao vì vậy mỗi năm khi bước vào vụ sản xuất, các doanh nghiệp lại lao đao vì thiếu nguyên liệu.

FTA Việt Nam - EU: Sẽ vượt qua thách thức để đón cơ hội

16-3-2011

Với tính chất cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu rộng, việc đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt hơn thị trường khó tính châu Âu. Tuy vậy, để đi tới hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thức thách.

Trồng cây ngọt, thu trái đắng

16-3-2011

Với lý do công suất nhà máy không đáp ứng hết lượng mía trong dân nên nhiều ngày qua, 2 Nhà máy Đường An Khê và Bình Định đang hạn chế phiếu đốn mía. Hàng ngàn nông dân khốn đốn, bất bình, trong khi nhiều tư thương đã “đục nước béo cò”, ép giá mía xuống thấp hơn giá Nhà máy.

Mở cửa thị trường xuất khẩu gạo: Song hành cơ hội và thách thức

15-3-2011

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2011 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường xuất khẩu gạo, cho phép doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tham gia. Họ sẽ không phải liên doanh liên kết đầu tư như trước mà thoải mái đứng chung sân với doanh nghiệp trong nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thực tế này sẽ tạo ra cơ hội và thách thức song hành cho doanh nghiệp cũng như nông dân, người trực tiếp làm ra hạt gạo.

Khi doanh nghiệp nước ngoài “lấn sân” thu mua cà phê

8-3-2011

Giá cà phê trong nước từ 27/2-3/3/2011 tăng bất thường, đạt tới đỉnh cao mới, vượt qua kỷ lục năm 1994. Thị trường cà phê biến động mạnh do giá cả tăng cao nhưng khối lượng mua bán tăng theo không đáng kể, liệu có hiện tượng găm hàng đợi tăng giá?

Bất cập trong thu hoạch mía ở Phú Yên

8-3-2011

Đang là thời điểm mía chín rộ, giá mía nguyên liệu cao nên nông dân Phú Yên ồ ạt thu hoạch, trong khi các nhà máy đường không thể tiêu thụ hết, khiến một lượng lớn mía bị tồn đọng phải phơi nắng giữa ruộng, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con.

Xuất khẩu 2011: Chú trọng giá trị gia tăng hàng hóa

8-3-2011

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh, năm 2011, do khó tiếp cận thị trường mới nên cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã tới ngưỡng nên việc nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng sẽ làm “đòn bẩy” nâng kim ngạch xuất khẩu.

Thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo ở ĐBSCL - Mừng lo lẫn lộn

7-3-2011

Đầu tháng 3-2011, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Giá lúa đang ở mức cao ngay thời điểm VFA triển khai thu mua tạm trữ được đánh giá là kịp thời, tạo sự phấn khích cho nông dân ĐBSCL. Song vẫn còn nhiều ẩn số lo ngại khi từ nay đến tháng 4, các tỉnh đồng loạt thu hoạch rộ, liệu có xảy ra tình trạng rớt giá?

XUẤT KHẨU TÔM CÁ VÀO MỸ: Mừng cho tôm, buồn cho cá tra

4-3-2011

Hôm qua (3.3), ông Trương Đình Hoè - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho hay, theo công bố sơ bộ mới đây của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 5 với tôm đông lạnh Việt Nam thì mức thuế đều giảm so với mức thuế CBPG lần thứ 4.

Thiếu nguyên liệu cá tra: Nhà máy hoạt động cầm chừng

3-3-2011

Tại ĐBSCL, do nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra nguyên liệu lên đến trên 25.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Hằng ngày, nhân viên của từng doanh nghiệp liên tục rảo qua các vùng nuôi tìm mua cá đang tới lứa thu hoạch. Lượng cá nuôi trong dân không còn bao nhiêu nên đơn vị nào cũng tranh mua, thay nhau đẩy giá cá vượt mức 25.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp cà phê ngoại đang chiếm thị trường nội

2-3-2011

Từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước như ngồi trên lửa khi xuất hiện hàng chục doanh nghiệp nước ngoài xây dựng mạng lưới thu mua tới tận trang trại của nông dân các tỉnh Tây Nguyên.