ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thiếu nguyên liệu cá tra: Nhà máy hoạt động cầm chừng

Ngày đăng: 03 | 03 | 2011

Tại ĐBSCL, do nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra nguyên liệu lên đến trên 25.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Hằng ngày, nhân viên của từng doanh nghiệp liên tục rảo qua các vùng nuôi tìm mua cá đang tới lứa thu hoạch. Lượng cá nuôi trong dân không còn bao nhiêu nên đơn vị nào cũng tranh mua, thay nhau đẩy giá cá vượt mức 25.000 đồng/kg.

Công nhân ít việc
 
Tại Cụm công nghiệp Mỹ Quý, TP Long Xuyên (An Giang), sớm chiều không còn thấy cảnh công nhân lũ lượt vào ca, tan ca như trước. “Cá nguyên liệu khan hiếm, giá tăng quá cao lại rất khó mua. Tình hình hết sức căng thẳng, công nhân phải nghỉ liên tục” - ông Nguyễn Trung Can, tổng giám đốc Công ty cổ phần An Xuyên, than thở.
 
Còn tại Cụm công nghiệp Thốt Nốt và Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ), tình hình sản xuất của những đơn vị chế biến thủy sản cũng tương tự. Tại nhiều nhà máy, phân xưởng trở nên trống vắng. “Bên bộ phận thành phẩm còn thỉnh thoảng có việc làm. Riêng các bộ phận vận chuyển, phi lê..., công nhân phải nghỉ việc dài dài vì không thu mua được cá” - chị Nguyễn Thị Đào, công nhân Nhà máy Ấn Độ Dương, cho hay.

Theo nhiều doanh nghiệp, giá cá vượt 25.000 đồng/kg cho thấy mức độ thiếu hụt nguồn cá nguyên liệu đang rất căng thẳng. Nguyên nhân do trước đó bị thua lỗ kéo dài, lại gặp khó khăn về vốn đầu tư, nhiều hộ nuôi bỏ nghề nên hiện lượng cá tới lứa thu hoạch rất ít. Bà Trần Thị Vân Loan, tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long, cho biết tình trạng này xảy ra từ hơn bốn tháng trước và lúc này đang diễn ra nghiêm trọng nhất. “Hiện không ít nhà máy phải tạm đóng cửa, số còn hoạt động cũng giảm từ 50% công suất” - ông Lê Chí Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, nói.
 
Còn thiếu dài dài
 
Mặc dù giá tăng cao cho mức lãi khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng tình hình nông dân đầu tư nuôi cá vẫn trầm lắng. Vốn có tám ao chuyên nuôi cá tra với tổng diện tích 3,6ha, do thua lỗ liên tục, từ năm 2010 bà Nguyễn Thị Lùng (Châu Phú, An Giang) hiện chỉ còn nuôi hai ao nhỏ. “Giá thức ăn, thuốc men cứ tăng hoài. Trong khi giá cá lúc lên lúc xuống nên không dám nuôi nhiều” - bà Lùng nói. 
Theo ông Phạm Văn Quỳnh - giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ, đầu năm nay khi giá cá vừa tăng thì giá thức ăn, thuốc men... nhảy theo. Chi phí đầu tư nuôi cá hiện nay tăng gần gấp đôi so với ba năm trước. Trong khi kể từ đó đến cuối năm 2010, qua nhiều đợt thua lỗ nặng nhiều hộ cạn vốn, thậm chí nợ nần, ngân hàng lại hạn chế cho vay nên người nuôi không thể đầu tư.
Trước tình hình đó, không ít doanh nghiệp đang tính xây dựng vùng nuôi cho mình. Tuy nhiên, một số đơn vị cho rằng việc đầu tư này đòi hỏi vốn khá lớn, đồng thời quá trình nuôi phát sinh nhiều chi phí khiến giá thành nuôi cao, hiệu quả kinh tế đạt thấp. “Một nhà máy có công suất chế biến khoảng 200 tấn cá/ngày, mỗi năm phải có 70.000 tấn cá nguyên liệu và vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng. Do đó, nguồn cung cá nguyên liệu vẫn chủ yếu từ dân, nếu nông dân nghỉ nuôi thì các nhà máy đói dài dài” - ông Nguyễn Duy Nhứt, phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Việt, cho hay.
Một khó khăn nữa là lượng con giống thả nuôi đang thiếu hụt nghiêm trọng. Nguyên nhân từ thua lỗ đã làm hàng loạt cơ sở làm giống bị phá sản, nhiều đàn cá bố mẹ dùng sản xuất giống phải bán đổ bán tháo trước đó. Người dân cho biết mấy ngày qua giá cá giống loại 1,2-1,5 phân đã trên 55.000 đồng/kg nhưng mua không có. Theo bà Trần Thị Vân Loan, tình trạng khan hiếm con giống ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư nuôi cá, nên nạn thiếu nguyên liệu có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài.

Có hợp đồng bao tiêu mới được vay vốn

Theo hiệp hội thủy sản một số tỉnh, để phát triển nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL thì Nhà nước cần có chính sách giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi, đồng thời nên khoanh nợ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận vốn vay lãi suất ưu đãi...

Một số chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại ĐBSCL cho biết hiện các ngân hàng không giải quyết vay đối với những hộ nuôi cá đang còn nợ. Theo ông Phạm Ngọc Thạch - giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp, các chi nhánh ngân hàng thương mại trong tỉnh hiện nay rất thận trọng, chỉ cho vay đối với những trường hợp có hợp đồng liên kết và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, đối với những hộ đang nuôi có tiềm lực kinh tế, nhưng cũng chỉ ở mức 30% trên số vốn đầu tư.

Agroinfo - Theo Báo KTNT

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/3/27296.html

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp cà phê ngoại đang chiếm thị trường nội

2-3-2011

Từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước như ngồi trên lửa khi xuất hiện hàng chục doanh nghiệp nước ngoài xây dựng mạng lưới thu mua tới tận trang trại của nông dân các tỉnh Tây Nguyên.

Năng lực cạnh tranh: Bỏ qua hộ KD cá thể

28-2-2011

Hàng năm, VCCI luôn công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI về môi trường đầu tư dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số PCI hoàn toàn bỏ qua khu vực hộ kinh doanh cá thể là những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

Xuất khẩu đồ gỗ: Tiềm năng và thách thức

24-2-2011

Lâu nay, nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản… ít khi nhắc đến XK đồ gỗ.

Xuất khẩu gạo - Bài toán tính kỹ với doanh nghiệp

24-2-2011

Diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp trên toàn cầu đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia là một trong những yếu tố chính tác động đến thị trường và giá gạo xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2011.

14/2: Chấm dứt độc quyền xuất khẩu gạo!

17-1-2011

Bắt đầu từ ngày 14/2/2011, doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

“Chảo lửa” trên vùng mía nguyên liệu

27-12-2010

Sau khoảng 3 tháng canh tác, nông dân trồng mía ĐBSCL đang phấn khởi khi trúng mùa và trúng giá. Song đằng sau đó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu bền vững khi có sự “tranh chấp xâu xé” vùng nguyên liệu.

Lộn xộn ở vùng mía đường Lam Sơn

21-12-2010

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ ép là vùng nguyên liệu mía tại 3 NM đường ở Thanh Hoá diễn ra cảnh tượng tranh mua, tranh bán. Nếu theo cách nói của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT của Cty CP Mía đường Lam Sơn thì đó là “ăn cướp” vùng nguyên liệu của nhau.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam: hiệu quả và an toàn.

26-11-2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, song vẫn còn là một quốc gia nghèo với thu nhập GDP bình quân đầu người thấp và tiềm năng phát triển lớn chưa được khai thác.

Nông nghiệp phát triển bền vững: Không để các mục tiêu đối lập và phủ định lẫn nhau.

25-11-2010

Tất cả chúng ta đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch. Thế nhưng trong thực tế nơi này, chỗ kia do quy hoạch chưa có tính thuyết phục cao về khoa học và thực tiễn nên đã nẩy sinh những hệ quả đáng tiếc do đối lập giữa các mục tiêu, điển hình là giữa xã lũ cứu những nhà máy thủy điện với việc bảo đảm tính mạng, nhà cửa, mùa màng của dân vùng hạ lưu, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn về địa hình.

Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

22-11-2010

Chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại đổ vào không nhiều.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

9-11-2010

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Luật Thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế để nâng cao ý thức của người trồng rau

21-10-2010

Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chỉ có biện pháp đó, người nông dân mới chịu đưa ruộng đất của mình hợp tác với nhà doanh nghiệp để sản xuất rau bảo đảm