ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nông nghiệp phát triển bền vững: Không để các mục tiêu đối lập và phủ định lẫn nhau.

Ngày đăng: 25 | 11 | 2010

Tất cả chúng ta đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch. Thế nhưng trong thực tế nơi này, chỗ kia do quy hoạch chưa có tính thuyết phục cao về khoa học và thực tiễn nên đã nẩy sinh những hệ quả đáng tiếc do đối lập giữa các mục tiêu, điển hình là giữa xã lũ cứu những nhà máy thủy điện với việc bảo đảm tính mạng, nhà cửa, mùa màng của dân vùng hạ lưu, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn về địa hình.

Ai cũng biết, đã công nghiệp hóa, đô thị hóa thì diện tích đất phải giảm đi nhưng nếu hiểu đầy đủ, xem đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, một đối tượng lao động độc đáo chỉ mất đi chứ không thể sinh sôi, nếu xem rừng là một nhân tố quan trọng hợp thành môi trường và quyết định sự tồn tại của môi trường thì đã có những quyết định thận trọng trong quy hoạch. Giữa rừng và đất có một mối quan hệ tương hỗ đặc biệt. Không còn rừng thì đất cũng giảm độ phì nhiêu và sẽ kiệt quệ, ngay cả với những đất vốn rất mầu mỡ ở cách xa rừng hàng trăm cây số. Những số liệu phân tích hóa tính và lý tính cặn phù sa cách đây nửa thế kỷ với số liệu gần đây của chúng tôi đã nói lên điều đó.

Tất nhiên tác hại của những trận lũ ở các tỉnh miền Trung có sự chi phổi của hiện tượng thay đổi chưa từng xẩy ra về khi hậu thời tiết nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu và duy nhất. Việc thu hồi 38 dự án về thủy điện ở miền Trung là một chủ trương sáng suốt nhưng nên chăng cần nghiên cứu để giảm thêm nhiều nữa vì con số 38 ấy vẫn còn ít so với 300 dự án ở miền Trung và Tây Nguyên bởi một lẽ giản đơn không còn rừng thì điện từ thủy điện đến một lúc nào đó trong tương lai không xa cũng chẳng còn mà rừng cũng không dễ tái tạo!?

Đó là chưa kể những hiện tượng không mong mà đến khi những nông dân được nhận một số tiền đền bù khá lớn, trước đó chỉ thấy trong giấc mơ từ quy hoạch sân gôn, sau khi xây nhà và mua sắm các tiện nghi, vì khi không còn đất canh tác đã phải ra thành phố làm những nghề chỉ cần lao động giản đơn nên không đủ tiền trang trải cho gia đình trong đó có việc học hành của con cháu!

Thấy tầm quan trọng của công nghiệp hóa nông nghiệp và cũng là câu nói bất hủ "Phi nông bất ổn" của danh nhân Lê Quý Đôn, đã bắt đầu có nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và đào tạo để người nông dân chuyển hóa thành công nhân nông nghiệp. Khi đã có nhiều dự án thì việc cần làm là xác định cho được mục tiêu chủ đạo, làm sao để mục tiêu đó tác động tích cực đến những mục tiêu của các dự án khác. Dù mục tiêu của những dự án có thể khác nhau nhưng theo chúng tôi mục tiêu chủ đạo nếu được hoàn thành phải là nâng cao thu nhập của người nông dân trên cơ sở xác định đúng cơ cấu sản xuất nói chung, cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi nói riêng để tăng năng suất và chất lượng các nông sản chiến lược, hạ giá thành sản xuất để từ đó nâng cao thu nhập cho người nông đân. Khi tiền đề ấy được xác lập thì những mục tiêu của các dự án khác sẽ nhận được những tác động tích cực và có những tác động tương hỗ nhất định vào mục tiêu chủ đạo.

Cái "cần câu" và "con cá" chúng ta vẫn thường nói chính ở ở chỗ đó! Đời sống chưa được cải thiện, thu nhập bằng tiền chưa tăng lên, con cháu chưa có những bộ quần áo chống rét, nỗi lo về những trận lũ kinh hoàng đang còn rình rập thì tác dụng của nhà văn hóa cũng hạn chế, các máy tính đắt tiền được nối mạng cũng chẳng ai dùng ngoài chức năng "một máy đánh chữ". Trong dự án "Xây dựng mô hình phát triển bền vững trên cồn cát hoang hóa ven biển" ở Hà Tĩnh số tiền viện trợ của tổ chức quốc tế không lớn nhưng nông dân đã tự tìm ra những "cần câu mới" rất đa dạng thông qua việc đầu tư vào những khâu sản xuất mũi nhọn bằng những đồng vốn của chính họ để tái sản xuất mở rộng, để nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất trồng trọt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các nông sản chiến lược.

Đề cập tới mục tiêu chủ đạo, thiết tưởng cũng cần nói đến "khái niệm" và "nội hàm" tương ứng. Thật vậy, khi nói về tính tất yếu khách quan của việc tích tụ ruộng đất, đâu có phải là để nông dân nhường quyền sử dụng đất cho những người giàu có để họ trở thành "người ly nông" mà trái lại để họ có điều kiện càng gắn bó với nghề nhưng với một quy trình sản xuất tiến bộ hơn, thu nhập cao hơn với vị thế mới là thành viên của một "hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới" hoặc cao hơn, phải là những cổ đông của "tập đoàn công - nông nghiệp khép kín" như một số doanh nhân nước ngoài đã đề xuất, khi luật đất đai có những thay đổi cơ bản, đứng hàng đầu là những chỉ tiêu về hạn điền.

Khi có chủ trương đúng, khi mục tiêu chủ đạo được xác định rõ ràng nhưng không quan tâm đến vấn đề tổ chức thực hiện bao gồm bộ máy, nhân sự và phương tiện cùng sự phối hợp đồng bộ giữa những tổ chức có liên quan thì kết quả cũng rất hạn chế, thậm chỉ không loại trừ cả thất bại. Có thể dẫn chứng sinh động về trách nhiệm chưa được công bố rõ ràng, đang gây bức xúc cao độ trong nhân dân về sự xuất hiện càng ngày càng nhiều những cái gọi là các "hố tử thần" ở một số thành phố.

Trong tổ chức thực hiện, nên chăng đã đến lúc không nên để tồn tại khái niệm "trách nhiệm tập thể "? Chính vì vậy, vai trò của người tư lệnh dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Người tư lệnh dự án phải được giao nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, vô luận có chức vụ cao hay thấp. Dự án phải là sản phẩm của một quyết định sáng suốt sau khi đã có những phản biện giàu trí tuệ và trong quá trình thực hiện cũng cần có sự giám sát thường xuyên để đề xuất những việc mới nẩy sinh để tiếp nhận những phản biện mới có chất lượng.

Trong quá trình thực hiện dự án vai trò của những tham mưu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo chúng tôi, tham mưu phải là người am hiểu nội dung và mục tiêu của dự án, vừa có tài, vừa có tâm, vô luận có hay chưa có, thậm chí sẽ không bao giờ có những học vị, học hàm. Nếu ý kiến tham mưu có tầm quan trọng đặc biệt thì việc tranh thủ ý kiến tham mưu theo đơn tuyến có giá trị không kém tác dụng của tham mưu theo tổ chức.

GS. TS Nguyễn Vy

NỘI DUNG KHÁC

Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

22-11-2010

Chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại đổ vào không nhiều.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

9-11-2010

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Luật Thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế để nâng cao ý thức của người trồng rau

21-10-2010

Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chỉ có biện pháp đó, người nông dân mới chịu đưa ruộng đất của mình hợp tác với nhà doanh nghiệp để sản xuất rau bảo đảm

Nông dân cần động lực mới

15-10-2010

TS Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn báo SGGP về vấn đề xây dựng nông thôn mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bản quyền giống: Thời cơ đã chín

15-10-2010

Hiện nay ở khắp miền Tây, thị trường cây, con giống luôn sôi động. Nhiều doanh nghiệp (DN) và cơ sở tư nhân đã tìm về mảnh đất màu mỡ này sản xuất, kinh doanh giống.

Hà Nội đã có sàn giao dịch kết nối cung-cầu nông nghiệp

15-10-2010

Thông qua hệ thống sàn kết nối, nông dân sẽ dễ dàng tìm được đối tác và các doanh nghiệp cũng dễ tập hợp được những sản phẩm đồng nhất, cũng như phát triển được nhiều vệ tinh, mở rộng mạng lưới thu mua, phân phối.

Xu thế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp

14-10-2010

Hợp tác giữa các chủ thể cùng tham gia vào bất kỳ một chuỗi sản xuất - tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó là để mang lại hiệu quả cao cho mỗi chủ thể.

Doanh nghiệp tự in hóa đơn: Rằng hay thì thật là hay...

12-10-2010

Cải cách lớn nhất trong Nghị định 51/CP chính là việc trao quyền cho doanh nghiệp tự in hóa đơn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 4 tháng là đến thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành mà vẫn còn nhiều vấn đề “treo” khiến doanh nghiệp lo lắng…

Ngành mía đường Việt Nam: ’Ăn đong’ từng vụ

12-10-2010

Niên vụ mía đường bắt đầu được hơn gần 1 tháng nay. Theo lẽ thường, giá đường sẽ giảm do nguồn cung dồi dào, thế nhưng năm nay, quy luật này đã bị phá vỡ.

Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ

4-10-2010

Muốn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa VN cần giải quyết tốt bài toán về vốn và nhân lực...

Chỉ tiêu kinh tế 2010: Lo nhập siêu, mừng xuất khẩu

4-10-2010

Nền kinh tế phục hồi khá nhanh song kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc…

Cây trồng biến đổi gen: Có thể giúp nông nghiệp vượt qua biến đổi khí hậu

1-10-2010

Sáng qua 30/9, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng với Đại sứ quán Mỹ tổ chức Hội thảo: "Công nghệ sinh học - Hướng phát triển cho tương lai".