ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

14/2: Chấm dứt độc quyền xuất khẩu gạo!

Ngày đăng: 17 | 01 | 2011

Bắt đầu từ ngày 14/2/2011, doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

    Nghị định mới sẽ giúp thị trường gạo ổn định hơn.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 44/2010/TT-BCT quy định chi tiết một số điều tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2011. Điểm mới nhất của hoạt động xuất khẩu gạo theo Thông tư 44/2010/TT-BCT là cho phép sự tham gia rộng rãi của doanh nghiệp xuất khẩu gạo với các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung.
Trước đây, việc thực hiện các hợp đồng tập trung này là đặc quyền của các thành viên VFA. Tuy nhiên, sắp tới, việc phân bổ sẽ căn cứ vào 3 yếu tố đã được Bộ Công thương quy định. Đó là thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 2 năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch; thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 2 năm gần nhất; và giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định, hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.
Ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký VFA khẳng định, các tiêu chí có tính chất tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đủ năng lực được tham gia các hợp đồng tập trung. Dù mở rộng đối tượng, song thị trường xuất khẩu khó có thể rối loạn do các tiêu chí đưa ra rõ ràng và sàng lọc được những doanh nghiệp tốt.
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp nhỏ không có gạo dự trữ, khi ký được hợp đồng, nhảy vào tranh mua lúa gạo nguyên liệu để “lướt sóng”, gây sốt ảo. Khi giá lúa hạ, các doanh nghiệp này ngừng xuất khẩu, gây khó khăn cho nông dân và các doanh nghiệp khác. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, Nghị định 109/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm nay sẽ giúp thị trường lúa gạo ổn định, sàng lọc doanh nghiệp xuất khẩu tốt. Cụ thể, Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp muốn tham gia xuất khẩu gạo, phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa; có ít nhất 1 cơ sở xay xát lúa gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ.
 
Trong năm 2011, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo dự báo chưa có nhiều biến động. (Ảnh minh họa).
 
Dù vậy, trong năm 2011, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo dự báo chưa có nhiều biến động, bởi Chính phủ cho phép các doanh nghiệp có lộ trình để chuẩn bị. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2011, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn giữ nguyên. Từ ngày 1/10/2011 đến tháng 9/2012, doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nhưng được phép đi thuê kho chứa và cơ sở xay xát. Sau thời gian này, doanh nghiệp nào không đủ điều kiện mới phải ngừng xuất khẩu.
Nghị định 109/2010/NĐ-CP cũng mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp xay xát, vốn có sẵn máy móc và kho tàng. Thế nhưng, hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn chưa đồng tình với quy định doanh nghiệp xuất khẩu phải có ít nhất 1 cơ sở xay xát lúa gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ. “Vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu phải có cơ sở xay xát, vì xay xát là lĩnh vực khá chuyên ngành. Vì vậy, cần có thêm thời gian để xác định tính khả thi và hiệu quả của quy định này” - ông Huệ cho biết.
Ngoài việc sàng lọc doanh nghiệp lướt sóng, phá giá thị trường, Nghị định 109/2010/NĐ-CP còn được xem là rào cản kỹ thuật hữu hiệu ngăn chặn cuộc tấn công của các doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường xuất khẩu gạo (năm 2011). Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia xuất khẩu gạo, phải có kho dự trữ và cơ sở xay xát như doanh nghiệp trong nước.
Ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia phân tích dự báo thị trường thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo, doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng tăng năng lực kho bãi, mạng lưới thu mua, dự trữ, bảo quản lúa gạo. Đồng thời, liên kết chặt chẽ với người nông dân để tổ chức vùng nguyên liệu, sản xuất các loại gạo chất lượng cao. Cũng theo ông Tiến, việc mở cửa thị trường xuất khẩu gạo cũng mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, khiến số lượng người mua tham gia thị trường nhiều hơn, giúp người nông dân có lợi thế hơn về giá.
Theo dự báo của ông Phan Huy Thông - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2011, sản lượng lúa của cả nước ước đạt 40 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với năm 2010, trong đó, xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn. “Nghị định 109/2010/NĐ-CP sẽ đưa hoạt động xuất khẩu gạo vào nề nếp. Người trồng lúa trên cơ sở đó, cũng được đảm bảo ổn định hơn” - ông Thông nhận định.
Theo Báo Công thương

NỘI DUNG KHÁC

“Chảo lửa” trên vùng mía nguyên liệu

27-12-2010

Sau khoảng 3 tháng canh tác, nông dân trồng mía ĐBSCL đang phấn khởi khi trúng mùa và trúng giá. Song đằng sau đó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu bền vững khi có sự “tranh chấp xâu xé” vùng nguyên liệu.

Lộn xộn ở vùng mía đường Lam Sơn

21-12-2010

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ ép là vùng nguyên liệu mía tại 3 NM đường ở Thanh Hoá diễn ra cảnh tượng tranh mua, tranh bán. Nếu theo cách nói của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT của Cty CP Mía đường Lam Sơn thì đó là “ăn cướp” vùng nguyên liệu của nhau.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam: hiệu quả và an toàn.

26-11-2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, song vẫn còn là một quốc gia nghèo với thu nhập GDP bình quân đầu người thấp và tiềm năng phát triển lớn chưa được khai thác.

Nông nghiệp phát triển bền vững: Không để các mục tiêu đối lập và phủ định lẫn nhau.

25-11-2010

Tất cả chúng ta đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch. Thế nhưng trong thực tế nơi này, chỗ kia do quy hoạch chưa có tính thuyết phục cao về khoa học và thực tiễn nên đã nẩy sinh những hệ quả đáng tiếc do đối lập giữa các mục tiêu, điển hình là giữa xã lũ cứu những nhà máy thủy điện với việc bảo đảm tính mạng, nhà cửa, mùa màng của dân vùng hạ lưu, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn về địa hình.

Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

22-11-2010

Chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại đổ vào không nhiều.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

9-11-2010

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Luật Thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế để nâng cao ý thức của người trồng rau

21-10-2010

Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chỉ có biện pháp đó, người nông dân mới chịu đưa ruộng đất của mình hợp tác với nhà doanh nghiệp để sản xuất rau bảo đảm

Nông dân cần động lực mới

15-10-2010

TS Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn báo SGGP về vấn đề xây dựng nông thôn mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bản quyền giống: Thời cơ đã chín

15-10-2010

Hiện nay ở khắp miền Tây, thị trường cây, con giống luôn sôi động. Nhiều doanh nghiệp (DN) và cơ sở tư nhân đã tìm về mảnh đất màu mỡ này sản xuất, kinh doanh giống.

Hà Nội đã có sàn giao dịch kết nối cung-cầu nông nghiệp

15-10-2010

Thông qua hệ thống sàn kết nối, nông dân sẽ dễ dàng tìm được đối tác và các doanh nghiệp cũng dễ tập hợp được những sản phẩm đồng nhất, cũng như phát triển được nhiều vệ tinh, mở rộng mạng lưới thu mua, phân phối.

Xu thế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp

14-10-2010

Hợp tác giữa các chủ thể cùng tham gia vào bất kỳ một chuỗi sản xuất - tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó là để mang lại hiệu quả cao cho mỗi chủ thể.

Doanh nghiệp tự in hóa đơn: Rằng hay thì thật là hay...

12-10-2010

Cải cách lớn nhất trong Nghị định 51/CP chính là việc trao quyền cho doanh nghiệp tự in hóa đơn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 4 tháng là đến thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành mà vẫn còn nhiều vấn đề “treo” khiến doanh nghiệp lo lắng…