ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu đồ gỗ: Tiềm năng và thách thức

Ngày đăng: 24 | 02 | 2011

Lâu nay, nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản… ít khi nhắc đến XK đồ gỗ.

Song con số 3,5 tỷ USD kim ngạch XK đồ gỗ năm 2010, đứng sau hàng thủy sản và trên cả XK gạo đã khiến chúng ta phải nhìn lại ngành XK tiềm năng này. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest) dự báo, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2011 có thể chạm mức 4 tỷ USD và con số này sẽ tăng lên 7 tỷ USD trong năm 2020.
Tiềm năng có nhiều
Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện cả nước có 64 nhà máy chế biến gỗ. Năm 2005, chỉ có 26 nhà máy. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng sản phẩm gỗ tăng 35%, với kim ngạch 3,5 tỷ USD (kế hoạch ban đầu ngành này đề ra là 3 tỷ USD). Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Vietforest, sản phẩm gỗ chế biến trở thành mặt hàng XK có kim ngạch thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Nếu xét trong ngành nông nghiệp thì XK đồ gỗ chiếm ngôi vị á quân, chỉ đứng sau XK thủy sản. Ông Quyền cho biết, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010, các thị trường XK đồ gỗ Việt Nam đều phục hồi đáng kể so với những năm trước. Đáng lưu ý là thị trường truyền thống như Mỹ đã tăng 15%, các nước EU tăng khoảng 8%. Doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam đã biết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nga, Ấn Độ, Trung Đông… Ngành đề ra mục tiêu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 35%/năm, dự kiến đến năm 2020 kim ngạch XK gỗ sẽ đạt mốc 7 tỷ USD. Có được kết quả trên là nhờ chính sách của Nhà nước, miễn thuế XK gỗ cho các doanh nghiệp, thị trường gỗ thế giới ngày càng mở rộng, các thị trường truyền thống phục hồi mạnh. Việt Nam đã vươn lên vị trí là nước cung cấp đồ gỗ nội thất thứ 3 thế giới tại thị trường Mỹ. Theo dự báo, nguồn tiêu thụ tại thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ sẽ ngày một tăng, đơn đặt hàng đang tăng theo. Còn tại thị trường Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, Indonesia, để cùng với Malaysia trở thành một trong hai nước XK đồ gỗ lớn nhất trong khu vực.
Thách thức không ít
XK đồ gỗ đang trên đà tăng trưởng, tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều luật mới tại các thị trường nhập khẩu chủ lực đang đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam. Cụ thể tại thị trường lớn nhất là Mỹ, đạo luật Lacey của nước này quy định về việc cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp gây trở ngại rất lớn cho ngành XK đồ gỗ Việt Nam. Các doanh nghiệp cho rằng, nếu một khi tuân thủ các quy định của đạo luật trên, giá gỗ nguyên liệu có thể tăng tới 30% và thời gian để có đủ lượng gỗ theo đúng hợp đồng sẽ cần nhiều thời gian hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và tính rủi ro cũng khá cao.
Một cơ sở sản xuất gỗ
Bên cạnh việc đối diện với những trở ngại từ các quy định, đạo luật, XK đồ gỗ Việt Nam còn phải đối diện với nhu cầu thị trường, giá cả, nhân công, ngoại tệ tăng… Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cho rằng, XK đồ gỗ Việt Nam năm nay vẫn là một ẩn số. Theo thống kê của Vietforest, số đơn đặt hàng XK gỗ của các doanh nghiệp có dấu hiệu giảm, tuy nhiên một vài thị trường mới sẽ có nhu cầu nhập khẩu tăng trong thời gian tới. XK đồ gỗ được đánh giá là tiềm năng lớn ngành nông nghiệp, song việc quản lý, chế biến, sản xuất cần được đặc biệt quan tâm. Để sản phẩm gỗ XK bền vững, ngành lâm nghiệp phải xác định được những chủng loại cây trồng phù hợp dành cho khai thác gỗ, cần xây dựng một chiến lược phát triển rừng bền vững. Nhiều chuyên gia lo ngại, sự ra đời ngày một nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ có thể dẫn đến tình trạng khó kiểm soát trong khai thác lâm sản. Nếu không quản lý chặt sẽ dẫn đến tình trạng khai thác rừng tràn lan, gây hậu quả ngiêm trọng. Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Tôn Quyền phân tích, việc gia tăng kim ngạch XK đồ gỗ không phải do nguồn nguyên liệu được lấy từ phá rừng, mà chủ yếu là do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ nước ngoài về để chế biến. Theo Vietforest, trong tổng số 2,3 triệu mét khối gỗ đã XK, chỉ có 700.000m3 khai thác tận thu từ rừng tự nhiên trong nước.
Hiện, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới và trong nước đang ngày một tăng, gỗ được coi là ngành XK chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ thì mặt trái của tăng trưởng ngành này sẽ tỷ lệ thuận với nạn chặt phá rừng. Để ngành gỗ phát triển bền vững, nhà nước chỉ đạo các cơ quan liên ngành cần xây dựng một chính sách phát triển ngành hiệu quả.

Theo báo Hà nội mới

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo - Bài toán tính kỹ với doanh nghiệp

24-2-2011

Diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp trên toàn cầu đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia là một trong những yếu tố chính tác động đến thị trường và giá gạo xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2011.

14/2: Chấm dứt độc quyền xuất khẩu gạo!

17-1-2011

Bắt đầu từ ngày 14/2/2011, doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

“Chảo lửa” trên vùng mía nguyên liệu

27-12-2010

Sau khoảng 3 tháng canh tác, nông dân trồng mía ĐBSCL đang phấn khởi khi trúng mùa và trúng giá. Song đằng sau đó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu bền vững khi có sự “tranh chấp xâu xé” vùng nguyên liệu.

Lộn xộn ở vùng mía đường Lam Sơn

21-12-2010

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ ép là vùng nguyên liệu mía tại 3 NM đường ở Thanh Hoá diễn ra cảnh tượng tranh mua, tranh bán. Nếu theo cách nói của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT của Cty CP Mía đường Lam Sơn thì đó là “ăn cướp” vùng nguyên liệu của nhau.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam: hiệu quả và an toàn.

26-11-2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, song vẫn còn là một quốc gia nghèo với thu nhập GDP bình quân đầu người thấp và tiềm năng phát triển lớn chưa được khai thác.

Nông nghiệp phát triển bền vững: Không để các mục tiêu đối lập và phủ định lẫn nhau.

25-11-2010

Tất cả chúng ta đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch. Thế nhưng trong thực tế nơi này, chỗ kia do quy hoạch chưa có tính thuyết phục cao về khoa học và thực tiễn nên đã nẩy sinh những hệ quả đáng tiếc do đối lập giữa các mục tiêu, điển hình là giữa xã lũ cứu những nhà máy thủy điện với việc bảo đảm tính mạng, nhà cửa, mùa màng của dân vùng hạ lưu, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn về địa hình.

Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

22-11-2010

Chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại đổ vào không nhiều.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

9-11-2010

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Luật Thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế để nâng cao ý thức của người trồng rau

21-10-2010

Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chỉ có biện pháp đó, người nông dân mới chịu đưa ruộng đất của mình hợp tác với nhà doanh nghiệp để sản xuất rau bảo đảm

Nông dân cần động lực mới

15-10-2010

TS Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn báo SGGP về vấn đề xây dựng nông thôn mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bản quyền giống: Thời cơ đã chín

15-10-2010

Hiện nay ở khắp miền Tây, thị trường cây, con giống luôn sôi động. Nhiều doanh nghiệp (DN) và cơ sở tư nhân đã tìm về mảnh đất màu mỡ này sản xuất, kinh doanh giống.

Hà Nội đã có sàn giao dịch kết nối cung-cầu nông nghiệp

15-10-2010

Thông qua hệ thống sàn kết nối, nông dân sẽ dễ dàng tìm được đối tác và các doanh nghiệp cũng dễ tập hợp được những sản phẩm đồng nhất, cũng như phát triển được nhiều vệ tinh, mở rộng mạng lưới thu mua, phân phối.