ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp cà phê ngoại đang chiếm thị trường nội

Ngày đăng: 02 | 03 | 2011

Từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước như ngồi trên lửa khi xuất hiện hàng chục doanh nghiệp nước ngoài xây dựng mạng lưới thu mua tới tận trang trại của nông dân các tỉnh Tây Nguyên.

Trong hai tháng đầu năm 2011, giá cà phê giao dịch trên thị trường London tăng 260 USD/tấn, từ 2.082 USD/tấn lên 2.342 USD/tấn (ngày 22/2).

Theo Bộ NN&PTNT, lượng cà phê xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay đạt 225.000 tấn, đạt kim ngạch 438 triệu USD, tăng 2,2% về lượng nhưng tăng 40,4% về giá trị so với cùng kỳ 2010. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Ông Trần Viết Thuận, một hộ dân trồng cà phê tại thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, năm nay trên địa bàn huyện xuất hiện khá nhiều đơn vị thu mua là doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù chưa mua trực tiếp từ tay nông dân, vẫn thông qua hệ thống thương lái.

Theo ông Thuận, việc mua bán dễ dàng, nếu như trước đây dân bán cho các công ty trong nước nhanh nhất cũng phải từ ba đến bốn ngày mới được nhận tiền, thì nay bán cho các đầu mối của doanh nghiệp nước ngoài chỉ một đến hai ngày là được nhận tiền. “Hơn nữa giá bán còn nhỉnh hơn so với mặt bằng giá trên thị trường, ai mua giá cao thì chúng tôi bán…”- ông Thuận nói.

Giới kinh doanh cà phê trong nước cho rằng, sự có mặt của doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần làm cho giá cà phê được đẩy lên mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nông dân được hưởng lợi, nhưng giới kinh doanh lo ngại nếu tình hình kéo dài thì doanh nghiệp cà phê trong nước ít còn khả năng tham gia thị trường nữa, vì khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế các DN kinh doanh nông sản nội cần có sự liên kết, hỗ trợ để không bị DN ngoại lấn lướt.

 

Gạo và cà phê là hai mặt hàng được giới kinh doanh nông sản chú ý nhất hiện nay. Trong khi gạo là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp nước ngoài muốn vào phải đáp ứng các điều kiện (kho chứa, vận chuyển…) thì cà phê lại không có được sự tự vệ đó.

Tuy nhiên, Hiệp hội Cà phê VN (VICOFA) cho rằng theo quy định hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài có quyền kinh doanh xuất khẩu cà phê tại VN nhưng không gồm quyền tổ chức mạng lưới thu gom hàng hóa tại VN để xuất khẩu.

Agroinfo - Theo Báo Tiền phong

Nguồn:http://www.info.vn/kinh-te/kinh-doanh/53227-Doanh-nghiep-ca-phe-ngoai-dang-chiem-thi-truong-noi.html

 

NỘI DUNG KHÁC

Năng lực cạnh tranh: Bỏ qua hộ KD cá thể

28-2-2011

Hàng năm, VCCI luôn công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI về môi trường đầu tư dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số PCI hoàn toàn bỏ qua khu vực hộ kinh doanh cá thể là những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

Xuất khẩu đồ gỗ: Tiềm năng và thách thức

24-2-2011

Lâu nay, nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản… ít khi nhắc đến XK đồ gỗ.

Xuất khẩu gạo - Bài toán tính kỹ với doanh nghiệp

24-2-2011

Diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp trên toàn cầu đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia là một trong những yếu tố chính tác động đến thị trường và giá gạo xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2011.

14/2: Chấm dứt độc quyền xuất khẩu gạo!

17-1-2011

Bắt đầu từ ngày 14/2/2011, doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

“Chảo lửa” trên vùng mía nguyên liệu

27-12-2010

Sau khoảng 3 tháng canh tác, nông dân trồng mía ĐBSCL đang phấn khởi khi trúng mùa và trúng giá. Song đằng sau đó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu bền vững khi có sự “tranh chấp xâu xé” vùng nguyên liệu.

Lộn xộn ở vùng mía đường Lam Sơn

21-12-2010

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ ép là vùng nguyên liệu mía tại 3 NM đường ở Thanh Hoá diễn ra cảnh tượng tranh mua, tranh bán. Nếu theo cách nói của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT của Cty CP Mía đường Lam Sơn thì đó là “ăn cướp” vùng nguyên liệu của nhau.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam: hiệu quả và an toàn.

26-11-2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, song vẫn còn là một quốc gia nghèo với thu nhập GDP bình quân đầu người thấp và tiềm năng phát triển lớn chưa được khai thác.

Nông nghiệp phát triển bền vững: Không để các mục tiêu đối lập và phủ định lẫn nhau.

25-11-2010

Tất cả chúng ta đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch. Thế nhưng trong thực tế nơi này, chỗ kia do quy hoạch chưa có tính thuyết phục cao về khoa học và thực tiễn nên đã nẩy sinh những hệ quả đáng tiếc do đối lập giữa các mục tiêu, điển hình là giữa xã lũ cứu những nhà máy thủy điện với việc bảo đảm tính mạng, nhà cửa, mùa màng của dân vùng hạ lưu, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn về địa hình.

Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

22-11-2010

Chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại đổ vào không nhiều.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

9-11-2010

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.

Luật Thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế để nâng cao ý thức của người trồng rau

21-10-2010

Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chỉ có biện pháp đó, người nông dân mới chịu đưa ruộng đất của mình hợp tác với nhà doanh nghiệp để sản xuất rau bảo đảm

Nông dân cần động lực mới

15-10-2010

TS Đặng Kim Sơn trả lời phỏng vấn báo SGGP về vấn đề xây dựng nông thôn mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.