ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

XUẤT KHẨU TÔM CÁ VÀO MỸ: Mừng cho tôm, buồn cho cá tra

Ngày đăng: 04 | 03 | 2011

Hôm qua (3.3), ông Trương Đình Hoè - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho hay, theo công bố sơ bộ mới đây của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 5 với tôm đông lạnh Việt Nam thì mức thuế đều giảm so với mức thuế CBPG lần thứ 4.

Nhưng con tôm vừa hé “ánh sáng” thì mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố dự thảo Luật Thanh tra và phân loại cá da trơn nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát mới đối với cá da trơn sản xuất hoặc nhập khẩu vào Mỹ.
Bức xúc của DN Việt Nam có cơ sở
Ông Hòe cho biết, mức thuế CBPG của các Cty thuộc diện xem xét hành chính lần thứ 5 giai đoạn từ ngày 1.2.2009 đến 31.1.2010 đối với tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam đều giảm so với mức thuế CBPG lần thứ 4 (giai đoạn từ 1.2.2008 đến 31.1.2009). Theo đó, 3 “đại gia” là Nha Trang Seaproduct Company được giảm thuế xuống mức tối thiểu 0%, Minh Phu Seafood Group được giảm từ 2,95% xuống 1,67%, Camimex được giảm từ 3,92% xuống 1,36%. 29 Cty khác như C.P. Vietnam, Cuu Long Seapro, Seaprodex, Phu Cuong Jostoco Corp... được giảm thuế từ mức trung bình 3,92% xuống còn 1,52%...
Vasep khẳng định cá tra Việt Nam là loài ba sa (swai) hoặc tra (pangasiidae).
 
Trước đó tại kết quả xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam lần thứ 4, áp dụng cho tôm vào Mỹ giai đoạn 1.2.2008-31.1.2009 công bố lần đầu thì chỉ có duy nhất Cty Minh Phú được giảm thuế từ 3,27% xuống 2,96%, còn lại hầu như đều tăng gần gấp đôi. 3 Cty là Minh Phú Seafood, Nha Trang Seaproduct và Minh Hải Seafoods đã đệ trình phản hồi về một số vấn đề trong quyết định của DOC.
Sau khi xem xét và phân tích phản hồi từ phía các Cty, DOC đã ghi nhận những sai sót này và tính toán lại mức thuế CBPG cho 3 Cty trên. Tuy nhiên sau khi đính chính sửa đổi của kết quả lần thứ 4 này thì thuế áp cho Nha Trang Seaproduct dù thấp hơn mức cũ nhưng vẫn ở mức cao nhất trong số doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ (4,89%). Các DN tiếp tục những kiến nghị. “Đây mới là kết quả sơ bộ lần thứ 5 chưa phải là quyết định chính thức. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận việc DOC đã xem xét những kiến nghị của Vasep và cũng chứng minh những chứng lý phía Việt Nam đưa ra là có cơ sở!” - ông Hoè nói!
Phập phồng số phận cá tra
Theo Vasep, con tôm đã có chút tương lai sáng sủa. Tuy nhiên với số phận con cá tra thì rất lo. Cái lo thứ nhất, hiện tại, các DN xuất khẩu đang hồi hộp chờ DOC công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 6 thuế CBPG dự kiến vào giữa tháng 3 này. Nỗi lo thứ 2, mới đây Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố dự thảo Luật Thanh tra và phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu. Theo đó, các sản phẩm ghi nhãn “catfish” phải theo tiêu chuẩn thanh tra của Cơ quan Thanh tra và an toàn thực phẩm Mỹ (FSIS).
Theo ông Hòe, tuy dự thảo luật trên không nói rõ cá tra (được nuôi phổ biến ở Việt Nam, một loài giống với cá da trơn hay catfich) có nằm trong dự luật cuối cùng hay không; tuy nhiên nhiều DN cũng không khỏi lo ngại. Bởi USDA vẫn đang tham khảo các bên có liên quan về việc có đưa cá tra, ba sa vào định nghĩa “catfish” theo đạo luật Farm Bill 2008 hay không. Mà theo quan điểm của FSIS, mặc dù việc định nghĩa cá da trơn vẫn chưa được thực hiện, nhưng một khi định nghĩa đã được ấn định trong dự luật cuối cùng, thì bất kỳ nhà sản xuất cá da trơn nước ngoài nào cũng sẽ phải tuân theo các quy trình, thủ tục của FSIS.
Theo Vasep, trong dự luật năm 2002 của Mỹ đã nêu rõ chỉ có cá họ Ictaluridae mới được gọi là cá da trơn, còn cá tra Việt Nam được biết tới là loài ba sa (swai) hoặc tra (pangasiidae). Vì vậy, Vasep đang cung cấp các bằng chứng để USDA không đưa cá tra, ba sa của Việt Nam vào định nghĩa nói trên.
AGROINFO – Theo Báo Lao Động

Nguồn:http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Mung-cho-tom-buon-cho-ca-tra/34774

NỘI DUNG KHÁC

Thiếu nguyên liệu cá tra: Nhà máy hoạt động cầm chừng

3-3-2011

Tại ĐBSCL, do nguồn cung thiếu hụt, giá cá tra nguyên liệu lên đến trên 25.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Hằng ngày, nhân viên của từng doanh nghiệp liên tục rảo qua các vùng nuôi tìm mua cá đang tới lứa thu hoạch. Lượng cá nuôi trong dân không còn bao nhiêu nên đơn vị nào cũng tranh mua, thay nhau đẩy giá cá vượt mức 25.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp cà phê ngoại đang chiếm thị trường nội

2-3-2011

Từ đầu năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước như ngồi trên lửa khi xuất hiện hàng chục doanh nghiệp nước ngoài xây dựng mạng lưới thu mua tới tận trang trại của nông dân các tỉnh Tây Nguyên.

Năng lực cạnh tranh: Bỏ qua hộ KD cá thể

28-2-2011

Hàng năm, VCCI luôn công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI về môi trường đầu tư dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số PCI hoàn toàn bỏ qua khu vực hộ kinh doanh cá thể là những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

Xuất khẩu đồ gỗ: Tiềm năng và thách thức

24-2-2011

Lâu nay, nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực trong nông nghiệp người ta thường nói đến XK gạo, cà phê, điều, thủy sản… ít khi nhắc đến XK đồ gỗ.

Xuất khẩu gạo - Bài toán tính kỹ với doanh nghiệp

24-2-2011

Diễn biến thời tiết, thiên tai phức tạp trên toàn cầu đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia là một trong những yếu tố chính tác động đến thị trường và giá gạo xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2011.

14/2: Chấm dứt độc quyền xuất khẩu gạo!

17-1-2011

Bắt đầu từ ngày 14/2/2011, doanh nghiệp tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

“Chảo lửa” trên vùng mía nguyên liệu

27-12-2010

Sau khoảng 3 tháng canh tác, nông dân trồng mía ĐBSCL đang phấn khởi khi trúng mùa và trúng giá. Song đằng sau đó đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu bền vững khi có sự “tranh chấp xâu xé” vùng nguyên liệu.

Lộn xộn ở vùng mía đường Lam Sơn

21-12-2010

Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ ép là vùng nguyên liệu mía tại 3 NM đường ở Thanh Hoá diễn ra cảnh tượng tranh mua, tranh bán. Nếu theo cách nói của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT của Cty CP Mía đường Lam Sơn thì đó là “ăn cướp” vùng nguyên liệu của nhau.

Ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam: hiệu quả và an toàn.

26-11-2010

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, song vẫn còn là một quốc gia nghèo với thu nhập GDP bình quân đầu người thấp và tiềm năng phát triển lớn chưa được khai thác.

Nông nghiệp phát triển bền vững: Không để các mục tiêu đối lập và phủ định lẫn nhau.

25-11-2010

Tất cả chúng ta đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch. Thế nhưng trong thực tế nơi này, chỗ kia do quy hoạch chưa có tính thuyết phục cao về khoa học và thực tiễn nên đã nẩy sinh những hệ quả đáng tiếc do đối lập giữa các mục tiêu, điển hình là giữa xã lũ cứu những nhà máy thủy điện với việc bảo đảm tính mạng, nhà cửa, mùa màng của dân vùng hạ lưu, đặc biệt ở những nơi có độ dốc lớn về địa hình.

Thực tiễn phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

22-11-2010

Chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại đổ vào không nhiều.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vấn đề tam nông

9-11-2010

Lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội loài người bắt đầu từ việc con người tận hưởng những tặng vật của tự nhiên và tác động vào tự nhiên. Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.